Cà Phê Đen V [Lưu trữ] – Trang 3

Các bạn đang xem chủ đề về : “Cà Phê Đen V [Lưu trữ] – Trang 3”

Đánh giá về Cà Phê Đen V [Lưu trữ] – Trang 3


Xem nhanh
[ LIVE CỜ TƯỚNG ] Bằng Thành bôi 2023 | Vòng 5 | Thăng Long Kỳ Đạo #LiveCoTuong #BangThanhBoi #ThangLongKyDao

Kết quả vòng 3 Bằng Thành bôi 2023:

Nhánh thắng:

Vương Thiên Nhất thắng Tạ Tịnh
Hồng Trí thắng Hứa Quốc Nghĩa

Nhánh thua:

- Hoàng Trúc Phong Thắng Lục Vỹ Thao
- Thân Bằng Thắng Hoàng Hải Lâm
- Uông Dương Thua Thua Tào Nham Lỗi
- Triệu Kim Thành Thắng Vương Vũ Bác

Như vậy Lục Vỹ Thao, Hoàng Hải Lâm, Uông Dương, Vương Vũ Bác bị loại

Vòng 4 14h30 27/2/2023

Chung kết nhánh thắng: Vương Thiên Nhất vs Hồng Trí

Bán kết nhánh thua: Hoàng Trúc Phong vs Triệu Kim Thành, Tạ Tịnh vs Hứa Quốc Nghia, Tào Nham Lỗi vs Thân Bằng.

.::Thăng Long Kỳ Đạo::. Diễn đàn người yêu cờ > Giải trí > Quán cóc vỉa hè > Cà Phê Đen V

PDA

View Full Version : Cà Phê Đen V

Trang : 1 2 [3] 4

Thợ Điện

03-03-2016, 01:16 AM

Tập được gần nửa bài rồi sướng quá .Tôi quen Marisa Gomez khoảng 5 năm ,mỗi lần cô qua Mỹ trình diễn tôi đều đặn đi nghe ,sau đó những giờ rảnh thường đưa cô đi thăm viếng thành phố ,có khi lên Las Vegas chơi vì tôi có thẻ hội viên Diamond của các sòng bài nên thường vào ăn free ở những chỗ phục vụ đặc biệt ,có phòng ăn riêng bồi phục vụ tận tình .Cũng phải thôi vì mình đã thua nó nhiều tiền rồi ,chiêu đãi mình chút xíu nhằm nhò gì

Lần đầu nghe cô chơi Los Mareados Tôi sững sờ vì hay quá ,tôi hỏi ngay Gomez soạn bài này hả ? cô ấy trả lời không phải bài của Bậc thầy Maximo Pujol chuyển soạn .Bài này tôi đã chơi qua của Anibal Arias soạn hay bài của Ruben chocho Ruiz nhưng quả tình không sánh được với bài của Pujol ,ông viết bằng thứ ngôn ngữ trầm lắng mơ màng ,nhịp điệu chậm gợi lại mối tình xa xưa ,những cuộc tình ra đi không bao giờ trở lại

Thèm quá tôi hỏi ngay -Cho tôi xin phép bài này được không ,cô ấy cười trả lời -không được đâu ông phải tự hỏi Pujol

Tôi cũng hơi quê quê trong bụng ,vẫn còn cái lối suy nghĩ tầm thường .Mình làm cho nó thường xuyên mà chỉ mỗi bản photcopy cũng từ chối

tuy nhiên ,vì ham quá nén bực bội trong lòng hỏi tiếp .Tôi làm sao liên hệ được với ông ấy .Một đàng là đại nghệ sĩ cả thế giới chào đón ,một đàng là thằng già vô danh

Gomez cười nói -Tôi có email ông ấy đây ông phải thử thôiTự ái nổi lên cóc cần mày nữa tao sẽ viết ,nhưng nói vậy thôi chứ cũng chẳng tự tin gì lắm .Viết sao bây giờ ? viết thư tán gái thì dễ chứ viết cho đại nghệ sĩ chắc gì đã được đọc hay bị quăng vô thùng rác quá .Thôi kệ vứt thùng rác cũng được mình sẽ có cớ nói với Gomez -Thấy chưa tao làm hết sức rồi có được đâu .Lúc đó nó không thể từ chối mình nữa .Ham quá phải chịu nhục hình chứ biết sao bây giờ

Uống vài chén cho phê phê rồi lấy giấy bút ra

Thưa thầy

Tôi chỉ là một gã chơi guitar về già nhưng khi nghe bản Los Mareados của thầy tôi sững sờ .chắc là thầy đã phải ý thức được bước đi khốc liệt của thời gian trên giòng sông loáng bạc ( Río de la Plata) Những hợp âm đẹp như một bài thơ trên nền tiết tấu chậm

Tôi rất xúc động ,ước gì tôi có bản nhạc đó để trân trọng lần mò những hợp âm ,tha thiết như đang khoả thân một thiếu nữ và khi mảnh vải cuối cùng đã tuột ra .Tôi chỉ muốn bật khóc để tạ ơn thượng đế đã gửi gấm đến tôi một pho tượng tuyệt mĩ .Tôi chẳng làm gì đáng để được ân sủng này nhưng vẫn ước mơ .Chào thầy

Một tiếng sau đã nhận được thư trả lời và bản nhạc chép tay .Thủ bút của người đại nghệ sĩ tài hoa

Chợt thấy hết giận Gomez mà hiểu thêm văn hoá chủng tộc khác Privacy là cái gì cực kì trang trọng

Marisa Gomez có tiếng đàn rất sâu lắng mời các ông nghe El dia que me quieras ( ngày em biết yêu anh ) cũng với tiếng hát Cigala tiếng hát flamenco bậc nhất hiện nay cùng với tiếng đệm đàn của Dominguez một quái kiệt Tango

WoM26FY_dyg

4qISQJKLJtk

ChienKhuD

03-03-2016, 10:43 AM

Ông Thợ viết thư độc quá. Tuy gọi là thầy nhưng tâm thức và trải nghiệm có phần hơn. Ông ấy cũng xúc động không kém phải vội reply với tất cả sự trân trọng.

Tôi đọc thư ông cũng mê quá. Tiếng Anh mình kém chỉ quanh quẩn với vốn từ dành cho dân kỹ thuật rất mong có cơ hội được xem nguyên bản tiếng Anh để học hỏi. Giờ kêu tôi dịch sang tiếng Anh thì có nước… chết.

Nhắc mới nhớ, trước tết ông tôi có nhờ tôi dịch sang tiếng Anh văn bản mà ông soạn nhưng xem xong tôi lắc đầu chạy thẳng. Từ ngữ sử dụng cho Đạo giáo vốn chỉ thường nhật ở phương Đông, đọc tiếng Việt (Hán-Việt) còn không hiểu làm sao mà dịch nổi.

roamingwind

05-03-2016, 12:06 AM

Té ra không những có tôi có ý nghĩ dọn đi nếu Trump thắng cử tổng thống. Vài tiếng đồng hồ sau khi Trump thắng lớn ngày Super Tuesday, trên google câu hỏi “how can I move to Canada (làm thế nào để dọn qua Canada)” nhảy vọt lên 350% so với lúc trước. Đám người ôn hoà, chuộn tự do, đang kiếm chổ để có chuyện gì chạy, và láng giền Canada là gần nhất. Riêng tôi thì đã bảo vợ hiền xem giá nhà cửa bên Norway thế nào.Bên Canada thì dùng cơ hội để quãng cáo, cái đảo nhỏ xíu nàyhttp://cbiftrumpwins.com/#intro viết lên “Nếu Trump thắng, dọn tới đây”.

Bác Lâm tài ngôn ngữ hay quá nên làm quen được thường xuyên nhân vật độc đáo.

ChienKhuD

05-03-2016, 02:30 PM

Trump mà lên chắc hãng Apple cũng dọn đi luôn. Ông ta mạnh miệng tẩy chay Quả Táo khi từ chối hợp tác với FBI mở “cửa hậu” trên iDevice.

ChienKhuD

08-03-2016, 11:59 AM

Không biết ông Thợ đã tập xong bài Los Mareados chưa. Sợ ông mê quá dãn ngón lại trật tay…

Thợ Điện

08-03-2016, 12:57 PM

Oa chà oa chà Ông tha lỗi tôi có bao giờ gọi phone đâu ,phone mình có khi vứt hết pin rồi lại dùng phone các bà gọi đâu đó xong lại quên mất

Hôm nãy đi đến thăm ông Toàn bạn cũ ,đã tịch chiều nay .Tôi với ông ấy là chỗ thân tình kỉ niệm không ít ,lúc khác kể

Tôi chắc ông D khoái nghe Anlia Rego hơn cùng một bài Los Mareados mà Ruben Chocho Ruiz lại soạn kiểu khác ,phóng đãng ,đam mê pha lẫn phong vị giang hồ của những cú chạy ngón điên đảo lòng người .Mời ông nghe nhé .Ông phải chơi đàn và yêu đàn như Bá Nhỡ dưới đây mới gọi là tay chơi

_Z1gGMstlrY

]Tặng ông Toàn xồm ,hết đau lưng chưa ông[/I]

Liên Bang Mỹ chiếm diện tích gần 30 lần VN, rừng núi bạt ngàn, kỳ hoa dị thảo…Động vật cũng phong phú, sư tử, gấu, báo, bò rừng, nai…Cả một vùng rừng núi bao la lại không có chỗ dành cho loài động vật tinh khôn chuyên leo trèo: Loài Khỉ.

Tuy không có khỉ nhưng người Mỹ đem thường xuyên loại khỉ nuôi trong sở thú. Tiếng Mỹ gọi Monkeys là khỉ có đuôi, Apes là khỉ không đuôi. Hai từ này nhiều khi còn hàm ý kỳ thị chủng tộc.

Tiếng Mỹ nghèo nàn, tôi tìm thấy một câu chỉ tính hay bắt chước của loài khỉ: “ Monkey see – Monkey do”. Đại khái thấy tỉnh này xây tượng đài, tỉnh kia cũng cố có tượng đài…Bắt chước như…Khỉ!!

thường xuyên điều chẳng hay ho, người dành cho khỉ: mặt nhăn như khỉ, rung cây nhát khỉ, nuôi khỉ dòm nhà…

Nói thế nhưng người lại lợi dụng trí khôn của khỉ dậy khỉ làm trò mua vui, nào là gánh nước kéo xe, phì phèo thuốc lá. Người tàn ác cho khỉ dùng ma túy rồi nghiện trở thành nô lệ, bắt leo núi cao hái trà quý ( Hầu Trà), múa may giống khỉ ( Hầu Vũ), dụng quyền cước như khỉ ( Hầu Quyền)…

Khỉ còn bị thay người trong thí nghiệm dược phẩm mới có khả năng gây nguy hiểm, nhốt trong phi thuyền đẩy lên không gian…

Cuối cùng, người đem khỉ nấu cao, gọi là cao khỉ. Người ăn óc khỉ. Món ăn “ông hưởng bà khen”. Bà tìm lại thuở xuân thì…

Thi nhân Bùi Giáng lại chán làm…người, tự nhận mình là Đười Ươi Thi sĩ:

Ấy là thơ thuở chưa điên

Ở trong dấu ngoặc quàng xiên reo cười

Bây giờ xoang điệu đười ươi

Diệu hoa lầu các ngậm ngùi dấn thân.

Đồng loại với khỉ là Vượn. Vượn mảnh mai hiền từ. Ngàn năm xưa, người Trung Hoa dùng hình ảnh vượn chỉ người quân tử.

Hình ảnh vượn trong thi ca Việt lại rất buồn:

Má ơi đừng gả con xa

Ve kêu vượn hú biết nhà má đâu?

“ Cô vượn gầy” trong truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân lại là nguyên nhân gây hận tình bi thảm mê cuồng.

Lãnh Út, chủ nhân ấp Mê Thảo nhận tin sét đánh: Hôn thê của Lãnh đã tử nạn do tầu hỏa bị lật. Lãnh điên cuồng thù hận…văn minh kỹ thuật, ghét lây đến cả chiếc bật lửa dân ấp dùng hút thuốc lào, nhóm bếp…Lãnh ngày đêm tìm quên trong men rượu, Lãnh để nguyên khu đất rộng dựng Tửu Phần, đặt tên từng loại rượu như Vô Cố Nhân, Mê Thảo Hầu… loại rượu Lãnh thường uống mang tên Ức Sấu Viên. Ức Sấu Viên có nghĩa Nhớ Vượn Gầy…bởi lúc còn sống, hôn thê xin phéph đẹp thường làm thơ bút hiệu Sấu Viên, như thân hình nàng mảnh mai đài các.

Lãnh gọi danh họa vẽ chân dung nàng để trong phòng, thiếu nữ áo trắng kỳ ảo liêu trai. Có những đêm rượu say, Lãnh khóc. Lãnh rú lên như tiếng vượn hú âm vang ma quái lửng lơ trên những nương dâu trĩu sương đêm.

Công việc trong ấp một tay quản gia Bá Nhỡ lo toan. Bá Nhỡ mang ơn chủ cứu tử, sớm hôm nhọc nhằn. Buổi tối lại cận kề ngồi hầu rượu chủ.

Một lần, Lãnh uống đến lúc đêm dần tàn. Lãnh mang kiếm ra vườn chuối sau nhà chém ngang các thân cây làm kinh động cả ấp.

Sau ngày làm giỗ tròn năm cho Sấu Viên. Lãnh bỗng nhiên bỏ rượu, ngưng than khóc nhưng… tịnh khẩu. Cần gì viết ra giấy. Bá Nhỡ càng kinh sợ hơn, chỉ mong chủ uống rượu trở lại.

Tròn năm, một hôm soi gương thấy mình tiều tụy vô hồn. Lãnh sợ hãi đập tan chiếc gương. Lãnh cất tiếng gọi Bá Nhỡ: “cho ta rượu…”Bá Nhỡ cả mừng, mong chủ hồi sinh bắt tay giao hòa cuộc sống…Vò rượu Ức Sấu Viên mang đến…Bá Nhỡ kể chuyện cũ tích xưa, Bá Nhỡ gẩy đàn ca hát. Tuy đã lâu xa câu hát điệu đàn nhưng giọng hát vẫn trong, cung đàn vẫn ngọt…Lãnh buột miệng:” Hãy đi tìm cô Tơ, ta muốn nghe lại tiếng ca thuở trước”.

Cô Tơ, danh ca một thời nức tiếng kinh thành, đã lâu bặt tiếng, chẳng biết phiêu bạt nơi đâu. Bá Nhỡ sai gia nhân đi khắp nơi tìm tung tích Tơ cho vừa ý chủ. Cuối cùng Bá Nhỡ tìm ra Tơ, nàng đã trở về làng xưa vui với ruộng đồng.

Tơ kể:” Tơ gặp trang công tử có tiếng đàn ma mị, lúc êm như tơ, lúc quay cuồng vũ bão. Tiếng đàn khiến chim muông im tiếng, sỏi đá cựa mình cất tiếng hát ca. Người ta đồn rằng, đàn làm bằng gỗ quý, là mặt áo quan của trinh nữ xinh tươi mệnh bạc…Tài tử giai nhân cảm nhau qua giọng hát tiếng đàn kết thành duyên nợ.Tơ duyên bẽ bàng, thời gian sau, Chánh Thú chồng Tơ đột ngột từ giã cõi đời. Tơ đau đớn giã nghiệp cầm ca trở về quê cũ. Tơ lập bàn thờ, đặt cây đàn đáy cạnh bàn thờ chồng. Thề từ nay giã từ xênh phách, im tiếng hát ca, trừ khi có kẻ dám cầm cây đàn của chồng…Cây đàn ma quái, mỗi khi trái gió trở trời, hoặc gần ngày giỗ Chánh Thú, mặt đàn bỗng ẩm ướt như đổ mồ hôi, thùng đàn bật âm như tiếng thở dài.

Tưởng đã yên sống, bỗng một hôm có khách phương xa ghé nhà. Khách tự giới thiệu là người yêu đàn, chỉ mong được một lần trong đời được cầm cây đàn của danh cầm Chánh Thú.

Tơ nghĩ ngợi mãi, khách cứ vật nài. Cuối cùng chiều ý, cũng để thử lời nguyền tai họa kia.… Khách dạo đàn, Tơ nhận ra tiếng đàn rất chín, Tơ nín lặng đã lâu, nay như con chim ngứa cổ thèm hát. Tơ cất tiếng…Nhưng chỉ vừa hát xong câu đầu:”Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê”, tiếng đàn bỗng ngưng. Dây đàn đã đứt. Toàn thân khách co giật rồi bất động, nước da tái ngắt. Tơ nhận ra nửa người khách bị liệt…”

Bá Nhỡ ngắt lời Tơ: “Như vậy có nghĩa kẻ nào dám sử dụng cây đàn này sẽ thương tổn cơ thể hoặc phải chết?” Tơ lặng yên gật đầu.

Bá Nhỡ trở về ấp Mê Thảo, trằn trọc thao thức thường xuyên đêm bạc cả mái đầu. Cuối cùng quyết đền ơn chủ cứu tử cho dù phải gục chết trong phím tơ đàn. Ngày nọ, Bá Nhỡ ra đi từ tinh sương, hẹn Lãnh buổi chiều gặp tại nhà Tơ. Tơ hát Bá Nhỡ đàn, Lãnh nhịp trống…Lãnh vui, sai gia nhân chuẩn bị võng điều.

Tơ ngỡ ngàng thấy Bá Nhỡ bước vào nhà. Bá Nhỡ tả tình cảnh chủ ấp Mê Thảo,Lãnh chỉ mong thêm một lần được nghe Tơ hát. Bá Nhỡ vật nài…Vừa lúc ấy Lãnh đến chuếnh choáng men say!!

Biết không thể ngăn ước vọng của khách, Tơ chỉ biết khấn vong linh chồng xin xóa bỏ lời nguyền…

Tiếng đàn ngân, Tơ nhận ra thanh âm tựa tiếng đàn người chống quá vãng…Tơ cất giọng, Lãnh nhịp trống, say sưa tiếng nhạc lời ca…Việc phải đến, đàn ngừng, dây đứt…Bá Nhỡ ôm đàn gục xuống…Tơ òa khóc…Lãnh ngây như tượng. Chiều hôm sau tại ấp Mê Thảo, Tơ chết lặng nhìn quan tài Bá Nhỡ đặt trong huyệt mộ. Lãnh lặng câm cố đẩy nước mắt ngược giòng.

Đêm ấy, Lãnh độc ẩm…Này là Vô Cố Nhân, này là Ức Sấu Viên- Nhớ Vượn Gầy…Lãnh uống đến bát rượu cuối cùng…lạnh lùng ra lệnh tàn phá Tửu Phần.

Những vò rượu ngổn ngang, rượu chảy lênh láng. Ấp Mê Thảo, lũ chim say men rụng như trái chín…Sẵn ngọn đuốc, Lãnh phóng hỏa đốt Tửu Phần, đốt mối hận tình khắc khoải, đốt luôn dĩ vãng. Vượn Gầy, Lãnh trả Em về với núi rừng dĩ vãng…Lãnh muốn hồi sinh, muốn bắt tay hòa giải cuộc đời.

a7Sw36VIW2U

doshaku

10-03-2016, 12:41 AM

lại một ngày quan trọng qua mất rồi nhỉ?

ngày qua, ngoài đường người ta lũ lượt chạy ngược chạy xuôi để tặng quà nhau

anh có khả năng hy vọng vào việc mượn cớ tặng một món quà, để đến gần em, …để nhẹ nhàng trìu mến ngắm nhìn emđể nghe giọng em mát như tiếng dòng nước chảy qua cối giã gạo sau nhà sàn,và nghe hơi thở thơm mát như cỏ nơi đồng nội

và lặng im nghe em kể chuyện, chuyện ngày bé em đi chơi ở đâu, lớn lên đi học như thế nào… những câu chuyện đó anh thích nghe dù có những nhân vật anh chẳng ưa gì, tại sao lại là họ mà không phải là anh được ở bên mình từ những ngày đó? vì trong câu chuyện đó có em.

xét cho cùng, có ngày nào anh không dằn lòng để không gọi em đâu, đối với anh – ngày nào cũng đặc biệt để tặng quà cho em.hôm kia là 370 ngày minh chưa gặp, hôm qua 371, hôm nay 372… ngày nào cũng đặc biệt.

những con số quen thuộc trong dãy số điện thoại của em luôn xếp hàng đầu tiên, sớm nhất mỗi khi anh thức dậy vào buổi sáng.

nhưng, anh biết đã chọn đúng món quà phù hợp để tặng em, anh không thể thay thế nó bằng bất cứ thứ gì khác.

cho dù hàng ngày anh phải chịu sự dằn vặt của nỗi nhớ, cho dù anh có phải viết bao nhiêu bức thư không gửi đi giống cái này.

anh không thể thất hứa, đặc biệt là hứa với em – anh phải dành tặng cho em “khoảng trời không có anh” – đó là điều tốt nhất anh có khả năng tặng em!

Thợ Điện

10-03-2016, 01:01 AM

yêu nhau mùi mẫn thế mà phải xa nhau kể cũng khổ bác Go .Thế nhưng yêu mãi thành quen ,khỗ vì ly biệt cũng chịu được .Nhạc than thở gọi là Em mới yêu lần đầu mà anh đã yêu lần sau

VXISW0wrlRc

rubytran

10-03-2016, 10:05 AM

Bài copy từ báo dantri.comThứ Năm, 10/03/2016 – 05:15Chết là phải thôi, các chú đạo chích ạ!Chả biết cái câu “Cháy nhà ra mặt chuột” có từ bao giờ, song gần đây thì chuyện “mất trộm” lại lộ ra thường xuyên chuyện hay phết.Cách đây ít lâu, gia đình bác Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Kon Tum và bà vợ làm trưởng phòng tổ chức Cục thuế tỉnh Gia Lai bị trộm khoắng mất có… 2,792 tỷ đồng.Rồi, bác Giám đốc sở TN&MT TP.HCM mất 1 tỷ đồng và 30 nghìn USD (tổng số khoảng 1,6 tỉ VND)Rồi, bác Giám đốc Sở GTVT Bắc Kạn mất 1,2 tỉ VND.Rồi, bác Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam mất một chiếc hộp đựng 110 lượng vàng SJC…Nếu tính lương 4 triệu đồng/tháng, tức là khoảng 50 triệu đồng/năm thì 1,2 tỉ cũng như với 24 năm làm việc không ăn uống, chi tiêu gì. Còn với gần 2,8 tỉ đồng thì tương đương với… hơn ½ thế kỉ lao động. Kinh!Gần đây, lại rộ lên chuyện trộm vào nhà quan. Vụ này, số tài sản không lớn, vài triệu đồng thôi. Nó được qui ra từ… chim, 03 con chim chào mào được cơ quan điều tra định giá khoảng 9 triệu đồng.Thực ra, số của cải/tài sản như thế là quá ít ỏi, chả thấm vào đâu. Thậm chí, nó sẽ rơi vào quên lãng ngay bởi chuyện trộm cắp ở xứ ta giờ diễn ra… như cơm bữa.Nhưng khốn thay cho bọn trộm, đây không phải chim thường mà là chim nhà quan. “Miệng nhà quan” vốn “có gang, có thép”, chả biết “chim nhà quan” có gì và cũng không biết con chim bị mất có phải con chim mà ông giám đốc này từng được giải thưởng trong cuộc thi chim dạo nào không nhỉ?Nói gì thì nói, dù chim vô danh, chưa từng được giải thì nó vẫn là… chim quan.Người xưa còn có câu: “Chim trời, cá nước” để chỉ những thứ mất đi là không bao giờ lấy lại được. Thế nhưng không, chỉ 4 ngày sau vụ bác giám đốc mất chim, thủ phạm đã bị bắt. Thiên hạ lập tức có thơ khen rằng: “Nghe đồn giám đốc mất chim – Chỉ vài ba bữa đã tìm ra ngay…”.Chợt nhớ cách đây đã mấy chục năm, một ông phó ty hứa hẹn “đổi tình lấy… ngói”. Nhận tình tặng xong, bác phó ty định… chạy làng ngói. Cô này tức, cầm sẵn con dao… xẻo. Cũng ngay lập tức, người Thái Bình có thơ rằng: “Thái Bình có chuyện nực cười – Phó ty kiến trúc mất… chym giữa trưa”.Vụ mất chim của ông giám đốc mới đây, trên báo Dân trí, tác giả Nguyễn Duy Xuân đã bình rất hay: “Giám đốc sở 30 tuổi mất chim! Ổng lại là con của nguyên bí thư tỉnh. Chuyện không thể đùa, không thể bình chân như vại được! Thế là ngay lập tức, một cuộc ra quân hùng hậu, thám thính, điều nghiên, khám xét đặng mau mau đưa ra trước ánh sáng công lí những kẻ đã dám to gan sờ… chim quan!quyết định và nhanh gọn, cho nên chỉ 4 ngày sau, hai kẻ đạo chích là hai thanh niên đã bị tóm. Cơ quan Cảnh sát điều tra lập tức ra quyết liệt khởi tố bị can, bắt tạm giam 2 đối tượng. Viện Kiểm sát thì khẩn trương hoàn tất cáo trạng truy tố. Tòa án thì lo chọn ngày lành tháng tốt xét xử trong nay mai. Công lí đã được thực thi một cách nghiêm minh. An ninh khu vực nhà giám đốc trẻ đã được vãn hồi. Dân chúng trong vùng không giấu nổi niềm vui hồ hởi trước thành công rực rỡ của chuyên án.Cuộc phá án đáng được ghi vào kỉ lục quốc gia bởi chưa bao giờ công dân mất trộm chim lại được cơ quan công quyền quan tâm và giải quyết nhanh gọn đến vậy”.Khâm phục! Đại khâm phục! Phục các cơ quan chức năng mẫn cán, tài giỏi và phục cả người bình sắc sảo khi ông Xuân viết như một tiếng thở dài: “Giá như các vụ án tham nhũng lớn người ta cũng vào cuộc quyết liệt như thế thì chắc chắn bọn tham nhũng sẽ sợ són… Giá như các vụ án khác người ta cũng vào cuộc một cách vô tư, trong sáng như thế thì chắc chắn những công dân vô tội như Nguyễn Thanh Chấn, Huỳnh Văn Nén không phải chịu án oan cả chục năm trời”.Riêng mình, mình ghi nhận đóng góp to lớn này của ông ấy. Đó là không biết từ ngày nhậm chức giám đốc, ông ấy đã làm được gì cho Quảng Nam chưa nhỉ? Nếu chưa, thì hãy coi đây là chiến tích đầu tiên trong sự nghiệp làm quan bởi nếu không có vụ mất “chim quan” này, chim thiên hạ còn bị đe dọa.Các ông luật sư còn “dọa” rằng bọn đạo chích có thể đối mặt với cái án tù từ 2 đến 7 năm bởi có tình tiết tăng nặng là phạm tội có tổ chức và tái phạm…Nguy và ngu. Nguy vì hình phạt có thể sẽ rất nặng và ngu vì trộm chim ở đâu không trộm, lại trộm chim giám đốc, chết là phải thôi, các chú đạo chích ạ.Bùi Hoàng TámĐọc bài mà thấy tủi cho cái phận dân đen của mình quá các bác ạ.Số là năm 2006 em mất con Dream Thái, nửa năm sau công an thông báo bắt được trộm, Tòa án quận Đống Đa xử tên trộm 7 năm tù vì tội: Trộm 30 xe máy trong vòng bảy tháng sau khi vừa ra tù. Phần bị hại như em thì đợi tên trộm cải tạo xong, kiếm việc làm và trả dần khi có khả năng.Xe máy là của cải/tài sản lớn ở thời điểm bấy giờ, giá như cơ quan chức năng vào cuộc quyết liệt như thế từ vụ đầu thì có lẽ ít nhất cũng đỡ được khoảng 20 nạn nhân.

toan2324

10-03-2016, 11:40 AM

Tặng ông Toàn xồm ,hết đau lưng chưa ông

“ Cô vượn gầy” trong truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân lại là nguyên nhân gây ra hận tình bi thảm mê cuồng.

Lãnh Út, chủ nhân ấp Mê Thảo nhận tin sét đánh: Hôn thê của Lãnh đã tử nạn do tầu hỏa bị lật. Lãnh điên cuồng thù hận…văn minh kỹ thuật, ghét lây đến cả chiếc bật lửa dân ấp sử dụng hút thuốc lào, nhóm bếp…Lãnh ngày đêm tìm quên trong men rượu, Lãnh để nguyên khu đất rộng dựng Tửu Phần, đặt tên từng loại rượu như Vô Cố Nhân, Mê Thảo Hầu… loại rượu Lãnh thường uống mang tên Ức Sấu Viên. Ức Sấu Viên có nghĩa Nhớ Vượn Gầy…bởi lúc còn sống, hôn thê xinh đẹp thường làm thơ bút hiệu Sấu Viên, như thân hình nàng mảnh mai đài các.

Lãnh gọi danh họa vẽ chân dung nàng để trong phòng, thiếu nữ áo trắng kỳ ảo liêu trai. Có những đêm rượu say, Lãnh khóc. Lãnh rú lên như tiếng vượn hú âm vang ma quái lửng lơ trên những nương dâu trĩu sương đêm.

Công việc trong ấp một tay quản gia Bá Nhỡ lo toan. Bá Nhỡ mang ơn chủ cứu tử, sớm hôm nhọc nhằn. Buổi tối lại cận kề ngồi hầu rượu chủ.

Một lần, Lãnh uống đến lúc đêm dần tàn. Lãnh mang kiếm ra vườn chuối sau nhà chém ngang các thân cây làm kinh động cả ấp.

Sau ngày làm giỗ tròn năm cho Sấu Viên. Lãnh bỗng nhiên bỏ rượu, ngưng than khóc nhưng… tịnh khẩu. Cần gì viết ra giấy. Bá Nhỡ càng kinh sợ hơn, chỉ mong chủ uống rượu trở lại.

Tròn năm, một hôm soi gương thấy mình tiều tụy vô hồn. Lãnh sợ hãi đập tan chiếc gương. Lãnh cất tiếng gọi Bá Nhỡ: “cho ta rượu…”Bá Nhỡ cả mừng, mong chủ hồi sinh bắt tay giao hòa đời sống…Vò rượu Ức Sấu Viên mang đến…Bá Nhỡ kể chuyện cũ tích xưa, Bá Nhỡ gẩy đàn ca hát. Tuy đã lâu xa câu hát điệu đàn nhưng giọng hát vẫn trong, cung đàn vẫn ngọt…Lãnh buột miệng:” Hãy đi tìm cô Tơ, ta muốn nghe lại tiếng ca thuở trước”.

Cô Tơ, danh ca một thời nức tiếng kinh thành, đã lâu bặt tiếng, chẳng biết phiêu bạt nơi đâu. Bá Nhỡ sai gia nhân đi khắp nơi tìm tung tích Tơ cho vừa ý chủ. Cuối cùng Bá Nhỡ tìm ra Tơ, nàng đã trở về làng xưa vui với ruộng đồng.

Tơ kể:” Tơ gặp trang công tử có tiếng đàn ma mị, lúc êm như tơ, lúc quay cuồng vũ bão. Tiếng đàn khiến chim muông im tiếng, sỏi đá cựa mình cất tiếng hát ca. Người ta đồn rằng, đàn làm bằng gỗ quý, là mặt áo quan của trinh nữ xin phéph tươi mệnh bạc…Tài tử giai nhân cảm nhéu qua giọng hát tiếng đàn kết thành duyên nợ.Tơ duyên bẽ bàng, thời gian sau, Chánh Thú chồng Tơ đột ngột từ giã cõi đời. Tơ đau đớn giã nghiệp cầm ca trở về quê cũ. Tơ lập bàn thờ, đặt cây đàn đáy cạnh bàn thờ chồng. Thề từ nay giã từ xênh phách, im tiếng hát ca, trừ khi có kẻ dám cầm cây đàn của chồng…Cây đàn ma quái, mỗi khi trái gió trở trời, hoặc gần ngày giỗ Chánh Thú, mặt đàn bỗng ẩm ướt như đổ mồ hôi, thùng đàn bật âm như tiếng thở dài.

Tưởng đã yên sống, bỗng một hôm có khách phương xa ghé nhà. Khách tự giới thiệu là người yêu đàn, chỉ mong được một lần trong đời được cầm cây đàn của danh cầm Chánh Thú.

Tơ nghĩ ngợi mãi, khách cứ vật nài. Cuối cùng chiều ý, cũng để thử lời nguyền tai họa kia.… Khách dạo đàn, Tơ nhận ra tiếng đàn rất chín, Tơ nín lặng đã lâu, nay như con chim ngứa cổ thèm hát. Tơ cất tiếng…Nhưng chỉ vừa hát xong câu đầu:”Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê”, tiếng đàn bỗng ngưng. Dây đàn đã đứt. Toàn thân khách co giật rồi bất động, nước da tái ngắt. Tơ nhận ra nửa người khách bị liệt…”

Bá Nhỡ ngắt lời Tơ: “Như vậy có nghĩa kẻ nào dám dùng cây đàn này sẽ thương tổn cơ thể hoặc phải chết?” Tơ lặng yên gật đầu.

Bá Nhỡ trở về ấp Mê Thảo, trằn trọc thao thức thường xuyên đêm bạc cả mái đầu. Cuối cùng quyết đền ơn chủ cứu tử cho dù phải gục chết trong phím tơ đàn. Ngày nọ, Bá Nhỡ ra đi từ tinh sương, hẹn Lãnh buổi chiều gặp tại nhà Tơ. Tơ hát Bá Nhỡ đàn, Lãnh nhịp trống…Lãnh vui, sai gia nhân chuẩn bị võng điều.

Tơ ngỡ ngàng thấy Bá Nhỡ bước vào nhà. Bá Nhỡ tả tình cảnh chủ ấp Mê Thảo,Lãnh chỉ mong thêm một lần được nghe Tơ hát. Bá Nhỡ vật nài…Vừa lúc ấy Lãnh đến chuếnh choáng men say!!

Biết không thể ngăn ước vọng của khách, Tơ chỉ biết khấn vong linh chồng xin phép xóa bỏ lời nguyền…

Tiếng đàn ngân, Tơ nhận ra thanh âm tựa tiếng đàn người chống quá vãng…Tơ cất giọng, Lãnh nhịp trống, say sưa tiếng nhạc lời ca…Việc phải đến, đàn ngừng, dây đứt…Bá Nhỡ ôm đàn gục xuống…Tơ òa khóc…Lãnh ngây ra như tượng. Chiều hôm sau tại ấp Mê Thảo, Tơ chết lặng nhìn quan tài Bá Nhỡ đặt trong huyệt mộ. Lãnh lặng câm cố đẩy nước mắt ngược giòng.

Đêm ấy, Lãnh độc ẩm…Này là Vô Cố Nhân, này là Ức Sấu Viên- Nhớ Vượn Gầy…Lãnh uống đến bát rượu cuối cùng…lạnh lùng ra lệnh tàn phá Tửu Phần.

Những vò rượu ngổn ngang, rượu chảy lênh láng. Ấp Mê Thảo, lũ chim say men rụng như trái chín…Sẵn ngọn đuốc, Lãnh phóng hỏa đốt Tửu Phần, đốt mối hận tình khắc khoải, đốt luôn dĩ vãng. Vượn Gầy, Lãnh trả Em về với núi rừng dĩ vãng…Lãnh muốn hồi sinh, muốn bắt tay hòa giải cuộc đời.

a7Sw36VIW2UCám ơn bác, em vẫn chưa đỡ mấy ạ. Không hiểu sao từ lần nghe cái bài “Tống biệt” em cứ không dứt ra được, có thể ngồi hàng giờ bật đi bật lại.

toan2324

10-03-2016, 11:40 AM

Tặng ông Toàn xồm ,hết đau lưng chưa ông

“ Cô vượn gầy” trong truyện Chùa Đàn của Nguyễn Tuân lại là tác nhân gây ra hận tình bi thảm mê cuồng.

Lãnh Út, chủ nhân ấp Mê Thảo nhận tin sét đánh: Hôn thê của Lãnh đã tử nạn do tầu hỏa bị lật. Lãnh điên cuồng thù hận…văn minh kỹ thuật, ghét lây đến cả chiếc bật lửa dân ấp dùng hút thuốc lào, nhóm bếp…Lãnh ngày đêm tìm quên trong men rượu, Lãnh để nguyên khu đất rộng dựng Tửu Phần, đặt tên từng loại rượu như Vô Cố Nhân, Mê Thảo Hầu… loại rượu Lãnh thường uống mang tên Ức Sấu Viên. Ức Sấu Viên có nghĩa Nhớ Vượn Gầy…bởi lúc còn sống, hôn thê xin phéph đẹp thường làm thơ bút hiệu Sấu Viên, như thân hình nàng mảnh mai đài các.

Lãnh gọi danh họa vẽ chân dung nàng để trong phòng, thiếu nữ áo trắng kỳ ảo liêu trai. Có những đêm rượu say, Lãnh khóc. Lãnh rú lên như tiếng vượn hú âm vang ma quái lửng lơ trên những nương dâu trĩu sương đêm.

Công việc trong ấp một tay quản gia Bá Nhỡ lo toan. Bá Nhỡ mang ơn chủ cứu tử, sớm hôm nhọc nhằn. Buổi tối lại cận kề ngồi hầu rượu chủ.

Một lần, Lãnh uống đến lúc đêm dần tàn. Lãnh mang kiếm ra vườn chuối sau nhà chém ngang các thân cây làm kinh động cả ấp.

Sau ngày làm giỗ tròn năm cho Sấu Viên. Lãnh bỗng nhiên bỏ rượu, ngưng than khóc nhưng… tịnh khẩu. Cần gì viết ra giấy. Bá Nhỡ càng kinh sợ hơn, chỉ mong chủ uống rượu trở lại.

Tròn năm, một hôm soi gương thấy mình tiều tụy vô hồn. Lãnh sợ hãi đập tan chiếc gương. Lãnh cất tiếng gọi Bá Nhỡ: “cho ta rượu…”Bá Nhỡ cả mừng, mong chủ hồi sinh bắt tay giao hòa cuộc sống…Vò rượu Ức Sấu Viên mang đến…Bá Nhỡ kể chuyện cũ tích xưa, Bá Nhỡ gẩy đàn ca hát. Tuy đã lâu xa câu hát điệu đàn nhưng giọng hát vẫn trong, cung đàn vẫn ngọt…Lãnh buột miệng:” Hãy đi tìm cô Tơ, ta muốn nghe lại tiếng ca thuở trước”.

Cô Tơ, danh ca một thời nức tiếng kinh thành, đã lâu bặt tiếng, chẳng biết phiêu bạt nơi đâu. Bá Nhỡ sai gia nhân đi khắp nơi tìm tung tích Tơ cho vừa ý chủ. Cuối cùng Bá Nhỡ tìm ra Tơ, nàng đã trở về làng xưa vui với ruộng đồng.

Tơ kể:” Tơ gặp trang công tử có tiếng đàn ma mị, lúc êm như tơ, lúc quay cuồng vũ bão. Tiếng đàn khiến chim muông im tiếng, sỏi đá cựa mình cất tiếng hát ca. Người ta đồn rằng, đàn làm bằng gỗ quý, là mặt áo quan của trinh nữ xinh tươi mệnh bạc…Tài tử giai nhân cảm nhau qua giọng hát tiếng đàn kết thành duyên nợ.Tơ duyên bẽ bàng, thời gian sau, Chánh Thú chồng Tơ đột ngột từ giã cõi đời. Tơ đau đớn giã nghiệp cầm ca trở về quê cũ. Tơ lập bàn thờ, đặt cây đàn đáy cạnh bàn thờ chồng. Thề từ nay giã từ xênh phách, im tiếng hát ca, trừ khi có kẻ dám cầm cây đàn của chồng…Cây đàn ma quái, mỗi khi trái gió trở trời, hoặc gần ngày giỗ Chánh Thú, mặt đàn bỗng ẩm ướt như đổ mồ hôi, thùng đàn bật âm như tiếng thở dài.

Tưởng đã yên sống, bỗng một hôm có khách phương xa ghé nhà. Khách tự giới thiệu là người yêu đàn, chỉ mong được một lần trong đời được cầm cây đàn của danh cầm Chánh Thú.

Tơ nghĩ ngợi mãi, khách cứ vật nài. Cuối cùng chiều ý, cũng để thử lời nguyền tai họa kia.… Khách dạo đàn, Tơ nhận ra tiếng đàn rất chín, Tơ nín lặng đã lâu, nay như con chim ngứa cổ thèm hát. Tơ cất tiếng…Nhưng chỉ vừa hát xong câu đầu:”Nhớ quê chàng lại tìm đường thăm quê”, tiếng đàn bỗng ngưng. Dây đàn đã đứt. Toàn thân khách co giật rồi bất động, nước da tái ngắt. Tơ nhận ra nửa người khách bị liệt…”

Bá Nhỡ ngắt lời Tơ: “Như vậy có nghĩa kẻ nào dám dùng cây đàn này sẽ thương tổn cơ thể hoặc phải chết?” Tơ lặng yên gật đầu.

Bá Nhỡ trở về ấp Mê Thảo, trằn trọc thao thức thường xuyên đêm bạc cả mái đầu. Cuối cùng quyết đền ơn chủ cứu tử cho dù phải gục chết trong phím tơ đàn. Ngày nọ, Bá Nhỡ ra đi từ tinh sương, hẹn Lãnh buổi chiều gặp tại nhà Tơ. Tơ hát Bá Nhỡ đàn, Lãnh nhịp trống…Lãnh vui, sai gia nhân chuẩn bị võng điều.

Tơ ngỡ ngàng thấy Bá Nhỡ bước vào nhà. Bá Nhỡ tả tình cảnh chủ ấp Mê Thảo,Lãnh chỉ mong thêm một lần được nghe Tơ hát. Bá Nhỡ vật nài…Vừa lúc ấy Lãnh đến chuếnh choáng men say!!

Biết không thể ngăn ước vọng của khách, Tơ chỉ biết khấn vong linh chồng xin phép xóa bỏ lời nguyền…

Tiếng đàn ngân, Tơ nhận ra thanh âm tựa tiếng đàn người chống quá vãng…Tơ cất giọng, Lãnh nhịp trống, say sưa tiếng nhạc lời ca…Việc phải đến, đàn ngừng, dây đứt…Bá Nhỡ ôm đàn gục xuống…Tơ òa khóc…Lãnh ngây như tượng. Chiều hôm sau tại ấp Mê Thảo, Tơ chết lặng nhìn quan tài Bá Nhỡ đặt trong huyệt mộ. Lãnh lặng câm cố đẩy nước mắt ngược giòng.

Đêm ấy, Lãnh độc ẩm…Này là Vô Cố Nhân, này là Ức Sấu Viên- Nhớ Vượn Gầy…Lãnh uống đến bát rượu cuối cùng…lạnh lùng ra lệnh tàn phá Tửu Phần.

Những vò rượu ngổn ngang, rượu chảy lênh láng. Ấp Mê Thảo, lũ chim say men rụng như trái chín…Sẵn ngọn đuốc, Lãnh phóng hỏa đốt Tửu Phần, đốt mối hận tình khắc khoải, đốt luôn dĩ vãng. Vượn Gầy, Lãnh trả Em về với núi rừng dĩ vãng…Lãnh muốn hồi sinh, muốn bắt tay hòa giải cuộc đời.

a7Sw36VIW2UCám ơn bác, em vẫn chưa đỡ mấy ạ. Không hiểu sao từ lần nghe cái bài “Tống biệt” em cứ không dứt ra được, có thể ngồi hàng giờ bật đi bật lại.

ChienKhuD

10-03-2016, 12:55 PM

Cám ơn bác, em vẫn chưa đỡ mấy ạ. Không hiểu sao từ lần nghe cái bài “Tống biệt” em cứ không dứt ra được, có khả năng ngồi hàng giờ bật đi bật lại.

Cây đàn này bị nguyền mà ông Toàn, nghe rồi sao dứt ra được. Chết rồi mà nghe cô này hát dám phải bật dậy lắm…

Thôi xin, xin chàng về nơi núi mờ xaNhận em một lạy cho qua một đờiĐường khúc khuỷu khung trời rạn vỡMùi yêu thương nặng nợ ấm êmThôi anh về đi chân cứng đá mềm…

Thợ Điện

11-03-2016, 08:52 AM

https://hieuminh.files.wordpress.com/2016/03/trump-and-clinton.jpg?w=884&h=498

Đúng hẹn 4 năm một lần, nhân dân Mỹ lại bầu Tổng Thống (TT). Đảng Dân Chủ (DC), TT Obama đã thắng đủ hai nhiệm kỳ. Hiến Pháp Mỹ quy định Obama không được quyền ứng cử tiếp. Khởi đầu từ tháng 3/2015, đảng DC lần lượt có 5 ứng cử viên (UCV) ghi danh. Nay rơi rụng chỉ còn hai người: Thượng Nghị Sĩ (TNS) Bernie Sanders (74 tuổi) và bà Hillary Clinton(68 tuổi).

Qua ngày Super Tuesday ( 1tháng3), bà Clinton bỏ xa đối thủ Sanders, hy vọng được đảng DC đề cử. Nghịch lý thay, DC được mệnh danh là “đảng của tương lai”. Nhưng hai UCV sau cùng lại là hai bô lão, cụ bà Clinton và cụ ông Sanders.

Gà mái đá gà cồ. Một phụ nữ 68 tuổi di chuyển không ngừng, đọc diễn văn, trả lời báo chí khan cả tiếng… Đi bộ giữa trời tuyết trắng ở New Hampshire vận động cử tri. Người ta lo lắng cho thể trạng của bà. Bill Clinton cười ”Bà ấy còn đủ sức lấy thêm chồng”…

Hillary Clinton từng là Đệ Nhất Phu Nhân, TNS New-York, Bộ trưởng Ngoại giao…Nhưng đam mê quyền lực thôi thúc. Bà vẫn muốn trở lại W.House làm Nữ TT đầu tiên của Liên Bang Mỹ. Hãy chờ kết quả cuối cùng sau ngày thứ ba 8 tháng 11/2016. Thông minh, lão luyện chính trường nhưng cũng quá thường xuyên scandal, không biết bà có thể vượt qua để đạt khát vọng…

Tâm lý chung, người Mỹ nhiệt tình muốn đất nước thay đổi. Thường hết DC cầm quyền sẽ đến lượt CH. 17 UCV ghi danh tranh cử, ai cũng muốn cầm chìa khóa mở cửa W.House. Hầu hết UCV là các Thống Đốc (TĐ), TNS liên bang.

Trong số lại có Tỷ phú Donald Trump, Bác sĩ Thần kinh Ben Carson, người Mỹ gốc Phi Châu..Bà Carly Fiorina ( cựu Tổng quản trị Đại công ty điện tử HP – Chief Executive Officer of Hewlett-Packard ). Cả ba chưa từng vận hành chính trị (outsider)…

Trump xuất thân giai cấp thượng lưu ( The upper- class), giai cấp đầy quyền lực trong xã hội Mỹ. Trump chuyên buôn bán địa ốc, sòng bài, làm sân golf, tổ chức thi hoa hậu…nổi tiếng là “ tỷ phú ồn ào” qua ba lần cưới vợ, toàn là hoa hậu người mẫu.

Đi xa, Trump sử dụng Boeing 747 sơn hai mầu đen trắng viền đỏ có chữ Trump trên thân phi cơ. Thường xuất hiện với các hoa hậu người mẫu, điệu bộ của Trump ( body language), bĩu môi, trợn mắt, lắc đầu khi đối phương công kích như một diễn viên gây sự chú ý của quần chúng.

Ai cũng nghĩ Trump ra ứng cử chỉ là trò “chơi bạo lấy tiếng”. Làm sao dân Mỹ lại có khả năng bầu Trump làm TT của họ. Với Bác sĩ Ben Carson cũng chẳng có hy vọng gì, kể cả hai TNS gốc Cuba là Ted Cruz ( Texas) và Marco Rubio ( Florida), bà Fiorina.

Giới báo chí đặt chú tâm vào Jeb Bush, cựu TĐ Florida, người của giòng họ quyền lực nhất nước Mỹ Hiện tại từng có cha và anh là TT. Hơn nữa, Jeb ngay những ngày đầu ra tranh cử đã nhận hơn 100tr USD từ các tỷ phú dầu hỏa. ” Thái tử Đảng” Jeb vào cuộc đua đầy khí thế.

Cuộc tranh luận (debate) đầu tiên vào tháng 8/2015 do Fox News tổ chức. Fox luôn ủng hộ đảng CH.

Mở đầu, điều hợp viên (moderator), nữ ký giả Megyn Kelly nhắm ngay Trump, hỏi về thái độ coi thường phụ nữ. Trump nhạo báng Kelly có lẽ đang thời kỳ “chảy máu” nên khó chịu! Trump đùa với lửa. Megyn Kelly, 45 tuổi từng là luật sư, hiện là bình luận viên chính trị của Fox News.

Năm 2014, báo Time bầu bà thuộc 100 phụ nữ ảnh hưởng nhất thế giới..”Kelly đáo để” tấn công Trump. Trump phản bác chất vấn Jeb Bush về vụ TT Bush con tấn công Iraq, gây ra khủng hoảng tài chính 2008. Jeb phản bác không thuyết phục, lộ rõ thiếu tài hùng biện, điều rất cần của chính trị gia.

Hỏi về vấn đề 11T di dân bất hợp pháp( BHP- illegal immigrant), đa số là ngưởi Mexico. Trump tuyên bố:” Những người Mexico vào Mỹ BHP phần đông là bọn trộm cướp, ma túy, sát nhân…Trump sẽ đuổi tất cả, xây tường chắn dọc biên giới Mỹ-Mexico”. Hỏi về khủng bố ISIS. Trump nói sẽ dội bom các mỏ dầu cắt đứt nguồn tài chánh của họ…Các UCV chê bai Trump thiếu thực tế…

Sau cuộc tranh luận, những cuộc trưng cầu ý kiến (poll) cho thấy rằng Bác sĩ Carson và Trump dẫn đầu. Jeb đứng xa phía dưới. Điều đáng ngạc nhiên!

TNS John McCain lên tiếng, Trump phản bác nói McCain không phải là anh hùng vì bị bắt làm tù binh. Khi TT Obama đãi tiệc mời Tập Cận Bình. Trump tuyên bố:”Hắn đang ăn cắp tiền của chúng ta, tại sao Obama lại đãi tiệc. Hãy cho hắn một bánh sandwich là đủ”.

Cuộc tranh luận kế tiếp, Trump chê bà Fiorina xấu xí, ai dám bầu làm TT??Công kích Jeb bất tài, Ted Cruz gian trá, Marco Rubio như chú bé con. Chê lãnh tụ Mỹ ngu đần không bằng China và Mexico.

Sau cuộc thảm sát làm 14 người chết ở Bernadino-California. Trump tuyên bố cấm cửa người Hồi Giáo, giết luôn gia đình kẻ khủng bố vì chúng đã sát hại gia đình người Mỹ.

Nói năng hung hăng bỗ bã, nói nhénh nói mạnh, nói liên tục không cần giấy tờ, phản ứng nhénh, Trump vẫn trở thành kẻ dẫn đầu đảng CH báo hiệu cuộc khủng hoảng uy tín trong giới chính trị chuyên nghiệp của đảng.

Các chuyên gia phân tích: Trump dám nói thật những điều kẻ khác không dám nói, Trump đáp ứng suy nghĩ của những người Mỹ bảo thủ, những người da đen, những người quá chán nản bất mãn thành phần cực đoan của đảng CH như nhóm Tea Party.

Hơn nữa, họ nhận ra uy tín nước Mỹ đang lu mờ trước thế giới vì Putin, vì TC-Bình. Các chính trị gia gian trá, chỉ nói mà không làm. Họ nhìn ở Trump sự chân thật, lập trường mạnh mẽ giúp nước Mỹ lấy lại uy thế cho dù Trump chưa đưa ra chính sách cụ thể.

Sau các cuộc bầu cửa sơ bộ đầu tiên, Cruz thắng ở Iowa nhưng Trump thắng ba tiểu bang còn lại. Các UCV đảng CH lần lượt bỏ cuộc chơi ( drop out) kể cả Jeb Bush, dù thường xuyên tiền, dù được người cha và người anh từng là TT hậu thuẫn. Thế mới biết trong chế độ dân chủ Mỹ, lá phiếu ngưởi dân mới là quyết định.

Cuộc chạy đua chỉ còn 5 người: Trump. Cruz, Rubio, Carson và John Kasick. Sau ngày Super Tuesday 1 tháng 3/2016. Ben Carson bỏ cuộc, Trump vẫn đạt 319 phiếu đại biểu (delegate) dẫn đầu. Theo sau là Cruz với 226 phiếu. Số phiếu cần xuất hiện trong các cuộc bầu cử sơ bộ là 1237 để được đề cử lá UCV đại diện đảng.

Cuộc “nội chiến” trong đảng CH bùng nổ. Những nhân vật rường cột của CH tìm kế hoạch ngăn Trump, Paul Ryan ( House Speaker), John McCain, Mitt Romney ( UCV đảng CH 2012), Truyền hình, báo chí …Người ta tố cáo Trump là kẻ lừa đảo khinh thường dân chúng, kẻ kỳ thị chủng tộc, có liên hệ với Mafia Ý ở New-York. Trump kích động thù hận sẽ làm suy yếu nước Mỹ vì đồng minh xa lánh.

Bên đảng DC, TT Obama nói Trump thiếu khả năng lãnh đạo. Bộ tham mưu của bà Hillary đang thống kê hạ bệ Trump.

Cuộc bầu cử TT Mỹ gây ra dư luận tại Âu Châu. Nhật báo Đức Handelsblatts viết: “ UCV Trump mở cửa cho sự điên cuồng, một sự việc không thể tưởng tượng có khả năng xẩy ra, một trò đùa quái dị thành hiện thực”.

Giới phê bình Nga cho rằng, Trump làm đảo lộn chính trường Mỹ. Nam Mỹ kinh ngạc Trump đánh đổ các chính gia hàng đầu của đảng CH. Báo El Pais của Tây Ban nhé: Trump làm nửa nhân loại điên đảo. Báo chí Áo cảnh cáo: Đừng coi Trump là một tên hề…

Á châu, Malaya, Singapore, đều đặn tỏ ra lo ngại quan điểm của Trump không quá lưu tâm đến Thái Bình Dương… Donald Trump lọt giữa trùng vây gươm giáo. Kết cuộc ra sao? Vẫn còn nhiều cuộc tranh luận, nhất là Super Tuesday2 tổ chức ngày15/3. Cuối cùng, hãy chờ sau 8/11/2016, liệu Donald Trump có khả năng chịu nổi?? Kể cả bà Hillary có đạt khát vọng? Mọi chuyện sẽ bất ngờ. Bước đi chấm hỏi bao lần. Đời qua mấy bận, bao lần chấm than!!!

Từ các TT Bill Clinton đến Bush con, rồi Barack Obama, khi bước chân vào White House, ai cũng tươi trẻ đầy sức sống sẵn sàng vai trò lãnh đạo. Sau hai nhiệm kỳ, ông nào cũng bạc đầu mỏi mệt. Làm TT Mỹ lo lắng trăm điều, cớ sao bao người vẫn mơ cầm chìa khó ngôi nhà đầy quyền lực và hấp dẫn.

Nền dân chủ Mỹ tạo điều kiện đơn giản cho người dân tham gia chính trị, thực hiện quyền bầu cử ứng cử. Dù đảng nào thắng vẫn đặt quyền lợi đất nước, phục vụ dân sinh trên hết…

Nếu nhà cầm quyền cố tình tước đoạt các quyền tự do, ngăn cấm người dân thể hiện lập trường bằng đe dọa trấn áp tù ngục và dân chọn cách sống yên lành nhất tượng hình như ba chú khỉ Nhật Bản: bịt mồm, bịt tai, bịt mắt, thì đó là báo hiệu sự hoàng hôn và khó mong sự phát triển để tiến xa của quốc gia.

-huNrHAou-E

ChienKhuD

11-03-2016, 10:43 AM

Ông Gió cũng là dân công nghệ không biết có họp kín cùng Tim Cook&Elon Musk tìm cách ngăn chặn ông Trùm(p) không. Apple có thường xuyên fan lắm đợt này chắc ông Trump không lên nổi đâu.

roamingwind

12-03-2016, 12:30 AM

Ông Trump không lên TT đâu ông Đ ơi. Ổng lên TT thì tôi và bác Lâm lám sau bây giờ ? Nếu vậy thì quê quá, đã từng khen dân Mỹ, văn hoá Mỹ, mà bây giờ toàn dân bầu cho một người như Trump thì cái văn hoá, dân chúng đó, thể hiện cái gì ? Với lại bác Lâm vừa xây nhà đâu đó bên vùng biển Texas, không lẽ lại phải bán dọn qua Canada, hoặc qua Norway ? Thôi ông Trump, ở yên chổ của ổng cho nó lành 🙂

Bà Clinton cũng không giỏi dang gì, đó là so sánh theo mức độ nguyên thủ quốc gia, nhưng bà ấy sẽ tiếp tục đường hướng của Obama. Vậy là được. Bả lên là đúng tình đúng thế.

Bố già Sanders thì lý tưởng thái quá, tốt cho Gió ở tuổi đôi mươi; bây giờ lớn hơn rồi … con đường trung dung đi trên lưởi dao cạo là tốt nhất (bác Lâm đang cười để ý Gió ta mượn chử razor’s edge trong sách 🙂 ). Bên Âu Châu sử dụng chế độ xã hội như Sanders mong muốn nên cứ chậm lụt trì trệ. Bên Mỹ thiên về dân chủ, quyền của từng người, thì ra nạn tài phiệt, siêu công ty, nắm hết quyền. Sự dung hoà được tự lực và tha lực là đường hướng của Obama.

Thợ Điện

13-03-2016, 01:42 AM

Nhắc đến lưỡi dao cạo là ông đã chạm tới thần tượng của tôi rồi ông Gió Sommerset Maugham viết quyển nào tôi cũng thích nhưng đuơng nhiên thích nhất là Razor’s Edge trong đó ông tả tỉ mỉ từng nhân vật ,từng cụ thể đọc rất khoái .The Moon and six pences tả Paul Gauguin hoạ sĩ thiên tài tuyệt vời .Đọc là nhớ Hawai ,tôi già rồi chứ không cũng ra đảo lấy một thổ dân sống suốt quãng đời còn lại

Văn chuơng và tuổi trẻ đầy đam mê giờ đây rất ít người còn nhắc đến những tên văn học cổ điển ấy chỉ có ông và tôi loại old school là còn hay tơ tưởng .Hôm nay cuối tuần nhà ông có nấu món gì không ?

https://s-media-cache-ak0.pinimg.com/736x/b3/1b/1e/b31b1e2539b062ed09900756dcf68ecc.jpg

roamingwind

13-03-2016, 03:30 PM

Cuối tuần này làm thuế bác Lâm ơi. Sáng giờ vật lộn với giấy tờ, sổ sách.

Maugham viết Razor’s Edge là hết ý rồi. Nhớ đoạn ổng ngồi nói chuyện nguyên đêm với Larry trong quán ăn. Ông ấy tả người đi ra đi vào quán, những cô gái về đêm đi với đàn ông, v.v… đọc mà cứ như mình hiện diện tại quán đó.

Nói chuyện old school, lâu rồi tôi vẫn muốn cạo râu bằng dao cạo thật, không muốn dùng đồ cạo râu sử dụng-rồi-bỏ của gillette nữa. Vài tháng trước tôi mua một bộ cạo râu: dao cạo, shaving cream, dầu, shaving brush. Mỗi lần cạo râu lại nhớ đến ba mình hồi xưa.

http://www.muehle-shaving.com/en/Shop/TRADITIONAL/Safety-shaving/Safety-razors/Safety-razor-TWIST-from-MUEHLE-open-comb-handle-material-chrome-plated-METAl.html

ChienKhuD

14-03-2016, 12:20 AM

Sáng nay trong lúc đi du hí để điện thoại ở nhà, khi về nhận được cuộc gọi nhỡ từ số +1(705)081… Gọi lại thì không được vì số này bị xén mất chỉ còn vài số đầu thôi.

Những ngày này tập đàn cũng lạ. Chạy gam trơn tru thôi đã thấy sướng người. Dây đàn không biết phải dùng loại nào ngon ông Thợ. Ở đây tôi thay dây thấy dỏm quá. Tập chừng hơn tháng lại đứt dây số 4 phải thay cả bộ. Hay tại tay trái bấm cứng quá nên dây mau đứt :).

Thợ Điện

14-03-2016, 05:12 AM

Ông mà bấm đứt được dây thì ông đã là thầy tôi .Có 2 lí do 1- ông lên dây chưa đúng độ cao 2- bên đó toàn dây china không làm sao không mau đứt .Bên đây tôi chơi dây D’Addario cả năm không đứt ,khi nào muốn thay thì thay thôiChọn dây đàn và chọn khoá đàn là cả một nghệ thuật .Khoá phải ngon dây mới không tuột ,có khi phải phối hợp 3 dây trên D’Addario 3 dây dưới Hanabach

Những cái thuộc nghề chơi phải hết sức đam mê ,chơi lào phào thì cũng xong nhưng làm sao có được cái thú

Đam mê là tất yếu vì đam mê sẽ kéo theo khát vọng ,từ khát vọng mới kiếm tìm rồi nhân đó trùng trùng duyên khởi

Tôi khoái và nể nang ông Gió không phải từ những điều ông nói nhưng chính là ở chỗ quan sát cách sống .Luyện tập bao nhiêu tháng trời ,bỏ cả đống tiền ra chỉ để uống một ly cà phê trên đỉnh Núi Tuyết 10 phút rồi trèo xuống .Thật hết sức thú vị !

Mà cũng đúng thôi ,những vùng đất như Nepal,Tibet không có ngọn lửa hừng hực cháy trong lòng làm sao đến được

Trên căn gác nhỏ đường Võ Tánh truyện đọc đã gần nửa thế kỉ rồi mà vẫn nhớ như in ,sách mua ở nhà sách Xuân Thu đường Nguyễn Huệ còn thơm mùi mực .Ông Gió chắc nhớ mối tình tuyệt vọng của Isabella với Larry .Trên chuyến xe Taxi ông già Maugham quan sát

Isabella nhìn bất động cánh tay của Larry đang lái xe ,cánh tay khoẻ mạnh phơn phớt lông .Tôi chưa bao giờ thấy cái nhìn đầy dục vọng và ham muốn đến thế .Đêm nay về chồng của Isabella chắc sẽ có một đêm ân ái cuồng say mà chẳng hiểu được vì đâu .Một lát sau cô ấy bật ngửa đầu ra thành ghế giọng khàn khàn -cho tôi điếu thuốc

ChienKhuD

14-03-2016, 11:40 PM

Là lý do thứ 2 rồi ông Thợ. Dây gì xài có vài hôm đã tróc lớp kim loại lòi ruột nilon ra ngoài. Sáng thầy Dũng có chỉ ra Tiến Violin đường Nguyễn Thiện Thuật, cứ ra đó bảo chủ tiệm liên lạc cho thầy để thầy chọn dây hì hì.

kysoai

15-03-2016, 10:19 PM

Tặng các bác và anh chị em trong quán ạ

https://youtu.be/xQ_IQS3VKjA

roamingwind

15-03-2016, 11:18 PM

Ly cà phê hôm nay

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20160315_074521_zpspbxzwelm.jpg

Hôm nay là ngày Super Tuesday 2, năm tiểu ban bên Mỹ bầu ứng cử viên TT. Quan Trọng là tiểu ban Ohio va Florida, vì hai tiểu ban này bên đãng Cộng Hoà có luật nhất-chín-nhì-bù; ai thắng đa số phiếu sẽ lấy hết số cử tri, chứ không chia phần như những tiểu ban khác. Ohio tổng cộng 66 phiếu cử tri, Florida tổng cộng 99 phiếu cử tri.

Bên đảng Cộng Hoà, câu hỏi là làm sau chận đường tiến của Trump. Trump mà gom xồng hết hai tiểu ban này là kể như cầm chắc quyền ứng cử TT của đảng CH.

Tiểu ban Florida là tiểu ban của dân Cuba định cư, tiểu ban nhà của ứng cử viên CH Rubio. Nếu Trump thắng tiểu ban này thì quê mặt Rubio quá — giặc càn quét tận nhà. Thế nên Rubio quyết chết tử thủ tiểu ban này.

Tiểu ban Ohio là tiểu ban nhà của ứng cử viên Cộng Hoà Kasich; ông là thống đốc Ohio. Tại chiến tuyến này, theo thống kê thì Kasich và Trump đang bất phân thắng bại. Rubio thấy mình không có cơ hội thắng bên Ohio nên vài ngày trước đã ra mặt bảo các cử tri ủng hộ mình bầu cho Kaisch; hầu chận đường thắng của Trump.

Bên đảng Dân Chủ thì không biết bố già Sanders có khả năng gồng mình chuyển thế cờ quá kém thế với bà Clinton không ?

Tình hình stress …

ChienKhuD

22-03-2016, 08:55 AM

Chất lượng thu âm bây giờ tuyệt quá ông Gió. Trước ông bảo khi nào làm triệu phú mình cùng ngồi nghe anlog. Bây giờ thì ngồi nghe cái này cũng được.

http://i30.photobucket.com/albums/c303/langthangvn331/front_zpslljyhvcg.jpg

CD của một đại gia chơi âm thanh số, chất lượng 8/10 với analog có giá gần 500$.

roamingwind

22-03-2016, 11:31 PM

Ông Đ, $500 đô cho 1 cd ? Hết ý. Để tôi đọc thêm về mấy cái studiom master này. Mà phải có thêm cặp loa nữa ông ơi. Nó đi nguyên bộ. Hồi ông ngồi nghe với đại gia có để ý âm thanh ba chiều không ? Tiếng hát như không ra từ cái loa, mà như người hát đứng đâu đó trước mặt mình. các khí cựu cũng vậy. Phê lắm.

Hôm nay đọc tin thấy thủ phủ Brussel bên cô Huyền bị bomb nổ, nhiều người chết. Một quốc gia hiền khô, quốc gia của Lara Fabian, mà cũng bị biến động.

7ON0iKXVUPw

ChienKhuD

23-03-2016, 09:30 AM

Đúng đấy ông Gió. CD này trên trang chủ nó bán 420$ (http://www.abcrecord.com/en/goods.php?id=4264) nhưng các diễn đàn âm thanh ở đây họ share hết. Nên lúc trước có hỏi ông vụ bản quyền khi rip đĩa cho bạn bè. Mỗi bài nhạc 5 phút có dụng lượng gần 400 MB bằng 1 đĩa CD thông thường. Nhưng đúng như ông nói phải có dac, amp, loa, cable… xịn thì mới chơi được. mặt khác phải có phần mềm chơi nhạc lossless chuyên nghiệp. Tôi đang test phần mềm mix âm thanh nên mới nhào vào cõi này 🙂

Loa ông nói chắc phải như cái này: https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Endgame/front.jpg

huyenmapu

23-03-2016, 06:08 PM

Cả một ngày trời thời sự chỉ đưa tin về các vụ nổ bom và cập nhập số người chết với bị thương theo thời gian cứ tăng dần. Bỉ nhỏ và hiền khô ah, nhưng chỉ vì bắt được tên cầm đầu trong vụ nổ súng tại Paris năm trước, nên bị trả thù bác ạ.

G_uq8p_X9B4

Thợ Điện

24-03-2016, 01:30 AM

Đàn tương đương phụ nữ ,có giai nhân tuyệt đẹp quí phái khiến mình tốn kém khổ công mãi mới gần được ,gần rồi lại chợt chán vì sau vẻ vuơng giả đó là sự tầm thường .Có khi người gái quê kia lại hấp dẫn mình vô song vì vẻ mộc mạc ,chan chứa ân tình

Cái sướng thật khó nói ,chòi rơm bụi rậm lắm khi lại là chỗ thiên đường

Từng chơi những cây đàn cực đắt ,tiếng kêu sang sảng nhưng rồi cây này chỉ hơn 3K thế mà kêu thật thiết tha

http://i.ebayimg.com/images/g/5pMAAOSwyjBW7Fhl/s-l1600.jpg

Nghề chơi thật vất vả ,có đàn ngon lại phải tìm nhạc hay ,chẳng lẽ cây đàn nghìn vàng lại quẹt mấy bài Romance ? có nhạc hay xong lại phải khổ công tập luyện để chơi được .Nhạc hay đuơng nhiên phải khó .Có người thiếu nữ kiêu sa nào mà ông mới dụ lần đầu đã được ?.Nghề chơi khó thật ! Có kẻ xứ Phú Lang Sa hỏi ngài Tô Vân .Ngài nhận định thế nào về âm nhạc ? Ngài trả lời cả một sự nghiệp âm nhạc của tôi rút cuộc chưa chắc đã bằng vài tiếng chim sơn ca .Vài nốt thôi ông Gió Quelques notes như chíp …chíp ..chíp

Gửi Huyền tiếng đàn của người dân Cuba lưu lạc Gặp người đàn hay thế này cháu có yêu không ,bác là gái chắc mềm lòng quá, không cần phải dụ bác cũng theo .Rồi bố mẹ lại phải khổ đau vì có đứa con hư hỏng như bác .Hè này bác qua bên ấy chơi

VjpRSqgFvyM

caobathu2007

24-03-2016, 08:42 PM

Em đang nhập cho bà chị cây Steinway Model K52 H. Bác Thợ biết nhiều về cây này không ạh? Sao em thấy giá cao mà Ko bán ở Vietnam. Tks Bác.

Thợ Điện

24-03-2016, 09:03 PM

Hello Cao bá Thu

Trời ơi Bà chị của Thu phải là danh cầm mới chơi nổi cây đó .Đó là loại pro rồi chứ không còn là studio nữa tuy là loại upright ( đứng) nhưng giá còn đắt hơn loại babygrand (có đuôi)Giá bán khoảng 26K đàn mới còn đàn cũ mua lại cũng khoảng 15 cho tới 16K

Nó là loại upright đắt nhất Hiện tại .Danh cầm khi biểu diễn hay chọn Steinway vì tiếng nó sang rền và rất tinh tế .Nó như người thuộc dòng dõi thế gia đã giầu sang từ vài đời rồi chứ không phải thuộc loại giầu xổi Yamaha ,âm thanh loảng xoảng như khoe của

Đĩa Classical music cho piano tôi có hầu hết các danh cầm chơi .Nếu Thu thích tôi có thể chép lại dưới dạng mp3 vài G biếu bà chị nghe cho vui .Cùng dân âm nhạc với nhéu là thích rồi

http://www.daynesmusic.com/wp-content/uploads/2014/06/k-52_ebony_500.jpg

huyenmapu

24-03-2016, 09:39 PM

Bác Lâm ạ, năm này cả gia đình cháu lại về VN hè lần nữa bác ạ. Chúng cháu về từ đầu tháng 7 đến đầu tháng 9 mới quay lại để kịp ngày học năm sau, chắc cháu về nốt năm này rồi tính năm sau không về nữa. Hè sau nữa nhà cháu sẽ lên lịch đi một vòng các nước xung quanh đây ngắm những làng xóm cổ kính và các thư viện.

Việc lên lịch cháu cứ lên vậy chứ thật sự không biết có phải thay đổi ngay gì không vì, sự việc gấp có đến thì cũng ko tránh khỏi phải đi về VN gấp. Nhà cháu giờ vẫn còn bà ngoại gần 90 với mẹ cháu gần 70 nữa nên lúc nào cũng phải lên tinh thần bác ạ.

ChienKhuD

24-03-2016, 11:56 PM

Vậy là hè này ông Thợ đi chơi tiếp. Nhìn đàn quý của ông Thợ thèm quá. Báo ông tin vui là tui sắp có thêm bé gái nữa. Dạo này lo việc nhà hơi thường xuyên nên có phần chểnh choảng việc chơi. Hôm nghe thầy Dũng bảo ông có gọi điện về. Ông la thầy sao không dạy tôi cổ điển mà dạy nhạc rock… hì hì

huyenmapu

25-03-2016, 04:22 PM

Chúc mừng tin vui bác CKD :baiphuc1 !!!!!

Bác lâm đã có lịch đi Bỉ chưa ạ ? Nếu mà bác khác lịch đi với cháu thì tốt biết mấy.

Thợ Điện

25-03-2016, 11:40 PM

Ông D đã có thêm con mừng cho ông

Không ý bác nói là đi Cuba Huyền ạ .Thủ tướng cháu bây giờ bù đầu ,còn Tổng thống bên bác đi nhảy Tango cháu coi sướng không ? Bài này Por una cabeza .Giáo hoàng cũng rất mê ,có lần người ta bắt gặp ông đang đi trong hành lang toà thánh vừa huýt gió bài này .Có người hỏi cắc cớ giáo hoàng mà cũng mê Tango sao ? ông trả lời .Ông thử tìm có người dân Argentina nào mà không yêu tango giáo hoàng hay kéo xe cũng vậy thôi .Bác để bài này cho cháu nghe nhé .Cháu để ý cái khúc từ thứ qua trưởng .Âm nhạc lồng lộng vút ra khơi nghe rất đã

vPaCWvGxtds

mOY2NQdFHuc

ChienKhuD

30-03-2016, 01:22 AM

Ông Thợ mà đi Cuba nhất định phải đem bộ gõ của họ về mới được. Nghề chơi quả lắm công phu. Xưa có gã chơi kiếm lấy thân của vợ nấu ra làm kiếm hèn chi còn những cây bảo kiếm kỳ lạ tận bây giờ…

Các nhà khảo cổ Trung Quốc đã tìm thấy một thanh kiếm trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng có ghi dòng chữ: “Đây là thanh kiếm mà Việt vương Câu Tiễn đã dùng”.

Câu Tiễn (496 TCN – 465 TCN) vốn là vị vua nước Việt – một trong Ngũ Bá – cuối thời kỳ xuân thu trong lịch sử Trung Quốc.

Thanh kiếm được xác định niên đại khoảng hơn 2.000 năm trước và vẫn sáng bóng do được bao phủ bởi một lớp kim loại crom. Crom có nhiệt độ nóng chảy ở 4.000 độ C và mãi sau này ở Đức (năm 1937) và ở Mỹ (năm 1950) mới cấp bằng sáng chế dùng crom mạ chống ăn mòn. Vậy hơn 2.000 năm trước, ai đã tạo và sử dụng phương pháp nào để tạo được thanh kiếm không rỉ như trên?

Năm 1994, người Trung Quốc cũng phát hiện một loạt kiếm được làm bằng đồng vẫn sáng bóng như mới trong hầm mộ. Các thanh kiếm có chiều dài 86cm và 8 lưỡi sắc, diện tích nhỏ như sợi tóc người. Bề mặt của các thanh kiếm cũng được phủ crom dày 10 micron (1 micron bằng một phần ngàn milimet).

https://dantri4.vcmedia.vn/k:2016/12-1458666846-nguoi-ngoai-hanh-tinh-35-1459145041355/nhung-phat-minh-nguoi-ngoai-hanh-tinh-de-lai-trai-dat.jpg

Một thanh kiếm khác cũng tìm thấy trong lăng mộ và bị cong 45 độ. Khi được đưa lên mặt đất và lau sạch, thanh kiếm bỗng bật thẳng trở lại hình dạng ban đầu vì có cấu tạo từ hợp kim siêu đàn hồi, loại vật liệu đang được dùng tại các tòa nhà cao tầng tại Nhật nhằm Giảm thiểu tổn thất từ động đất.

https://dantri4.vcmedia.vn/k:thumb_w/640/2016/15-1458666794-nguoi-ngoai-hanh-tinh-36-1459145035103/nhung-phat-minh-nguoi-ngoai-hanh-tinh-de-lai-trai-dat.jpg

Hơn nữa, hợp kim này cũng mới được nghiên cứu và chế tạo thành công vào những năm cuối cùng của thế kỷ 20.

Không ai có khả năng tưởng tượng rằng ngay từ thời Tần Thủy Hoàng cách đây hơn 2.000 năm đã nghiên cứu và chế tạo ra được những vũ khí hiện đại như vậy.

Thợ Điện

30-03-2016, 08:02 AM

Tôi lại kị mấy thằng Tầu ,chúng thường khoác loác quá mức .Với lại chúng không có nhân tính từ xa xưa ,trong dã sử kể những chuyện như nấu thịt con cho vua ăn ,chặt tay mỹ nữ để dụ thằng khùng đi ám sát tần thuỷ hoàng …v ..v

Ông này nhạc Rock mà soạn hay gớm phải tập ngay he he

https://html2-f.scribdassets.com/7t4e3j1t8g18tpyb/images/1-725ab620a3.jpg

CfInA6-Ff_E

dlOGs21mTl8

ChienKhuD

31-03-2016, 08:27 AM

He he đang tập Rock mà lại bị ông Thợ dụ bài này. Lại nói về tụi Tầu…

Đầu tuần rồi , Google đã vượt qua được Great Firewall – hệ thống tường lửa cực mạnh của Trung Quốc. quy trình vượt tường chỉ kéo dài khoảng 105 phút. Ngay sau đó Cơ quan chức năng Trung Quốc đã vá lỗi và tiếp tục chặn toàn bộ IP mới tại trung tâm dữ liệu Nam Á của Google . Kết quả là, hầu hết các sản phẩm của Google như Gmail, Google Search, YouTube vẫn bị chặn hoàn toàn ở Trung Quốc.

Hãng tìm kiếm lớn nhất thế giới Google bị cấm hoàn toàn ở Trung Quốc và một vài quốc gia khác , Cơ quan chức năng TQ không cho phép các công cụ tìm kiếm của nước khác vận hành trong lãnh thổ của mình. Việc ngăn ngừa google cũng được coi là nỗ lực lớn nhất của Cơ quan chức năng Trung Quốc để kiềm chế các luồng thông tin ngoài lề , cũng như hỗ trợ phát triển sản phẩm tìm kiếm , video trực tuyến trong nước. Nhưng vào đầu tuần vừa rồi đã có sự bất thường xảy ra , chính xác là quá trình vượt tường lửa của Google với hệ thống tường lửa của Trung Quốc diễn ra vào đêm Chủ Nhật và sáng ngày Thứ 2 (26 – 27/03/2016) .Sau chín năm bị kiểm duyệt, người sử dụng Trung Quốc đã có khả năng truy cập các sản phẩm của Google như Google Search, YouTube, Gmail… Theo một vài thông tin khoảng 11h30 đêm, mọi người dùng trực tuyến tại TQ nói rằng họ đã có thể truy cập các dịch vụ của Google thông qua Google.com, Google. com.hk, Google.com.vn, Google.com.sg.

mặc khác, điều này không kéo lâu dài , chỉ không quá chưa đầy 2h hàng loạt các trang web và dịch vụ lĩnh vực của Google một lần nữa bị cấm .

Tại thời điểm người sử dụng TQ biết về hoạt động bất thường này ngay lập tức thông tin lan nhanh như cháy rừng trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc và mạng xã hội. Có nhiều người cho rằng Cơ quan chức năng Trung Quốc đã quyết định thay đổi chính sách của mình nhưng rồi lại thất vọng một số giờ sau đó.

Google đã vượt qua được hệ thống tường lửa của TQ bằng cách thêm một số cụm máy chủ mới. Lý do thực tế là Google đã bổ sung một vài máy chủ cho một vài domain như -VN jp uk in ar es vn sa sg – các máy chủ này có địa chỉ IP mới đáp ứng cho khu vực Đông Nam Á. Dải IP mới của Google đã được thêm cho một vài domain của Google cho khu vực Việt Nam, Ấn Độ, Nhật Bản, Singapore, và Pakistan.

Ngay sau khi các quan chức Trung Quốc biết về sự rò rỉ này, họ đã nhanh chóng xác định tất cả các địa chỉ IP và ngăn ngừa chúng lại. Kết quả là, hầu hết các dịch vụ của Google như Gmail, Google Search, YouTube vẫn bị chặn ở TQ.

Dịch từ http://fossbytes.com/google-break-china-great-firewall-ban/

Thợ Điện

02-04-2016, 11:39 PM

Em yêu dấu

Anh xa nhà lâu quá

Ba năm qua sỏi đá cũng ưu phiền

Ba năm qua ở một cõi đời riêng

Gót phiêu lãng đặt lên miền đất lạ

Và nơi đó diệu kỳ thay em ạ

Anh soi anh trong gương kiếng nhiệm màu

Thấy mình xưa và thấy cả mình sau

Treo lơ lửng trên cành cây phán xét

Những đổ vỡ của một thời lang bạt

Đưa anh vào hình phạt khó lòng quên

Chính những đường gươm, chính những mũi tên

Anh đã bắn trúng tim em rướm máu

Anh đã giết tình em, em yêu dấu

Đã chôn vùi hạnh phúc em mơ

Đã bắt em điên dại thẫn thờ

Giữ hạnh phúc bằng đêm đen nước mắt

Anh mải chơi, em héo hon lay lắt

Cuộc chơi tàn, anh chân đất lưu đày

Em phương nhà níu bám mảng tương lai

Níu mảng mục sông sâu mùa nghịch lũ

Tuổi trẻ ta không bao giờ còn nữa

Nhưng tình yêu hạnh phúc vẫn y nguyên

Vẫn xanh thơm như thuở mới yêu em

Vẫn nguyên vẹn như thời từng mơ ước

Anh trở về đất cháy lỗi lầm xưa

Thắp nắng mật cho em ngoan hong tóc

Em cứ khóc một cách tự nhiên, em cứ khóc

Có cuộc đời nào thiếu nước mắt đâu em ( DA)

ChienKhuD

15-04-2016, 11:25 AM

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/Simon%20%26%20Perot.jpg

Cô gái trẻ để lộ bầu ngực, quần áo xộc xệch cho ông lão ngậm.”Simon và Perot” – Bức tranh sơn dầu của Rubens. Những người lần đầu tiên bước vào viện bảo tàng đã cảm thấy kinh ngạc khi nhìn thấy bức tranh này, có người còn cười và chế nhạo. Sao có thể treo bức tranh như vậy ngay cửa chính viện bảo tàng chứ?

Nhưng người dân nước Puerto Rico thì rất kính trọng bức tranh này, hoặc cảm động rơi nước mắt. Cô gái trẻ để lộ bầu ngực là con gái của ông, ông lão chính là cha cô gái. Simon trong bức tranh chính là người anh hùng đã đấu tranh đòi độc lập cho nước Puerto Rico, nhưng bị bắt giam vào ngục và bị kết tội “cấm thực”.

Ông già chết dần chết mòn, lúc lâm chung con gái ông vừa sinh con đến thăm cha. Nhìn thấy cơ thể suy nhược của cha, không muốn cha chết thành con ma đói. Cô đã cởi áo, đưa dòng sữa của mình cho cha bú. Cùng một bức tranh, có người cười nhạo, có người cảm động. Người không biết được câu chuyện thật sự đằng sau bức tranh sẽ chế giễu, người biết sẽ cảm thấy đau lòng.

Thợ Điện

17-04-2016, 08:09 AM

Tôi chỉ rơi lệ khi nhìn thấy tranh Măm Ti này mà thôi .Bài trên sai hoàn toàn ,rảnh tôi sẽ nói tại sao sai .Còn bây giờ …MămTi

http://media.gettyimages.com/photos/young-man-fondling-and-touching-young-womans-breast-picture-id78804398

http://cache2.asset-cache.net/gc/78804389-young-couple-lying-on-bed-while-kissing-gettyimages.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=IhJYmddy8qwYxPmMGyg14M8gDuco9YLcreKyEqYzoEIMf1fkN1OTZ6mv8GnB46PBY4woWrjP8GsRlM0jTOoJdg%3d%3d

http://media.gettyimages.com/photos/young-man-fondling-young-woman-on-bed-picture-id78804399

http://cache2.asset-cache.net/gc/78804420-young-woman-fondling-young-mans-breast-gettyimages.jpg?v=1&c=IWSAsset&k=2&d=n%2fNIkBOJPkGxtqcMT7A5h0cnb8%2fzChaxxJWGZAOIpzDfTM9TqG7ecxPzAr%2bPEYQMR8nS%2fn3mXHZFY3QGns3KFQ%3d%3d

ChienKhuD

18-04-2016, 01:02 AM

Tưởng đâu ông Thợ đi Cuba chơi rồi. Nhìn muốn rơi lệ thật tự nhiên nhớ bài Ti tao đâu hihi. Đang chơi bài My Way hay quá ông Thợ ơi.

https://www.youtube.com/watch?v=a_EO_y3Mu94

Thợ Điện

18-04-2016, 05:46 AM

My Way là bài bất hủ rồi .Ông chơi bài của ai soạn vậy? .Thầy ông soạn bài này khá hay nhưng dẫu sao cũng là bài dễ soạn vì giai điệu đã hay rồi .Soạn một bài giai điệu tầm thường thậm chí hơi có chút cải luơng mà thành bài hay mới gọi là tuyệt tác .Ông đánh nhuyễn bài này ngồi dạo đàn thì không cần phải hỏi Ti tao đâu ? cũng có người mang tới cả đống

Thập niên 70 tôi nghe bài the last waltz thấy cũng xoàng xĩnh vậy mà lọt vào bàn tay Takenithsu soạn lại nghe mê quá ,nhưng khi thò tay vào đàn thì lại quá khó chơi không được mới tức chứ .Ông nghe kĩ những hợp âm nó chạy chạt chạt nghe đã quá mà mình không làm gì được

orCiC9-p7yE

nhạc thì rề rà chán thấy mồ vậy mà chơi guitar ác liệt thế này

XOLRNrZu6sU

Hồi xưa nghe Beatles hát Michelle tôi cũng thích hơi hơi thôi mà nghe guitar lại ham quá ,nghe trở lại Beatles thì thấy hay thật ,có lẽ khi nghe mình còn trẻ chưa thấm hết

mF_fjhiPXbc

lmG7-Vr4dgo

roamingwind

19-04-2016, 11:59 PM

Sáng nay đọc tin thấy cuốn The Sympathizer của Nguyễn Thanh Việt được giải Pulitzer. Giải này là giải danh giá bên Mỹ. Vài tháng trước mẹ già có giớ thiệu cuốn này, có đọc qua paragraph đầu và thấy hay, có hỏi ý kiến — bác Lâm khen hay –, nhưng tôi vẫn chưa đọc. Phần lớn là vì ý nghĩ — thêm một cuốn sách về chiến tranh VN. Không biết chừng nào cái mối liên hệ giữa người Việt và Mỹ rời bán thế kỷ 20, và theo Iphone bước qua đến thế kỷ 21.

Tôi Hiện tại thì đi ngược về thế kỷ 19 🙂 với cuốn The Scarlet Letter (Chữ A Màu Đỏ). Câu chyện về mặc cảm tội lổi, dựng bội cảnh những người di dân đầu tiên tại vùng Boston bên Mỹ. Bây giờ tôi đọc sách chậm thì thôi; đọc vài trang bỏ xuống đôi khi cả tuần sau cầm lên đọc tiếp. Cuốn sách này, vì viết đầu thế ky 19 nên thường xuyên khi dùng từ ngữ cổ, tôi phải thường tra google. Bữa trước học được chử “whereof”. Chủ này nghĩa là “tại sau”, nhưng mà câu hỏi whereof này có ý thâm trầm hơn. Muốn tìm kiếm cái nguồn, cái thầm kính phía trong, hơn là sự kiện bên ngoài. Học chử whereof này mới biết ra chử này đã được dùng trong đoạn rất nổi tiếng của truyênj Romeo va Juliet.

Đoạn Juliet than thở một mình trong đêm tối, với tấm lòng thương yêu Romeo nhưng biết chuyện sẽ không thành vì hai giòng tộc là thù đich với nhau:

“Romeo, Romeo ơi, tại sau anh phải là Romeo ?”

Từ ý ngĩ đó Shakespeare cho cô bé Juliet trầm tư về tên tuổi, danh nghĩa, là gì. Đoạn này có câu mà bây giờ rất phổ thông trong Anh ngữ: “Tên là cái gì ? Đoá hồng tên gì cũng thơm như vậy”

O Romeo, Romeo, wherefore art thou Romeo?Deny thy father and refuse thy name;Or if thou wilt not, be but sworn my loveAnd I’ll no longer be a Capulet.

‘Tis but thy name that is my enemy:Thou art thyself, though not a Montague.What’s Montague? It is nor hand nor foot,Nor arm nor face, nor any other partBelonging to a man. O be some other name!What’s in a name? That which we call a roseBy any other word would smell as sweet;So Romeo would, were he not Romeo call’d,Retain that dear perfection which he owesWithout that title. Romeo, doff thy name,and for thy name, which is no part of thee,Take all myself.

Thợ Điện

20-04-2016, 12:57 AM

Ông đọc chậm còn đỡ ông Gió ,tôi thì hoàn toàn trái ngược lại .Rất ít đọc hoặc không đọc gì hết cả tháng trời .Xưa kia có tập tính trước khi đi ngủ đọc khoảng 20 trang ,mấy năm sau này đến 1 trang cũng không .Chắc không phải tại chán sách ,làm sao chán được cái điều mình làm suốt mấy chục năm này .Nhưng, có lẽ đam mê thứ khác .Cái đam mê lạ lùng cứ quanh quẩn bên đầu .Liệu mình có thể đến được vùng đất nơi mà tuyệt nhiên không có ý tưởng và thời gian

Người việt đoạt giải Pulitzer là quá danh giá rồi ông Gió ,mà giọng văn cũng hay nửa như cười cợt vào những cái thiêng liêng ,nửa như chán ngán cái điều người ta gọi là lí tưởng

Mình cũng trích đăng cho các bác uống cà phê nhâm nhi đỡ buồn

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/19/160419110142_viet_thanh_nguyen_640x360_vietthanhnguyen_nocredit.jpg

Hơn một thập niên qua, cuộc chiến Việt Nam không còn được chính giới Mỹ nhắc đến nữa, ngay cả trong các kỳ tranh cử tổng thống.Sau kỳ bầu chọn giữa ứng cử viên John Kerry, cựu chiến binh từng phục vụ tại Việt Nam, đối đầu với George W. Bush (con) vào năm 2004 thì trong các cuộc vận động sau đó, cụm từ “Cuộc chiến Việt Nam” đã lùi vào lịch sử, thay vào là Iraq và Afghanistan.Kỳ bầu cử năm này, ứng cử viên Ted Cruz có đề nghị ném bom trải thảm để tiêu diệt ISIS, nhưng không ai nhắc đến cuộc chiến cách đây nửa thế kỷ, khi Mỹ sử dụng B-52 ném bom như trải thảm để tiêu diệt các căn cứ của Việt Cộng.Ted Cruz còn quá trẻ hay ông không có nhiều hiểu biết về cuộc chiến Việt Nam nên đã đề nghị như thế mà không lường hậu quả sẽ ra sao. Cũng không có một nhà báo nào đặt cho ông câu hỏi nếu phải đem quá khứ Việt Nam ra soi chiếu cho tương lai, ông sẽ nghĩ sao về bom trải thảm.Các ứng cử viên Bernie Sanders và Donald Trump có nhắc đến hai chữ Việt Nam trong khi đi vận động tranh cử, nhưng là trong khung cảnh phản đối hiệp định thương mại TPP đã được Việt Nam ký kết với Hoa Kỳ.Nhưng cuộc chiến Việt Nam đang được gợi lại qua tiểu thuyết “The Sympathizer” – Cảm tình viên – của Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt). Một tác phẩm đã có rất đông độc giả tìm đọc trong thường xuyên tháng qua.Đó là một câu chuyện tình báo, như James Bond hay Z-28, xoay quanh vấn đề độc lập, tự do của người Việt và hậu quả của cuộc chiến với tất cả những đớn đau và phản bội đã được tác giả dựng lại một cách thật hồi hộp, hấp dẫn trên từng trang sách.Nhân vật chính trong tiểu thuyết được nảy sinh, từ nhỏ bị khinh chê vì là con lai, lớn lên đi du học Mỹ, trở về gia nhập quân đội Việt Nam Cộng hòa, lên đến cấp bậc đại úy và là cảm tình viên cộng sản.Người con lai đó là hai nửa, một nửa từ linh mục Pháp và nửa kia là bà mẹ người Việt. Có điều gì trớ trêu hơn nữa không, hay cũng chỉ như tiểu thuyết “The Thorn Birds” của Colleen McCullough về một tu sĩ công giáo đã được dựng thành phim tập thường xuyên bộ?

“Cảm tình viên” nhắc đến những tín điều của đạo công giáo, với các kinh bổn, kinh tin kính mà ngay chính một linh mục không giữ được đức tin.

Câu chuyện bắt đầu vào những ngày hỗn loạn cuối tháng 4/1975, khi cảm tình viên được di tản bằng máy bay từ Sài Gòn qua Guam, đi theo một tướng của Quân lực Việt Nam Cộng hòa, là cấp chỉ huy trực tiếp, cùng với một người bạn là Bốn, đã uống máu ăn thề với nhau từ ngày còn học sinh. Một bạn chí thân khác của hai người, là Mẫn, thì ở lại.

Sau cuộc di tản, cộng đồng người Việt tị nạn ở Mỹ thành hình và gồm đủ mọi thành phần, làm thường xuyên công việc khác nhéu, bác sĩ, luật sư, gác dan, bồi bàn, làm vườn hay chỉ lãnh trợ cấp xã hội.

Ông tướng qua Mỹ mở tiệm rượu nhưng vẫn quan tâm chuyện chính trị, muốn lấy lại quê hương và được người của CIA cũng như một số dân cử ủng hộ.

vì thế không khí chống cộng hừng hực trong cộng đồng. Bốn là người sống chung với cảm tình viên và chỉ muốn tiêu diệt những người cộng sản. nhiều cựu sĩ quan, binh sĩ nhu cầu được trở về lấy lại quê hương. Trong nhà, trong chung cư thường xuyên người Việt, dù là cựu chiến sĩ hay sinh viên phản chiến đều đặn có treo đồng hồ mang hình bản đồ nước Việt Nam, lúc nào cũng chỉ giờ Sài Gòn để nói lên nỗi nhớ quê hương của họ.Nhưng là một điệp viên hai mặt nên từ khi định cư ở Mỹ cảm tình viên vẫn LH và báo cáo các tin tức sinh hoạt của cộng đồng người Việt tị nạn với cán bộ trong nước, qua đường dây bên Pháp là một người dì. Những bức thư có khi dùng mật mã, có khi viết bằng loại mực không hiện mặt chữ. Các hoạt động của cựu tướng, của những hội Cựu chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng hòa, của mặt trận, của các phong trào yểm trợ kháng chiến, các chương trình gây ra quỹ đều được báo cáo về trong nước.

Đan xen là những cuộc tình giữa cảm tình viên với nữ thư ký của trưởng khoa, với con gái của ông tướng là cựu sinh viên Đại học Berkeley có tư tưởng tiến bộ phóng khoáng.Viết về chiến tranh Việt Nam là đề cập đến những đau thương, ngoài những cái chết vì bom đạn, chết ngoài chiến trường còn là những đau đớn vì tra tấn để khai thác tin tức.Tác giả đã dựng lên những vụ giết người thật éo le. Đó là những vụ ám sát vì lý do chính trị nhưng có thể hiểu là vì tình, vì bị cướp.Như cái chết của cựu thiếu tá mà Bốn và cảm tình viên chủ mưu ám sát rồi dàn cảnh như là nạn nhân bị cướp giết.

Một chủ báo từng là sinh viên du học Mỹ, có tư tưởng phản chiến, làm báo đưa tít: “Move on. War over” cùng đăng những bài viết huy động “hòa giải, trở về xây dựng quê hương” mà cựu tướng cho là thân cộng và ông chỉ nói một câu là cảm tình viên biết sẽ phải làm gì.Thế là chủ báo chết, được dàn dựng để bên ngoài cho là chết vì tình, cuộc tình giữa chủ báo và người phụ nữ cực tả gốc Nhật mà cảm tình viên cũng mê, từng ân ái với cô.

Giết nhà báo xong, cảm tình viên được ông tướng đưa qua Thái Lan cùng với Bổn và hai cựu sĩ quan nữa để tham gian kháng chiến, lấy lại quê hương. Nhưng thực trong tâm cựu tướng muốn chia cắt quan hệ của cảm tình viên với con gái của ông.Tiểu thuyết kết thúc bất ngờ khi cán bộ chính ủy cho cảm tình viên rời trại học tập cải tạo và giúp để vượt biển vào đầu năm 1979, từ Sài Gòn, cùng với Bốn. Ra đi lần này, cảm tình viên đem theo 295 trang giấy viết tự kiểm thảo trong hơn một năm bị giam trong trại học tập ở miền Bắc từ khi cảm tình viên, với Bốn và vài kháng chiến quân nữa bị phục kích và bị bắt trong khi xâm nhập vào Việt Nam từ Thái Lan qua ngả Lào.

Cách hành văn lôi cuốn, đưa người đọc đến những ngạc nhiên và hồi hộp liên tục bên cạnh những nét của cuộc sống người tị nạn ở Mỹ, phảng phất văn hoá Việt qua trang phục, ẩm thực, sinh hoạt học đường, nếp sống gia đình, sinh hoạt văn hoá trước tương đương sau tháng Tư 1975, với ca dao tục ngữ: “Công cha như núi Thái Sơn…”, với thơ Tố Hữu “Mặt trời chân lý chói qua tim”, với văn chương Liên Xô: “Thép đã tôi thế đấy”.

“The Sympathizer” được Nhà Xuất bản Grove Press phát hành năm ngoái và đã được giới bình luận văn chương đưa ra thường xuyên lời khen trong những tháng qua.Hôm thứ Hai 18/4 tác phẩm này của Nguyễn Thanh Việt đã được trao giải Pulitzer 2016, thể loại tiểu thuyết hư cấu, là giải thưởng văn chương cao quí nhất ở Hoa Kỳ.Trên chính trường Mỹ, cuộc chiến Việt Nam đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng trên diễn đàn văn chương, ở một góc độ náo đó thì tâm thức nước Mỹ vẫn chưa bao giờ quên. Chiến tranh chấm dứt đã 41 năm, nay với giải Pulitzer 2016, cuộc chiến Việt Nam đã được gợi lại, nhưng qua một góc nhìn mới lạ của Nguyễn Thanh Việt, từ một đứa trẻ tị nạn, tốt nghiệp tiến sĩ văn chương từ Đại học Berkeley và đang giảng dạy tại University of Southern California.

roamingwind

20-04-2016, 02:10 AM

Bữa trước học được chử “whereof”. Chủ này nghĩa là “tại sau”, nhưng mà câu hỏi whereof này có ý thâm trầm hơn.

Lồi cái dốt :), chử tôi muốn nói là “wherefore”, không phải là “whereof”. Wherefore là “tại sau”, “whereof” là “về sự việc”. Thật tình không biết dịch whereof ra tiếng Việt thế nào. Triết gia Wittgenstein có viết “Whereof one cannot speak, thereof one must be silent.” (nhữg gì mình không diễn tả được, mình phải im.” Nghe nói cuối đời ông ấy đi ra đi vào im lìm. Nhưng có cảm giác “vùng đất nơi mà tuyệt nhiên không có ý tưởng và thời gian” của bác Lâm khác với cái làm Wittgenstein im lìm.

Tôi thì có ý tưởng ngược lại, vì nói không được cho nên cứ ăn cứ nói, hihi…

Thợ Điện

20-04-2016, 02:43 AM

O Romeo, Romeo, wherefore art thou Romeo?Deny thy father and refuse thy name;

Bùi Giáng dịch câu này rất bay bướm .Ôi Romeo Hỡi Romeo sao anh lại là Romeo ? Sao cứ nhìn người dưới một cái tên để dòng đời tàn phai dưới bụi

Bùi Giáng là món quà của đất trời tặng cho Sài Gòn nói theo ngôn ngữ Nhã Thuyên

Whereof hình như dịch là Cái mà hoặc có khi Người mà ông Gió

Bài Adieu thì ông dịch quá xuất thần

Bài thơ L’Adieu

Bài thơ nguyên tác của Guillaume Apollinaire (1880-1918) như sau.

L’AdieuJ’ai cueilli ce brin de bruyèreL’automne est morte souviens-t’enNous ne nous verrons plus sur terreOdeur du temps brin de bruyèreEt souviens-toi que je t’attends

Bản dịch của Bùi Giáng

Bài thơ năm câu trên đây đã đuợc nhà thơ Bùi Giáng dịch như sau.

Lời vĩnh biệt

(1)Ta đã hái nhành lá cây thạch thảoEm nhớ cho, mùa thu đã chết rồiChúng ta sẽ không tao phùng đựợc nữaMộng trùng lai không có ở trên đờiHương thời gian mùi thạch thảo bốc hơiVà nhớ nhé ta đợi chờ em đó …Nhưng Bùi Giáng không phải chỉ dịch một lần. Nhà thơ Bùi Giáng đã khai triển và tiếp tục viết sang bài thứ hai.(2)Đã hái nhành kia một buổi nàoNgậm ngùi thạch thảo chết từ baoThu còn sống sót đâu chăng nữaNgười sẽ xa nhau suốt điệu chàoAnh nhớ em quên và em cũngQuên rồi khoảnh khắc rộng xuân xanhThời gian đất nhạt mờ năm thángTuế nguyệt hoa đà nhị hoán tam.Và tiếp tục dịch thoát ý sang bài thứ ba.(3)Mùa thu chiết liễu nhớ chăng em?Đã chết xuân xanh suốt bóng thềmĐất lạnh qui hồi thôi hết dịpChờ nhéu trong Vĩnh Viễn Nguôi QuênThấp thoáng thiều quang mỏng mảnh dườngNhành hoang thạch thảo ngậm mùi vươngChờ nhau chín kiếp tam sinh tạiThạch thượng khuê đầu nguyệt diểu mang.

roamingwind

20-04-2016, 03:26 AM

O Romeo, Romeo, wherefore art thou Romeo?Deny thy father and refuse thy name;

Bùi Giáng dịch câu này rất bay bướm .Ôi Romeo Hỡi Romeo sao anh lại là Romeo ? Sao cứ nhìn người dưới một cái tên để dòng đời tàn phai dưới bụi

Sao cứ nhìn người dưới một cái tên để dòng đời tàn phai dưới bụi

đang ngồi trong sở mà tôi phá ra cười khi đoc diễn giải của BG.

một trong những lý do mà bây giờ tôi thích đọc sách là vì những nhà văn hay thường là những người đã trải qua khoản thời gian chung đụng với, ngẫm nghĩ về, đời sống, và thấy những dựng lập của con người trong đời sống đưa đến vấn đề thế nào. Đôi khi đang đọc, phá ra cười nói với vợ “he got it. He sees the problem.”

Whereof hình như dịch là Cái mà hoặc có khi Người mà ông Gió

chắc vậy rồi bác Lâm. Mấy chục năm sống đâu có bao giờ phải sử dụng whereof đâu :),thời đại này thì dùng that, which, who/whom.

Thợ Điện

22-04-2016, 12:38 AM

Đời tàn ngõ hẹp

Vũ Hoàng Chương

Gối vải mộng phong bầuVàng son mờ gác xép,Bừng tỉnh mưa còn mau,Chiều tàn trong ngõ hẹp.

Mưa lùa gian gác xép,Ngày trắng theo nhau qua.Lá rơi đầy ngõ hẹp:Đời hiu hiu xế tà.

Ôi! ta đã làm chi đời ta ?Ai đã làm chi lòng ta ?Cho đời tàn tạ lòng băng giáSương mong manh quạnh chớm thu già.

Mải mê theo sự nghiệp,Quá trớn, lỡ giàu sang;Mưa rơi, chiều ngõ hẹp,Lá vàng bay ngổn ngang…

Dìu vương nhéu mươi chiếc lá khô vàng,Xuân đời chưa hưởng kịp,Mây mùa thu đã sang.

Giấc hồ nghe phấp phớiCờ biển nhìn mơ màng,Đường hoa son phấn đợi,áo gấm về xênh xang…

Chập chờn kim ốc giai nhân…Gió lạnh đưa vèo,Khoa danh trên gối rụng tàn theo!Nao nao đàn sáo phai dần…

Hạnh phúc tàn theo,Nửa gối thê nhi lá rụng vèo!Song hồ lơ lửng khép,Giường chiếu ấm hơi mưa;

Chiêm bao mờ thoáng hương thừa,Tan rồi mộng đẹp,Ôi thời xưa!

Ta đã làm chi đời ta xưa?Ta đã sử dụng chi đời ta chưa?

Thiên thu? ngờ sự nghiệp!Chiều mưa rồi đêm mưa;

Gió lùa gian gác xép,Đời tàn trong ngõ hẹp.

ChienKhuD

25-04-2016, 11:34 PM

nhạc thì rề rà chán thấy mồ vậy mà chơi guitar ác liệt thế này

Nhìn tay trái thấy khó quá ông Thợ ơi. Tôi tập bài của thầy soạn, thấy viết tay cách đây chắc mấy chục năm rồi.

Bài nào cũng khoái hết đang tập tiếp bài Hotel California kinh điển.

Thợ Điện

26-04-2016, 12:29 AM

Không ngờ xin Visa lại có vài rắc rối thì ra sự dễ dãi chỉ có ở mặt ngoài ông D .Đi tư cách cá nhân họ bắt phải nói rõ sẽ đến những đâu ,ticket phải giữ cho tới 5 năm .Còn không đi theo đoàn thì dễ hơn 4K một tuần .Mẹ nó cắt cổ ! Tôi nói tôi đâu có bị trở ngại ngôn ngữ đi lang thang chơi mới khoái chứ du lịch ai mà đi theo đoàn .Họ nói không bảo đảm an ninh cho mình

Thì ra hai chế độ vẫn khác nhéu hoàn toàn .Tôi dân du lịch bụi mà vé máy bay chừng vài trăm ,ăn ở vài trăm nữa khoảng hơn 1K là chơi lè phè suốt tháng rồi .4K thì rong chơi vòng vòng Châu Âu sướng hơn thường xuyên hứng chí đi dọc theo hành lang Ba Lan vào Đông Âu cũng khoái vậy .Ông con bảo con trả tiền cho bố .Mình lườm nó .không phải tôi tiếc tiền nhưng cái gì đáng thì thôi ,anh đâu phải dân du lịch mà khuyên tôi

Ông coi Hà Lan thanh bình thế này việc quái gì phải khổ thân

X9o2oKOQIrM

ChienKhuD

26-04-2016, 09:40 AM

Đi theo đoàn chán thấy mồ ông Thợ ơi. Như tôi còn phải cắn răng theo đoàn cho vợ con vui chứ ông thì mây gió bồng bềnh đi sao được. Hay đi châu Âu hành ông Tý bé Huyền. Cuba giờ thì khó chứ năm sau chắc sẽ dễ hơn.

huyenmapu

26-04-2016, 05:23 PM

Bác Tý cũng lâu lắm rồi cháu không thấy lên đây kể chuyện gì, không biết bác ấy bận công tác mới ra sao rồi các bác nhỉ.Bác Lâm : bên Cuba vẫn khó quá bác nhỉ, họ vẫn còn lo lắng cho dân du lịch quá có phải do bất ổn an ninh không ạ ?

Thợ Điện

27-04-2016, 01:01 AM

Bác Tý đã bị bệnh nặng rồi cháu Huyền ,bình thường ông ấy hay uống rượu rắn rít bò cạp tưởng rằng để bổ nhưng thật ra nó là chất kích thích .Giống như xe cũ rồi mà cứ bắt nó đua thì sớm muộn gì cũng banh tà rông chứ công tác gì cháu .

Ông ấy muốn khỏi bịnh phải qua nhờ ông Gió dậy cho khí công rồi thuốc men phục hồi nguyên khí mới lấy lại thăng bằng

Bác nhiều lần van xin phép ông nhưng ông ấy đâu chịu nghe ,chỉ tin vào các hũ rượu của mình

Cuba vẫn chưa đơn giản cho khách du lịch cháu ,hôm cãi nhau ở lãnh sự quán tức quá bác lôi passport VN ra nói thì tao cũng ở quốc gia cùng thể chế sao mày làm khó hoài .Tụi nó nói thì mày về VN đi là ok nhưng đi bằng passport Mỹ thì phải chịu qui định vậy .Coi như huề tiền

Châu Âu đi thường xuyên rồi ông D .Nếu nói về sự sang trọng và hào nhoáng có khi cả nước của họ chỉ bằng một bang của Mỹ .Tôi thích đi những vùng sơ khai để mình có cái mà khám phá .Kì tới tôi sắp xếp ra Bắc vì có quá nhiều chỗ mình chưa biết như Hoàng su phì ,Cao Bằng ,Lạng Sơn Yên Bái

Có bài viết của một bác ở Mỹ vài năm post cho các bác xem chơi

https://hieuminh.files.wordpress.com/2016/04/vegi-in-safeway.jpg?w=950&h=713

Nếu du khách tới Mỹ gặp ông biên phòng kiểm tra hộ chiếu thì câu đầu tiên là:Chào ông bà!Ông bà đến Mỹ vì lý do gì? Và câu tiếp sẽ là: Ông bà có mang đồ ăn thức uống, hạt giống hay cây trồng trong hàng hóa hay không? Nghĩa là tình trạng nhập cảnh quan trọng hàng đầu và thực phẩm và sản phẩm nông lâm ngư nghiệp đứng hàng thứ hai khi vào Mỹ.

“Cái gì đây”?

Có lần tôi bay từ Dili đến Darwin, cửa khẩu của Australia có hai vai li. Từ Hà Nội một người bạn gửi tặng gia đình vài lạng mộc nhĩ và nghĩ rằng giống như Mỹ, thực phẩm thuộc loại khô cong queo không phải khai.

Nhân viên hải quan nhìn tôi chăm chú và hỏi: Ông có chắc là trong vali không có thực phẩm phải khai không? Ông biết đó, Australia có thể phạt hàng trăm ngàn đô la hay bỏ tù nếu ai vi phạm. Mình tự tin trả lời: Không, thưa ông!

Va ly qua máy soi và tôi bị gọi để mở vali. Họ chỉ ngay gói mục nhĩ và hỏi, cái gì đây. Vốn tiếng Anh dốt, mình cố giải thích đây là loại mọc ở trên cây khô, và nó cũng phơi khô rồi, tôi không nghĩ phải khai cái này.

Anh hải quan đi một lúc, kiểm tra loại này trên mạng và nói: Ông thật may vì loại này không phải bị phạt, nhưng không được mang vào. Ông nhớ hộ, những gì cho vào miệng là thực phẩm.

Mồ hôi tóa ra khắp người, mình lôi chiếc va li đã lục tung, run run gói lại. Kể từ đó không bao giờ mang bất kỳ thứ gì ăn được vào hai quốc gia này.

Hoa Kỳ và Australia được coi là hai nước an toàn thực phẩm nhất thế giới vì chế độ bảo hộ nền nông nghiệp hết sức ngặt nghèo.

Bộ Nông nghiệp (NN – USDA) Hoa Kỳ được coi là một trong số những bộ có quyền lực nhất, có chức năng quản lý thường xuyên lĩnh vực trong sản xuất và phân phối thực phẩm. Đó là kiểm tra hàng nội địa, hàng nhập khẩu, hàng xuất khẩu, đánh giá rủi ro, và giáo dục công chúng về an toàn thực phẩm.

Nhờ có hệ thống kiểm dịch tốt nên Hoa Kỳ đã tránh được thường xuyên dịch bệnh nguy hiểm như E. Coli xảy ra tháng 2012. Hàng năm quốc gia này cũng tránh được khoảng 25,000 trường hợp mắc bệnh do ngộ độc thực phẩm.

Chính sách “test and hold – kiểm tra và giữ lại” có hiệu lực từ tháng 12-2012, yêu cầu thực phẩm phải được kiểm nghiệm bằng công nghệ xem là đã đủ an toàn hay chưa. Chính việc này đã giúp cho các Doanh nghiệp sản xuất không tốn tiền của để hủy thực phẩm không an toàn đã cấp cho thị trường. Từ năm 2007 tới 2009 đã có tới 44 vụ thực phẩm bị thu hồi trên khắp cả nước.

FSIS (Food Safety and Inspection Service) có hệ thống thông tin hiện đại để định vị chiều hướng thể trạng cộng đồng và an toàn thực phẩm có liên quan tới nhéu. Thịt bò, thịt lợn, thịt gà đưa ra thị trường đều qua kiểm nghiệm gắt gao.

Họ còn có hệ thống giao dịch và đối thoại với người tiêu sử dụng trên mạng internet. Hàng năm xử lý 2,3 triệu nhóm tin, hàng trăm ngàn email, cuộc liên lạc thoại kể cả qua chatting, tiếp xúc với hơn nửa triệu khách hàng phàn nàn về an toàn thực phẩm.

Khoa học và công nghệ được áp dụng trong tránh ngộ độc thực phẩm, thực phẩm nhiễm độc hay không an toàn, cơ sở dữ liệu của thường xuyên năm được thu thập nhằm bảo vệ y tế cộng đồng. Hàng năm, nhà nước chi khoảng 70 triệu đô la cho nghiên cứu an toàn thực phẩm, giáo dục cộng đồng để tiến tới một qui trình từ farm to fork (thức ăn từ nơi chăn nuôi trồng trọt trên đồng đến bát ăn) được kiểm soát chặt chẽ.

Đó là sự sống còn

Hồi mới sang Mỹ vào nhà ăn, thấy các bà trong bếp lôi ra một túi rau spinach đổ vào khay làm salad mà không thấy họ rửa. Ngạc nhiên hỏi lại mới biết, rau quả bán trong các nhà hàng Mỹ như Safeway (cách an toàn), Costco, Giant Food hay Haris Teeter (chuỗi cửa hàng thực phẩm) mua về không phải rửa vì đã được làm sạch. Chỉ có cửa hàng của người châu Á mới bán rau chưa rửa và người Mỹ ít đến mua vì họ sợ… không an toàn.

Vệ sinh tại cửa hàng bán đồ ăn cũng hết sức nghiêm ngặt. Ai muốn mở nhà hàng bán đồ ăn phải qua một đợt huấn luyện về vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường và phải có chứng chỉ hành nghề, thường mất vài ba tháng mới được. nhiều người thi đi thi lại mới đỗ dù thạo nấu ăn ở khách sạn năm sao.

Cả ngày bán hàng xong, nhà hàng phải lau chùi sạch sẽ, đồ đạc xếp đâu vào đó, thức ăn thừa phải cho vào sọt rác, nồi niêu xoong chảo phải bóng loáng. Người kiểm tra thường đến bất chợt, có khi họ đợi ở cửa hàng từ 5 giờ sáng khi chủ chưa tới để vào cùng với chủ kiểm tra xem hôm trước có làm theo đúng nội qui hay không. Chưa kể thức ăn đôi lúc được kiểm tra qua hệ thống phân tích thực phẩm để biết có an toàn, có sạch hay không.

Vi phạm sẽ bị phạt tiền, tước chứng chỉ như bằng lái xe. Đương nhiên khách hàng bị ngộ độc thức ăn tại cửa hàng sẽ bị kiện cho sạt nghiệp.

Đối với xứ mình, làm vài viên barberine là ổn, nhưng người Mỹ sẽ không chấp nhận. Tham gia TPP không thể để một nền nông nghiệp mà phần đông dân chúng không biết mình có được sử dụng thực phẩm an toàn hay không.

Tờ VN Economy cho hay, người nuôi cá basa của Việt Nam đang lo vì hệ thống tiêu chuẩn “Quy định cuối cùng” về việc thiết lập chương trình giám sát đối với các loài cá thuộc bộ Siluriformes, trong đó có cá tra, cá basa của Việt Nam, vừa được Bộ NN Mỹ ban hành.

Để cá tra xuất khẩu sang Mỹ, Việt Nam phải đưa ra một hệ thống những tiêu chuẩn được phía Mỹ xem xét là cũng như và căn cứ trên đó, các công ty sẽ làm theo. Hiện tại, cá tra xuất khẩu qua Mỹ phải bị kiểm soát bởi FDA, tức là cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm nhập khẩu vào Mỹ.

Nhưng sắp tới, FSIS của Mỹ sẽ kiểm tra tất cả các quy trình “tạo ra danh mục cá tra” từ khâu con giống… đến danh mục cuối cùng. Như vậy chuyện field to fork (từ trang trại đến bàn ăn) sẽ áp dụng cho cá basa Việt Nam. Muốn tồn tại với thị trường Mỹ, chẳng còn cách nào hơn là theo chuẩn của Mỹ và cũng là cầu nối vào TPP trong tương lai, tiến tới một nền nông nghiệp và thực phẩm an toàn.

Tới đây, câu chuyện không phải là mua hàng của Việt Nam là yêu nước mà đó là sự sống còn với thực phẩm an toàn cho chính dân mình và cho thế giới.

ChienKhuD

27-04-2016, 08:26 AM

Ở mình giờ không dám ăn trái cây & rau sống ông Thợ ơi. Toàn đồ bẩn. Vài người anh em tôi còn làm nông nên tôi rất rõ chuyện “cây ăn – cây bán, con ăn – con bán”… nói chung cái nào sạch thì để ăn, cái nào bẩn thì đem bán cho thằng khác ăn chết chơi. Đứa bạn thân đến thăm tặng mình bao gạo và mấy bó rau bảo nhà trồng không thuốc. Mà công nhận gạo một cách tự nhiên nhìn đen đen nhưng nấu cơm ăn ngon dễ sợ, nó có được cái thơm ngọt đặc trưng mà gạo tẩy trắng ở siêu thị không có được.

Cái ngựa đàn của cây cổ cầm mòn rồi ông Thợ, nhiều nốt phát ra bị rè. Cái này tụi nó bán đầy nhưng không biết dùng loại nào cho tốt, toàn là nhựa tầu. Mới nhập môn nên nhờ ông tư vấn hộ.

Thợ Điện

27-04-2016, 09:03 AM

Nốt rè đâu phải tai ngựa ông ,nó rè vì phím ,ngựa đâu có ai đụng chạm đến mà mòn ông nên mang nó ra nguyễn thiện thuật cho tụi nó sửa là được ngay hoặc thay phím hoăc thay ngựa

roamingwind

28-04-2016, 12:17 AM

4 ngàn đô cho một tuần hả bác Lâm ? Tụi này chảnh thật. Tui cũng đã biết là đi Cuba cũng còn điều kiện, vẫn phải đi theo đoàn, nhưng không ngờ mắc giử vậy. Chắc chừng hai năm nữa dân ba lô mới có cơ hội vào; mặc khác lúc đó e rằng các phòng ngủ, quán ăn, sẽ lên giá cắt cổ. cũng như bên Myanmar, vài năm trước nghe nói nới rộng cho dân du lịch vào, năm ngoái hai vợ chồng tính đi chơi, nhưng xem thông tin thì thấy các hotel, quán ăn, được thể lên giá vùn vụt. Vợ thấy chảnh quá không thèm đi.

Không phải an ninh gì đâu cô Huyền. Tụi nó bắt đi theo đoàn để dể bề kiểm soát và làm tiền thôi. Mình đi lang thang một mình làm gì nói gì tụi nó đâu biết, và tiền mình tiêu dùng vào tay người dân chứ đâu vào tay chính phủ.

Cô Huyền và ông Đ có đánh con khi dạy dổ không ? Đừng nhe. Tôi mới đọc tin sáng nay, có một research theo dõi các đứa nhỏ, 160000 đứa, trong vòng 50 năm, họ kết luận là những người bị ba má đánh hồi nhỏ lớn lên có thường xuyên sắt xuất trạng thái tâm lý không tốt. Hồi nhỏ tôi bị đánh là thường, vì tôi học dốt lắm. Học trường danh giá Taberd mà y như năm nào má tôi cũng phải vào xin cho tôi lên lớp, đó là nhờ có quen biết (bởi vậy cho đến bây giờ cái tiếng Pháp của tôi nó chả ra cái gì). Má tôi thì nóng tánh, dạy tôi học mà hỏi câu nào vài lần tôi còn ngập ngừng là bả ra tay ngay. Sau này mẹ già có nói “lúc đó còn nhỏ, còn nóng tánh,” như là một cách xin phép lổi với tôi. Có một thời gian, lúc tôi thường ngồi thiền, tôi đem những hình ảnh củ, những LH của tôi vơí ba và me ra nhìn lại. Có một ông cha Công Giáo, ông Anthony De Mello, mà tôi có mua cuốn sách tặng ông Tý, ông ấy nói trong khi giảng: “ai đang nghe tôi vậy ? Anh chị đang nghe, hay ba má trong anh chị em đang nghe ?”

Tuần trước nghĩ vài ngày, hai vợ chồng đi Yosemite leo thác chơi. Các ông bà xem vài tấm hình. Mùa Đông rồi mưa nhiều, mựt nước các thác tại Yosemite được xem là cao nhất trong mười năm nay.

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20160422_135849_zpsosnrnzub.jpg

Đứng nhìn nước lũ như vầy liên tưởng đến bài thơ của ông gì đó bên Trung Quốc nói về con sông gì đó, mà khi chưa đến thì cứ tưởng tượng tùm lum, khi đến rồi thì nó cũng chỉ nó. Bác Lâm nhớ bài này không ?

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20160422_143753_zpsj7p8pxtq.jpg

Để chụp cái hình trên, phải đứng gần thác lắm và bị đẩm hết nước như đi trong mưa. Kết quả là máy chụp hình và cell phone của vợ hiền bị hư vì thấm nước.

Thợ Điện

28-04-2016, 01:46 AM

Quên hết rồi ông Gió ơi

7 tuổi mình theo mẹ về quê ngoại. Bà ngoại sống một mình ở quê. Chỉ cách trung tâm Hà Nội khoảng 15 cây nhưng đã là quê thật sự.

Quê có ruộng, ao, rặng tre và một con sông đầy ắp nước xanh trong, nước chảy cuồn cuộn. Có lối đi xuống bằng gạch đỏ xây nghiêng. Mọi người hay tắm giặt ở đấy.

Nhà bà ngoại ở cuối làng, đến đầu đoạn rẽ mình và mẹ gặp bà ở ruộng rau muống. Bà đang hái rau, bây giờ mình vẫn nhớ như in dáng bà gầy còng còng lúi húi dưới ruộng , rồi ngẩng đâu lên gọi

– Mẹ con nhà mày về đấy à.?

Ở quê chơi mấy ngày hè, ở quê thường xuyên cây nên có nhiều bóng mát. Nhất là rặng tre góc nhà toả bóng kín cả sân. Nhà gỗ mái gianh, nền đất nện rất mát. Buổi chiều ăn cơm ngoài hiên cũng bằng đất nện khô nứt toác.

Con chó nhà bà lại gần mâm cơm, cái con chó đen gầy nhẳng. Mình với cái chổi sể đập cho một nhát. Nó bị bất ngờ ẳng một tiếng vùng ra, rõ là ăn vạ, nó chả đau tí nào. Bà bảo.

– Đừng đánh nó phải tội.

Mình ngơ ngác , không hiểu phải tội là gì. Lúc đó cũng chẳng hỏi bà, chỉ biết như thế là không nên làm.

Lớn một tí, lúc tầm 10 tuổi phải nấu cơm cho cả nhà. Mẹ dạy cách nấu cơm, mẹ bảo.

– Người ta vất vả lắm mới làm được hạt gạo, mình có để ăn là may, nếu không nấu ngon mà khê hay nhão không ăn được. Phải tội lắm con ạ, của trời cho để nuôi con người.

Chị Hà ở cùng ngõ bán cháo lòng, một hôm mình thấy anh chồng chị làm lòng thế nào như không sạch. Anh ấy vội đi đánh chẵn. Chị Hà mắng.

– Chỉ ham rúc vào hội thôi, làm thế người ta ăn đau bụng phải tội chết.

Cái câu phải tội cứ như luôn ở miệng người lớn, làm cái gì cũng phải tôi chết, phải tội chết.

Một hôm mình hỏi bố.

– Bố ơi ! sao trẻ con làm gì sai, người lớn cứ nói phải tội chết, phải tội là gì hả bố. Như ông Lư bán bánh mỳ sốt vang, người ta bảo ông cho phẩm đỏ vào à. Ông bảo ông chỉ cho gấc thôi, cho phẩm đỏ phải tội chết.

Bố bảo.

– Mình làm gì ác cho người khác là phải tội con ạ, cho phẩm đỏ là hoá học. Người ta ăn vào bị đau bụng, ốm. Thế là mình phải tội. Nếu phải tội như thế, sẽ bị trừng phạt. Con người lúc nào cũng có hai vị thần ngự ở hai vai, mình làm gì ác họ đều đặn thấy hết.

Năm tháng qua đi, lớn rồi làm đủ nghề, vì ham tiền có lúc làm nghề chả ra gì. Đôi lúc nghe văng vẳng câu – phải tội đấy. Thế là bỏ nghề. Làm thợ cửa hoa, cửa sắt cùng mấy anh em. Có ai định làm ẩu không sơn chống gỉ, chỉ định phun luôn lớp sơn màu lên. Cũng phải ngăn lại, bắt phải sơn chống gỉ rồi hôm sau khô mới sơn màu. Mất thêm cả ngày công, nhưng nói anh em mình làm thế phải tội. Vài hôm sắt gỉ, người ta oán mình.

Thế mới biết cái câu – phải tội đấy – ám ảnh. Mà tội phạm kiểu ấy chẳng có pháp luật nào xử, chẳng pháp luật nào biết mà vẫn sợ.

Bây giờ dường như người lớn chẳng nói với trẻ con câu ấy, nhiều lần mình để ý chỉ thấy quát mắng trẻ con nghịch. Hoặc đứa trẻ đánh con chó, con mèo cùng lắm ngăn nó lại. Không ai nói câu – phải tội đấy. Chắc tại câu ấy quê mùa, lạc hậu và lẩm cẩm, dở hơi.

Nhưng mà từ khi không có câu dở hơi, lẩm cẩm quê mùa ấy. Mọi thứ có vẻ khác, rau ngấm thuốc sâu, thuốc kích thích, thịt lợn ăn chất tạo nạc, cá trắng cho ăn hoá chất thành cá đỏ, con moi ( ruốc ) nhuộm thành màu khác. Đủ các thứ hoá chất người ta cho vào thức ăn để bán cho nhau. Mỗi năm có đến 200 ngàn người ung thư, 75 ngàn người chết vì ung thư.

Mình đi chùa, chỉ thấy nhà sư ở chùa to nói về cúng dàng, cúng càng thường xuyên càng được lộc. Rồi giải hạn, rồi cầu tài lộc. Rồi thuyết giảng những điều cao siêu huyễn hoặc đâu đâu cho đám con buôn , cờ bạc, cầm đồ nghe. Chẳng thấy nhà sư nào thuyết giảng về việc làm ăn gian dối, pha chất nọ kia để trục lợi sẽ bị phải tội đày chín tầng địa ngục, vào vạc dầu, con cháu bị vạ lây.

Chảng hạn lúc này, gặp ai đang pha hoá chất tẩy rửa thực phẩm ôi thiu để chúng hết mùi rồi bán cho khách. Mình có nói làm thế phải tội, chắc họ cười cho là mình dở hơi. có thể họ bảo mày điên à, tao làm thế này là đóng ” luật ” các cửa rồi. Sao mà bị tội được.

Thế đấy, giờ không còn quỷ thần hai vai chứng giám tội lỗi để ghi lại rồi trừng phạt. Giờ chỉ có các cấp chính quyền, họ là những con người cụ thể. Nhưng quyền của họ còn hơn thần thánh, họ bắt là được, tha là xong. Đôi khi họ bận nhiều việc, nên không thể biết hết những ai làm gian dối, hại người. Mà chính quyền cũng gian dối kiểu chính quyền bảo sao người dân không gian dối kiểu của họ.

Cả một xã hội dối gian điên đảo, lừa nhéu đủ mọi thứ, pha cho nhau đủ mọi thứ để tống vào miệng nhau. Mày cho tao ăn rau độc tao cho mày ăn thịt độc , thằng kia bán rượu pha thuốc sâu thằng này bán trà cũng phân bón tăng độ đậm.

Không có thần thánh, không có pháp luật, không có tình thương. Ai làm gì gian dối cũng được miễn là lo lót cho quan chức và không để người tiêu sử dụng thấy là ổn.

Bỗng dưng thèm nghe ai nói – làm thế phải tội chết.

Thèm đến ứa nuớc mắt, có khi mình dở hơi và lẩm cầm thật rồi.

Thợ Điện

30-04-2016, 11:15 PM

Nguyễn Quang Lập

30-4-2016

Mãi tới ngày 30 tháng 4 năm 1975 tôi mới biết thế nào là ngày sinh nhật. Quê tôi người ta chỉ quan tâm tới ngày chết, ngày sinh nhật là cái gì rất phù phiếm. Ngày sinh của tôi ngủ yên trong học bạ, chỉ được nhắc đến mỗi kì chuyển cấp. Từ thuở bé con đến năm 19 tuổi chẳng có ai nhắc tôi ngày sinh nhật, tôi cũng chẳng quan tâm. Đúng ngày “non sông thu về một mối” tôi đang học Bách Khoa Hà Nội, cô giáo dạy toán xác suất đã cho hay đó cũng là ngày sinh nhật của tôi. Thật không ngờ. Tôi vui mừng đến độ muốn bay vào Sài Gòn ngay lập tức, để cùng Sài Gòn tận hưởng “Ngày trọng đại”.

Kẹt nỗi tôi đang học, ba tôi không cho đi. Sau ngày 30 tháng 4 cả nhà tôi đều đặn vào Sài Gòn, trừ tôi. Ông bác của tôi dinh tê vào Sài Gòn năm 1953, làm ba tôi luôn ghi vào lý lịch của ông và các con ông hai chữ “đã chết”, giờ đây là triệu phú số một Sài Gòn. Ba tôi quá mừng vì ông bác tôi còn sống, mừng hơn nữa là “triệu phú số một Sài Gòn”. Ông bác tôi cũng mừng ba tôi hãy còn sống, mừng hơn nữa là “gia đình bảy đảng viên cộng sản”. Cuộc đoàn tụ vàng ròng và nước mắt. Ông bác tôi nhận nước mắt đoàn viên bảy đảng viên cộng sản, ba tôi nhận hơn hai chục cây vàng đem ra Bắc trả hết nợ nần còn xây được ngôi nhà ngói ba gian hai chái. Sự đổi đời kì diệu.

Dù chưa được vào Sài Gòn nhưng tôi đã thấy Sài Gòn qua ba vật phẩm lạ lùng, đó là bút bi, mì tôm và cassette của thằng Minh cùng lớp, ba nó là nhà thơ Viễn Phương ở Sài Gòn gửi ra cho nó. công ty chúng tôi xúm lại quanh thằng Minh xem nó thao tác viết bút bi, hồi đó gọi là bút nguyên tử. Nó bấm đít bút cái tách, đầu bút nhô ra, và nó viết. Nét mực đều tăm tắp, không cần chấm mực không cần bơm mực, cứ thế là viết. công ty chúng tôi ai nấy há hốc mồm không thể tin nổi Sài Gòn lại có khả năng sản xuất được cái bút tài tình thế kia.

Tối hôm đó thằng Minh bóc gói mì tôm bỏ vào bát. Tưởng đó là lương khô công ty chúng tôi không chú ý lắm. Khi thằng Minh đổ nước sôi vào bát, một mùi thơm rất lạ bốc lên, hết thảy Chúng Tôi đều nuốt nước bọt, đứa nào đứa nấy bỗng đói cồn cào. Thằng Minh túc tắc ăn, Chúng Tôi vừa nuốt nước bọt vừa cãi nhau. Không đứa nào tin Sài Gòn lại có thể sản xuất được đồ ăn cao cấp thế kia. Có đứa còn bảo đồ ăn đổ nước sôi vào là ăn được ngay, thơm ngon thế kia, chỉ giành cho các nhà du hành vũ trụ, người thường không bao giờ có.

Thằng Minh khoe cái cassette ba nó gửi cho nó để nó học ngoại ngữ. Tới đây thì tôi bị sốc, không ngờ nhà nó giàu thế. Với tôi cassette là của cải/tài sản lớn, chỉ những người giàu mới có. Năm 1973 quê tôi lần đầu xuất hiện một cái cassette của một người du học Đông Đức trở về. Cả làng chạy đến xem máy ghi âm mà ai cũng đinh ninh đó là công cụ hoạt động tình báo, người thường không thể có. Suốt mấy ngày liền, dân làng tôi say sưa nói vào máy ghi âm rồi bật máy nghe tiếng của mình. Tôi cũng được nói vào máy ghi âm và thật vọng vô cùng không ngờ tiếng của tôi lại tệ đến thế. Một ngày tôi thấy của cải/tài sản lớn ấy trong tay một sinh viên, không còn tin vào mắt mình nữa. Thằng Minh nói, rẻ không à. Thứ này chỉ ghi âm, không có radio, giá hơn chục đồng thôi, bán đầy chợ Bến Thành. Không ai tin thằng Minh cả. Tôi bỉu môi nói với nó, cứt! Rứa Sài Gòn là tây à? Thằng Minh tủm tỉm cười không nói gì, nó mở cassette, lần đầu tiên Chúng Tôi được nghe nhạc Sài Gòn, tất cả chết lặng trước giọng ca của Khánh Ly trong Sơn ca 7. Kết thúc Sơn ca 7 thằng Hoan bỗng thở hắt một tiếng thật to và kêu lên, đúng là tây thật bay ơi!

Sài Gòn là tây, điều đó hấp dẫn tôi đến nỗi đêm nào tôi cũng mơ tới Sài Gon. Kì nghỉ hè năm sau, tháng 8 năm 1976, tôi mới được vào Sài Gòn. Ba tôi vẫn bắt tôi không được đi đâu, “ở nhà học hành cho tử tế”, nhưng tôi đủ lớn để bác bỏ sự ngăn cấm của ông. Hơn nữa cô họ tôi rất yêu tôi, đã cho người ra Hà Nội đón tôi vào. Xe chạy ba ngày ba đêm tôi được gặp Sài Gòn.

Tôi sẽ không kể những gì lần đầu tôi thấy trong biệt thự của ông bác tôi, từ máy điều hòa, tủ lạnh, ti vi tới xe máy, ô tô, cầu thang máy và bà giúp việc tuổi năm mươi một mực lễ phép gọi tôi bằng cậu. Ngay mấy cục đá lạnh cần lúc nào có ngay lúc đó cũng đã làm tôi thán phục lắm rồi. Thán phục chứ không ngạc nhiên, vì đó là nhà của ông triệu phú. xin kể những gì buổi sáng đầu tiên tôi thực sự gặp gỡ Sài Gòn.

Khấp khởi và hồi hộp, rụt rè và cảnh giác tôi bước xuống lòng đường thành phố Sài Gòn và gặp ngay tiếng dạ ngọt như mía lùi của bà bán hàng tạp hóa đáng tuổi mạ tôi. Không nghĩ tiếng dạ ấy giành cho mình, tôi ngoảnh lại sau xem bà chủ dạ ai. Không có ai. Thì ra bà chủ dạ khách hàng, điều mà tôi chưa từng thấy. Quay lại thấy nụ cười bà chủ, nụ cười khá giả tạo. Cả tiếng dạ cũng giả tạo nhưng với tôi là trên cả tuyệt vời. Từ bé cho đến giờ tôi toàn thấy những bộ mặt lạnh lùng khinh khỉnh của các mậu dịch viên, luôn coi khách hàng như những kẻ làm phiền họ. Lâu ngày rồi chính khách hàng cũng tự thấy mình có lỗi và chịu ơn các mậu dịch viên. Nghe một tiếng dạ, thấy một nụ cười của các mậu dịch viên dù là giả tạo cũng là điều không tưởng, thậm chí là phi lí.

Tôi mua ba chục cái bút bi về làm quà cho bạn bè. Bà chủ lấy dây chun bó bút bi và cho vào túi nilon, chăm chút cẩn thận cứ như bà đang gói hàng cho bà chứ không phải cho tôi. Không một mậu dịch viên nào, cả những bà hàng xén quê tôi, đáp ứng khách hàng được như thế, cái túi nilon gói hàng càng không thể có. Ai đòi hỏi khách hàng dây chun buộc hàng và túi nilon đựng hàng sẽ bắt gặp cái nhìn khinh bỉ, vì đó là đòi hỏi của một kẻ không hâm hấp cũng ngu đần. Giờ đây bà chủ tạp hóa Sài Gòn làm điều đó hồn hậu như một niềm vui của chính bà, khiến tôi sửng sốt.

Cách đó chưa đầy một tuần, ở Hà Nội tôi đi sắp hàng mua thịt cho anh cả. Cô mậu dịch viên hất hàm hỏi tôi, hết thịt, có đổi thịt sang sườn không? Dù thấy cả một rổ thịt tươi dưới chân cô mậu dịch viên tôi vẫn đáp, dạ có! Tranh cãi với các mậu dịch viên là điều dại dột nhất trần đời. Cô mậu dịch viên ném miếng sườn heo cho tôi. Cô ném mạnh quá, miếng sườn văng vào tôi. Tất nhiên tôi không hề tức giận, tôi cảm ơn cô đã bán sườn cho tôi và vui mừng đã chụp được miếng sườn, không để nó rơi xuống đất. Kể vậy để biết vì sao bà chủ tạp hóa Sài Gòn đã làm tôi sửng sốt.

Rời quầy tạp hóa tôi tìm tới một quán cà phê vườn. Uống cà phê để biết, cũng là để ra dáng ta đây dân Sài Gòn. Ở Hà Nội tôi chỉ quen chè chén, không dám uống cà phê vì nó rất đắt. Tôi ngồi vắt chân chữ ngũ nhâm nhi cốc cà phê đen đá pha sẵn, hút điếu thuốc Captain, tự thấy mình lên hẳn mấy chân kính. Không may tôi vô ý quờ tay làm đổ vỡ ly cà phê. Biết mình sắp bị ăn chửi và phải đền tiền ly cà phê mặt cậu bé hai mươi tuổi đỏ lựng. Cô bé phục vụ chạy tới vội vã lau chùi, nhặt nhạnh mảnh vỡ thủy tinh với một thái độ như chính cô là người có lỗi. Cô thay cho tôi một ly cà phê mới nhẹ nhàng như một lẽ đương nhiên. Tôi thêm một lần sửng sốt.

Một giờ sau tôi quay về nhà ông bác, phát hiện sau nhà là một con hẻm đầy sách. Con hẻm ngắn, rộng rãi. Tôi không nhớ nó có tên đường hay không, chỉ nhớ rất thường xuyên cây cổ thụ tỏa bóng sum sê, hai vỉa hè đầy sách. Suốt buổi sáng hôm đó tôi tha thẩn ở đây. Quá thường xuyên sách hay, tôi không biết nên bỏ cuốn gì mua cuốn gì. Muốn mua hết phải chất đầy vài xe tải. Giữa hai vỉa hè mênh mông sách đó, có cả những cuốn sách Mác – Lê. Cuốn Tư Bản Luận của Châu Tâm Luân và Hành trình trí thức của Karl Marx của Nguyễn Văn Trung cùng thường xuyên sách khác. Thoạt đầu tôi tưởng sách từ Hà Nội chuyển vào, sau mới biết sách của Sài Gòn xuất bản từ những năm sáu mươi. Tôi hỏi ông chủ bán sách, ở đây người ta cũng cho in sách Mác – Lê à? Ông chủ quán vui vẻ nói, dạ chú. Sinh viên trong này học cả Mác – Lê. Tôi ngẩn ngơ cười không biết nói gì hơn.

Chuyện quá nhỏ, với nhiều người là không đáng kể, với tôi lúc đó thật khác thường, nếu không muốn nói thật lớn lao. Tôi không cắt nghĩa được đó là gì trong buổi sáng hôm ấy. Tôi còn ở lại Sài Gòn thêm 30 buổi sáng nữa, vẫn không cắt nghĩa được đó là gì. Nhưng khi quay ra Hà Nội tôi bỗng sống khác đi, nghĩ khác đi, đọc khác đi, nói khác đi. Bạn bè tôi ngày đó gọi tôi là thằng hâm, thằng lập dị. Tôi thì rất vui vì biết mình đã được giải phóng.

Thợ Điện

07-05-2016, 04:28 AM

Đọc cười đau bụng

Lại nhớ cái mùa thu năm nao bị gái kê mông kiễng bẹn nói lời ly biệt bởi thói ăn nói chớt nhả giả cầy nên lòng đau đớn lắm. Tại bởi cái bản tính tôi chả nghiêm túc cái con mẹ gì trong khi gái họ cần những sự đường hoàng và chắc chắn thâm sâu. Phẫn chí nên có phọt được ra mấy dòng thơ, đại loại như vầy:

Gói mùa thu vào láEm chia tôi phần haiNửa mùa thu còn lạiIn lên bóng trang đài.

Nửa em không ở lạiEm bỏ tôi ra điNguyên mùa thu còn đóTôi vỡ trái tim phai.

Tim thu không màu máuCũng chẳng vàng cúc thơmTim thu như tim thaiĐập tình phai vỡ ối.

Sau lời đau bối rốiLà chúng ta li tanChút nồng nàn sót lạiHeo may buồn sương mai.

Một mùa thu chưa phai…

Chỉ là cơn cớ vậy thôi chứ ai ngờ đâu thơ lại có chức năng ” tiễn trước rước sau” đến thế. Bằng chứng là có một gái mật thư khen ngợi hết lời, rằng thơ hay và rất gợi, nhất là quả ” tình phai vỡ ối”. Tôi hân hoan lắm nên cũng nhiệt thành đáp trả. Tôi nói rất nhiều về thơ, về tình yêu và lòng trắc ẩn cho gái nghe. Và gái chỉ duy nhất một động thái là nói những lời yêu thương bất diệt. Chúng Tôi cứ như một đôi tình nhân chính hiệu, xoắn xuýt lấy nhéu trên mạng ảo bao la. Rồi đến một ngày tình cảm đó không thể đầy vơi thêm được nữa, tôi đề nghị với gái một cuộc ọp-lai. Các bạn biết gái trả lời thế nào không? Nguyên văn nhé ” chị 60 tuổi rồi, liệu em có thích?” Giời ạ, tình yêu sụp đổ một đống từ bẹn xuống mắt cá chân. Tôi bẻ phím đóng máy chốt cửa bật điều hòa nằm khóc mất ba ngày. Thương thay!

Cứ mỗi độ thu sangHoa cúc lại nở vàngNgoài vườn hương thơm ngátOng bướm bay rộn ràng…

huyenmapu

07-05-2016, 09:34 AM

Đọc bài của bác Lâm làm cháu nhớ một bộ phim kiểu như này, bà mẹ nói chuyện trên mạng làm quen bạn cho con gái, chuyện qua lại rồi cũng đến ngày gặp mặt ( bà ấy giấu ko cho chàng trai biết ) . Anh chàng sau vài ngày đến chỗ cô gái ở để tìm hiểu nhưng không hợp được với cô con gái mà lại thích cách sống và nói chuyện của bà mẹ, cuối cùng lại yêu bà mẹ chứ không thể đến với cô con gái vì không hợp.

Tình yêu không phân biệt tuổi tác và cháu vẫn nhớ câu chuyện bác kể cháu nghe, vẫn thi thoảng hình dung đến khung cảnh một người cầm đàn và một người một cách tự nhiên cất tiếng hát kéo theo một mối tình….

Thợ Điện

08-05-2016, 12:35 AM

Huyền sắp về VN chơi chưa ? Cẩn thận ăn uống tí nha ,hôm bác chở ông bạn ra phi trường về VN ông ấy mang theo mấy chục kí thịt rồi đồ hộp đủ thứ gửi phòng lạnh .Bác thấy cũng kì kì về VN là để được ăn ,không được ăn thì về làm gì .Ông ấy hiểu ý ấn vào mặt bác bài này ,đọc xong bác thấy buồn buồn vì bác là người thích sống ở VN nhất ,đã chuẩn bị rất kĩ lưỡng ,mua nhà rồi làm hộ khẩu từ vài năm trước .Hoá ra người tính cũng chẳng bằng trời tính ,bán nhà thì tiếc mà về ở cũng ngần ngại

Bao giờ bác cháu mình lại được cùng ngồi ăn bún bò uống bia chuyện trò ,cuộc sống vô thường quá

Tôi có khá nhiều bạn bè hiện đang sinh sống tại Úc, trước đây, khi còn làm việc, cứ ao ước đến ngày về hưu, con cái khôn lớn, có gia đình và có việc làm ổn định cả, sẽ về Việt Nam an hưởng tuổi già. Bức tranh người ta vẽ ra rất đẹp: với số tiền hưu trí tại Úc, người ta có thể dễ dàng có một đời sống rất phong lưu ở Việt Nam. có khả năng thuê người ở. có thể đi đây đi đó. có khả năng ăn hết món lạ này đến món lạ khác. Thế nhưng, đến ngày họ thực sự về hưu, sau vài chuyến thăm viếng Việt Nam, người ta lại đổi ý. Theo họ, Việt Nam chỉ là nơi để đi du lịch chứ không phải là nơi có thể sống được dài lâu. Người ta đưa ra hai lý do chính: Một là nhớ con cháu tại Úc; hai là, Việt Nam hoàn toàn không an toàn.

Tôi cũng có khá nhiều bạn bè ở hướng ngược lại: Họ sống tại Việt Nam, phần lớn đều đặn khá thành đạt, có chức có quyền và có tiền. Họ cho con cái du học ngoại quốc. Học xong, các cháu có việc làm đàng hoàng, sau đó, bảo lãnh cho cha mẹ từ Việt Nam, sau khi về hưu, ra ngoại quốc sinh sống. Họ bỏ lại sau lưng cuộc sống rất dư dả và cũng rất vui vẻ trên quê hương để sang sống ở một quốc gia xa lạ về cả ngôn ngữ lẫn văn hoá; và vì sự xa lạ ấy, cũng khá buồn rầu. Hỏi tại sao, họ cũng nêu lên hai tác nhân: Một là muốn gần gũi con cháu; và hai là, ở ngoại quốc, dù buồn, vẫn an toàn hơn hẳn Việt Nam.

Bỏ qua việc sống gần con cháu, cả hai nhóm người ấy đều có nhận thức giống nhéu: Việt Nam, dù là quê hương người ta rất yêu mến, không còn là một nơi an toàn để sống.

Trước hết là thiếu an toàn về chính trị. Ở bình diện quốc gia,Việt Nam lúc nào cũng ẩn chứa đầy những nguy cơ bất ổn.Bất ổn trong quan hệ với Trung Quốc: Không ai dám chắc những mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông sẽ không bùng nổ thành chiến tranh. Đã đành Việt Nam lúc nào cũng nhân nhượng Trung Quốc. Nhưng sự nhân nhượng nào cũng có giới hạn. Mà Trung Quốc thì rõ ràng không muốn dừng lại ở bất cứ giới hạn nào cho đến lúc hoàn toàn trở thành bá chủ trên Biển Đông.

Thứ hai là thiếu an toàn về giao thông. Mỗi năm ở Việt Nam có khoảng 10.000 người chết vì tai nạn xe cộ. Mười ngàn: tức mỗi ngày trung bình gần 30 nạn nhân. Đó là người chết. Con số những người bị thương tật chắc chắn sẽ thường xuyên hơn hẳn. Bởi vậy, ở Việt Nam, thường xuyên người nói, cứ mỗi lần bước ra khỏi cửa nhà là thấy phập phồng. Con đường nào cũng đầy bất trắc. Đi đúng luật và lái xe cẩn thận cũng có thể bị những chiếc xe “điên” bị mất tay lái cán chết. Ngay cả đi bộ cũng không an tâm. Mỗi lần băng qua đường là một lần đối diện với rủi ro.

Nhưng quan trọng nhất là mất an toàn thực phẩm. Báo chí đã nói rất thường xuyên về thực phẩm bẩn ở Việt Nam. gần như tất cả đều đặn bẩn. hầu như bất cứ loại gia súc nào cũng được cho ăn các hoá chất độc hại để tạo nạc và tăng trọng. Tệ hại hơn, người ta còn đem bán cả thịt thối rữa, sau khi tẩm ướp bằng những loại hoá chất để bay mùi và săn thịt. Ngày trước, đã có nhiều người giả thịt trâu thành thịt bò. Bây giờ, “tài” hơn, người ta còn biến cả thịt heo thành thịt bò. Thịt giả như vậy cũng được đi. Nhưng vấn đề là để làm giả như thế, người ta lại dùng các loại hoá chất độc hại để nhuộm màu thịt. Ăn chúng, người ta ăn cả các chất có thể gây ra ung thư.

Thịt đã thế, rau trái cũng thế. Cũng đầy hoá chất. Hoá chất trong phân bón và trong các loại thuốc trừ sâu. Hoá chất còn được sử dụng để ướp trái cây cho chúng bắt mắt hơn. Ngay cả nước dừa cũng không an toàn. Để trái dừa có màu tươi như mới, người ta lại nhúng chúng vào hoá chất. Lại hoá chất.

Trước, người ta tưởng ăn cá tôm và những loại hải sản là an toàn. Nhưng không phải. Tôm cá và hải sản nuôi trong các hồ nhân tạo cũng nhiễm đầy các chất cấm. Còn tôm cá và hải sản được đánh từ sông và biển? Từ đầu tháng 4 vừa rồi, chúng lại cũng bị nhiễm độc. Hàng trăm tấn cá bị chết, tấp trắng các bờ biển từ Hà Tĩnh vào đến Huế, kéo dài cả hơn 200 cây số. Chính quyền còn ú ớ trong việc xác định tác nhân cá chết nhưng có một điều chắc chắn: chúng bị nhiễm độc các loại hoá chất do con người thải ra. Thành ra tôm cá đánh bắt từ biển khơi cũng không còn an toàn nữa.

Thịt: độc. Tôm cá: độc. Rau, trái và củ: độc. Cả không khí người ta thở, đặc biệt tại hai thành phố lớn, Hà Nội và Sài Gòn, cũng nhiễm đầy chất chì và thuỷ ngân: độc. Cả nước bị nhiễm đầy chất độc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh ung thư rất cao. Càng ngày càng cao.

Lâu nay, nói đến những điều kiện mà Việt Nam đang đối diện, chúng ta hay nghĩ đến các yếu tố chính trị và địa chính trị, đến vấn đề dân chủ và nhân quyền, đến chuyện các đại Doanh nghiệp phá sản và nợ công chồng chất. Nhưng ngay cả về phương diện xã hội, liên quan đến chuyện ăn uống và hít thở mỗi ngày, Việt Nam cũng đối mặt với bao nhiêu nguy hiểm.

Tôi cứ tự hỏi: Trong một khí quyển như thế, làm sao người Việt Nam có thể sống được và tương lai sẽ đi về đâu?

Tự dưng lại nhớ đến bài thơ “Đất nước mình ngộ quá phải không anh” của Trần Thị Lam, một cô giáo dạy Văn ở Hà Tĩnh, viết sau biến cố hàng trăm tấn cả bị chết ở miền Trung. Bài thơ đăng trên facebook của cô, sau, công an địa phương buộc cô phải gỡ xuống. Lời thơ dễ dàng, thật thà, nhưng thể hiện được những trăn trở của cả hàng triệu người Việt Nam hiện nay.

Đất nước mình ngộ quá phải không anhBốn ngàn tuổi mà dân không chịu lớnBốn ngàn tuổi mà vẫn còn bú mớmTrước những bất công vẫn không biết kêu đòi…

Đất nước mình lạ quá phải không anhNhững chiếc bánh chưng vô cùng kì vĩNhững dự án và tượng đài nghìn tỉSinh mạng con người chỉ như cái móng tay…

Đất nước mình buồn quá phải không anhBiển bạc, rừng xanh, cánh đồng lúa biếcRừng đã hết và biển thì đang chếtNhững con thuyền nằm nhớ sóng khơi xa…

Đất nước mình thương quá phải không anhMỗi đứa trẻ nảy sinh đã gánh nợ nần ông cha để lạiDi sản cho mai sau có gì để cháu con ta trang trảiĐứng trước năm châu mà không phải cúi đầu…

Đất nước mình rồi sẽ về đâu anhanh không biết em làm sao biết đượcCâu hỏi gửi ttránh xanh, gửi người sau, người trướcAi trả lời dùm đất nước sẽ về đâu…

trinhson

08-05-2016, 05:16 AM

Bài thơ này hay ạ, nhân chuyện bác Thợ nói về thực phẩm trong nước,em thêm mấy vần con cóc cho vui, mong các bác đừng cười.

Đất nước mình “sợ” quá quá phải không em ?Đến thịt cá, cỏ cây cũng được tiêm thuốc độcNhững nhà máy mang công nghệ xưa cũHọ mua về tàn phá mẹ thiên nhiên

Đất nước mình lạ lắm phải không em ?Những chiếc xe công không cần hiệu lệnhHàng chục nghìn công chức ngồi chơi xơi nướcĐợi chờ dân đến nộp thuế, nộp tô

Đất nước mình rồi sẽ về đâu emEm không biết làm sao anh biết đượcCâu hỏi gửi ttránh xanh, gửi người sau, người trướcCó lẽ nào lịch sử sắp sang trang?

ChienKhuD

09-05-2016, 07:32 PM

Tuần rồi tôi tịnh khẩu chuyên tâm sám hối. Chắc do kiếp trước mình coi thường chánh pháp nên miệng mồm bị sưng không ăn uống được gì cả. tác nhân dị ứng thức ăn. Nhưng cũng còn nhẹ có người bị phỏng rộp đến tận dạ dày…

ChienKhuD

10-05-2016, 02:36 PM

[I]Bác Tý đã bị bệnh nặng rồi cháu Huyền ,bình thường ông ấy hay uống rượu rắn rít bò cạp tưởng rằng để bổ nhưng thật ra nó là chất kích thích .Giống như xe cũ rồi mà cứ bắt nó đua thì sớm muộn gì cũng banh tà rông chứ công tác gì cháu .

Ông Tý called tôi ông Thợ. Ông bảo mới chuyển sang nghề chăn gà , tới hơn 20 em lận. Dạo này tú ông bận quá chỉ làm khách vãng lai không dám đăng nhập TLKD chứ thật ra comment nào của ông Thợ ông ấy đều đặn đọc hết.

Thợ Điện

11-05-2016, 01:11 AM

Tuần rồi tôi tịnh khẩu chuyên tâm sám hối. Chắc do kiếp trước mình N coi thường chánh pháp nên miệng mồm bị sưng không ăn uống được gì cả.

Ông có coi thường hay tôn trọng ,chánh pháp cũng không vì vậy mà suy suyển .mặc khác ông sám hối thế là tốt ,đời ai chả có tội lỗi mà cái tội hôn bậy hay bị sưng mồm

Tôi có lần hôn bậy bị ăn cái tát nổ đom đóm mắt ,nhưng tôi lại liều thơm thêm cái nữa nghĩ bụng cùng lắm ăn thêm cái tát nữa nhưng thơm được hai cái cũng lời chán

Nào ngờ trong hoạ phúc thường mọc sẵn lần này lại được mới gọi là Quá đã !

Đọc bài cô gái leo núi Nepal quá thích tuổi trẻ phải vậy nhưng ông và ông Tý có thiết tha gì toàn leo núi lửa không à

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/minhnguyet/2015_04_29/tranduy/vothimylinh_dcck.jpg?w=500&encoder=wic&subsampling=444

Ít nhất 5.000 người chết, 6.500 người bị thương, hơn 100.000 người trở thành vô gia cư vì nhà cửa đổ nát. Đó là con số tôi nhận được tính đến thời nơi này (22 giờ 42 ngày 28.4). Những con số vẫn không ngừng tăng lên theo cấp số nhân khiến lòng tôi chộn rộn.Hôm rồi đài BBC phỏng vấn hỏi rằng, ở một đất nước đầy thiên tai như thế, người từng có cuộc đời thứ hai như chị có muốn trở lại thêm lần nữa không. Tôi trả lời “có” một cách không do dự. Nhưng không phải quay lại để thỏa cảm giác chinh phục những ngọn núi cao sừng sững, không phải quay lại để ngắm những thắng cảnh đầy thơ mộng của hồ của thác, mà quay lại để gặp những người đã có không ít kỷ niệm với tôi. Tôi thấy họ nghèo, nhưng nỗ lực phấn đấu vươn lên. Tôi thấy họ chân thành và thánh thiện, điều mà chúng ta khó tìm thấy ở bất kỳ một đất nước phát triển nào.Cô gái sống sót trong trận bão, lở tuyết ở Himalaya: ‘Nín khóc tiễn người đi không hề đơn giản’ –

Tôi nhớ về cô bạn Deepa, người chỉ gặp tôi một lần trên đường nhưng dắt tôi về nhà mời tôi ăn bánh, pha trà thảo mộc cho tôi uống. Cô hẹn tôi đến nhà cô ngủ một đêm để học cách làm món bánh gia truyền của bố cô nhưng rồi tôi thất hứa. Tôi chẳng biết đến bây giờ số phận gia đình Deepa thế nào. Tôi nhớ về cô Chinu ở làng Aruchour – người đã chỉ tôi cách hái codo, dặn tôi phải đề phòng khi thấy một vài cậu trai làng lại gần tôi tán tỉnh. Tôi nhớ những bước chân mỗi sáng mắt nhắm mắt mở theo ông Ramakanta đi vắt sữa trâu, ra đồng làm ruộng. Tôi nhớ ngày cùng mọi người leo lên đỉnh núi linh thiêng nhất trong làng làm lễ cầu bình an, đoạn đường đi mất một ngày, họ chẳng có gì ăn nhưng đã nhường cho tôi chiếc bánh ngon nhất. Tôi nhớ bà Rama, ngày tiễn tôi quay về thủ đô cứ ra đứng ngoài sân tần ngần dõi theo, mắt rơm rớm. Tôi nhớ diễn viên hài nổi tiếng Santosh Panta cùng đại tá Madhab – những người đã coi tôi như một cô bạn nhỏ thực thụ – lái xe chở tôi đi nghêu ngao khắp nơi không phân biệt sang hèn, vị thế xã hội đẳng cấp. Tôi nhớ những người già ở làng Muktinath đã ôm chầm lấy tôi, xin được chụp hình cùng tôi vì tin tưởng tôi là cô gái biểu tượng của sự may mắn khi tôi sống sót trở về.Những người đó ở đâu, giờ tôi không biết. Và hình như, ở một đất nước – nơi mà con người sống bằng niềm tin như Nepal – mẹ thiên nhiên gần như không ưu ái cho họ.Chị tôi bảo rằng, Nepal trước kia là một quả núi, người ta đập ra và khai phá để xây nên hình hài một đất nước như bây giờ. Tôi đã không nghi ngờ về điều đó khi chứng kiến cảnh các em học sinh vượt qua 3 quả đồi cao đằng đẵng, đi tham dự một cuộc thi tiếng Anh mà phần thưởng duy nhất là một cuốn từ điển đã cũ. Nhưng tôi tự hỏi rằng, những cố gắng ấy sẽ đi đến đâu, khi bây giờ tất cả đã vỡ nát và họ phải bắt tay xây dựng lại. 81 năm trôi qua kể từ trận động đất lịch sử năm 1934 khiến ít nhất 10.000 người dân Nepal thiệt mạng. Và bây giờ một trận động đất khác không thua kém gì đã làm thành quả trong suốt gần 81 năm gầy dựng của họ bị phá nát đi. Ai đủ kiên trì để sống tiếp? Ai đủ sức để tin rằng, cứ cố gắng đi rồi sẽ được đền đáp?Cậu bạn Rhythm thở dài nói với tôi rằng, nhà cậu là gia đình hầu như ít thiệt hại nhất trong vùng. Nhưng cậu lo ngại làm thế nào để xây dựng lại mọi thứ từ đống đổ nát này. Babu – người bạn thân thiết vừa mấy hôm trước còn khoe với tôi: “Tao sắp cưới vợ Linh à, chừng nào có lịch cưới tao book vé máy bay cho mày qua Nepal ăn cưới miễn phí”. Tôi phì cười bảo: “Thôi dành tiền đó tiết kiệm mà mua xe hơi, chả phải ao ước của mày là có chiếc xe hơi như cái avatar mày để trên Facebook à”. Babu bảo: “Ừa, nhưng mà đám cưới không có mày buồn lắm”.Bây giờ, anh bạn chắc không còn thời gian để nghĩ về kết hôn, về xe hơi nữa khi còn mãi loay hoay với đống đổ nát xung quanh. Anh bảo với tôi không có gì đâu, đừng lo, nhưng anh cũng sợ bởi cứ thế này chẳng biết còn khách du lịch nào dám đến Nepal không khi mà nguồn thu của đất nước chủ yếu là từ du lịch.Phải nín khóc để tiễn biệt những thân nhân ra đi trong trận động đất là điều không hề dễ dàng. Phải nằm lăn lóc ngoài đường, chập chờn trong giấc ngủ nhưng vẫn trấn an con trẻ vượt qua sợ hãi quả là điều khó khăn. Và phải bắt tay gầy dựng lại mọi thứ từ đống đổ nát sau thảm họa quả là điều khó khăn gấp vạn lần. Nhưng tôi tin, người dân Nepal vẫn kiên cường bất khuất như những người lính Gurkha anh dũng của họ. Và trên tất cả, chắc chắn họ không chịu đầu hàng mẹ thiên nhiên một cách dễ dàng…

Aty

11-05-2016, 03:27 AM

Đọc bài cô gái leo núi Nepal quá thích tuổi trẻ phải vậy nhưng ông và ông Tý có thiết tha gì toàn leo núi lửa không àEm xin phép chào bác Thợ, ông Roa, CKD, cô Huyền ,và mọi người trong quán.Em kì này hơi kẹt chút xíu bác Thợ, cho nên len lén chạy vào cái rồi chạy ra.:D , thăm mọi người và vẫn thấy đầy đủ các bác và các bạn, cũng mừng lắm.Bác Thợ thì ác thiệt, nào là cho em uống rượu tăng lực cường thân, có sức rồi thì leo núi lửa, làm cho lòng em tự dưng nó tràn lên sức sống mãnh liệt.Hí hí, chuyện chăn gà chỉ thủ thỉ thì thầm thôi CKD ơi, bác Thợ mà nghe được thế nào bác ấy cũng quất cho mấy hèo. Mà hôm qua coi như chấm dứt rồi. Chắc là từ nay xin phép chừa. Không ngờ lòng tham lại hại mình quá như vậy.

ChienKhuD

13-05-2016, 01:04 AM

Xưa cứ nghĩ đây là câu thành ngữ với ý đồ gì đó, như con cá ông Thợ kể bị chết vì mắc mưa. Giờ thì biết đó là chứng chết đuối thứ cấp.

Khi rơi xuống nước, hoặc khi bơi lội vẫy vùng, nạn nhân thường dễ bị hít nước vào phổi. Nước đó qua phế quản vào các phế nang (làm mất chất giữ cho các phế nang không xẹp xuống khi thở ra), gây ra tổn thương màng phế nang, mao mạch và phù phổi cấp tổn thương (còn gọi là hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển). Với chứng suy hô hấp trên cạn này, người gặp nạn lên bờ tim chưa bị chậm nhịp, vẫn thở được với lượng nước ít đọng trong phổi (do chưa loại bỏ hết nước ra khỏi cơ thể), có thể đi bộ và nói chuyện được, nhưng yếu. Lượng nước đọng dần có khả năng lấp khoảng trống chứa ôxy của phổi (chưa kể mối họa từ các hóa chất hồ bơi, bồn tắm nước nóng…), khiến Giảm khả năng ôxy hóa máu. Chứng phù phổi cấp tổn thương khiến nạn nhân mới bị suy hô hấp nhẹ, thở nhénh, tức ngực, mạch nhanh, huyết áp có thể hơi tăng… Nếu người nhà thấy các dấu hiệu đó mà nhénh chóng đưa vào bệnh viện các bác sĩ có khả năng cứu được nạn nhân và không để lại di chứng nặng nề. Nhưng nếu không phát hiện, phổi tổn thương sẽ tiến triển thành phù phổi suy hô hấp, khiến nạn nhân tím tái, khó thở nhiều hơn, mạch nhénh, giật ở các đầu chi, miệng sùi bọt hồng, trắng, vùng phổi có tiếng rales ẩm… và sớm tử vong.

Chú (bà con) thân nhất của tôi cũng chết y như vầy. Gọi là chú theo vai vế chứ hơn tôi có 2 tuổi. Lúc đó tôi đang đi học. Sau khi chú uống vài lon ra bờ sông ngồi chơi với mấy đứa em. Thằng em họ tưởng chú biết bơi đầy ùm xuống nước, thấy chú chìm nghỉm tụi nó vội lặn xuống vớt lên hô hấp nhân tạo. Lát sau chú tỉnh lại bảo mệt tụi nó chở về nhà. Về nằm được nửa tiếng người tím tái đưa vào viện không kịp. Ông-bà tôi buồn lắm vì chỉ có mình chú là con một.

Cho đến giờ đã 10 năm rồi nhưng tôi cũng chưa dám nói thật với ông bà. Trong lòng ông bà cứ nghĩ con mình chết do ngộ độc rượu chứ không biết rằng chính mấy thằng cháu họ vô tình làm chết con mình. Nói ra sợ ông bà thêm ức, mà mấy thằng em kia cũng chẳng được yên thân. nhiều thứ im lặng vẫn hơn…

roamingwind

14-05-2016, 05:59 AM

Ông Đ ơi, không phải ông làm gì chánh pháp kiếp trước mà bị lở miệng đâu. Chánh pháp không rảnh hơi mà làm gid ông đâu :). Làm khoa học kỹ thuật lâu tôi quen lối suy nghĩ — kiếm cái lý do đơn giãn nhất, nhưng trong vòng đơn giãn. Chắc là ông ăn gì nóng người quá, ít uống nước, nên miệng bị lở thôi. Kiếm nước mát gan, mát bao tử, bổ thận âm, uống vào là tười ngay.

Bầu cử bên Mỹ. Ông Trump xem như là người đại diện đãng Cộng Hoà để đối đầu với bà Clinton bên đãng Dân Chủ. Các cuộc thăm dò ý kiến cử tri gần nhất cho thấy rằng hai bên bằng nhéu. Nghe nói có chừng 28% dân Mỹ có ý nghĩ bỏ-của-chạy-lấy-người, dọn qua Canada nếu Trump lên làm tổng thống. Bên Canada có hãng nào đó làm một cái app, Mapple Match, giúp dân Mỹ kiếm bồ bên Canada để thuận tiện bề di dân khi Trump lên làm tổng thống. Bác Lâm, làm sau cho được “độ nhất thiết khổ ách” nhanh nhanh trước khiTrump lên tổng thống nhe 🙂 .

huyenmapu

14-05-2016, 07:23 PM

Chuyện chính trị của Mỹ mà đến cu con nhà cháu cũng có hôm nói với cháu ” mẹ có thấy ông Trump thật điên rồ không ạ, con chỉ muốn ông Obama cứ làm tổng thống như vậy thôi. tại sao phải thay thế người khác ? “Cháu không biết nhiền nên cũng chỉ trả lời qua loa là thấy ông Trump không được tốt cho lắm, các bác bạn mẹ cũng tính di cư ra nước khác nếu ông TRump đắc cử.

ChienKhuD

18-05-2016, 12:52 PM

He he cảm ơn ông Gió. Tôi bị dị ứng một loại thuốc trụ sinh nên miệng mồm mới bị cháy rộp. Tiếc là bà xã thấy vậy nên đem toa và thuốc quăng sọt rác rồi nên tôi cũng không biết mình bị dị ứng loại nào. Chỉ biết là uống xong khoảng 30 mins miệng mồm sưng lên như trư bát giới, sau đó bỏng rộp rồi vỡ ra đau rát. Trước cũng bị một lần do loại trụ sinh này nhưng tính tôi hờ hợt không quan tâm xem mình bị dị ứng với chất gì…

TuanKietVuong

18-05-2016, 03:23 PM

To Huyenmapu: Obama rất tử tế, tốt bụng nhưng về cơ bản chỉ là con rối cho giới tài phiệt Mỹ, là những đối tượng chỉ huy nước Mỹ thực sự. Nền chính trị Mỹ do giới vận động hành lang điều khiển về mọi mặt và về cơ bản bảo vệ quyền lợi của 1% dân số Mỹ. Để hiểu thêm về 1% này, em tìm hiểu thêm về các cuộc biểu tình của 99% không đồng ý 1%.Về đa phần, các nước châu Âu văn minh Hiện tại, không khác chư hầu của Mỹ là mấy, các chính trị gia đối kháng với sự điều khiển của Mỹ đều đặn không có kết cục tốt. Quân đội châu Âu do Nato chỉ huy, mà Tư lệnh luôn là một tướng Mỹ, từ năm 1945 đến nay.

roamingwind

19-05-2016, 11:50 PM

Trước cũng bị một lần do loại trụ sinh này nhưng tính tôi hờ hợt không quan tâm xem mình bị dị ứng với chất gì…

🙂 đây là lý do đây. Ở dưới tính-tôi-hời-hợt còn có thêm một lớp nữa — tôi thế nào mới có tính hời hợt.

Thợ Điện

24-05-2016, 03:06 AM

https://cafef.vcmedia.vn/thumb_w/660/2016/ngan2-1463981487-1463985611111.jpg

Em dắt anh vào cõi Bác xưaĐường xoài hoa trắng nắng đu đưaCó hồ nước lặng sôi tăm cáCó bưởi cam thơm, mát bóng dừa.(Tố Hữu)

roamingwind

24-05-2016, 04:37 AM

https://encrypted-tbn2.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcS-5OgP5W2xUlKxeQNzdDHtfdWtWyvKXZ12aU0GSu_TXb37OxR5

ăn bún chả Thiên Hương với đầu bếp có tiếng bên Mỹ, Anthony Bourdain.Tổng cộng bử ăn là 6 đô, Bourdain dành trả tiền.

huyenmapu

24-05-2016, 07:48 PM

Bác Vương : em và gia đình ủng hộ ông ấy cũng chỉ là ý kiến chủ quan của bản thân mình theo những thông tin mình nhận được qua báo đài. Ông ấy luôn thân thiện với dân như vậy cũng là một khác biệt bác ạ.

Lâu lắm rồi mới thấy bác ghé quán chơi, cho em gửi lời hỏi thăm đến bác và các cháu.

roamingwind

25-05-2016, 02:02 AM

Nhập gia tùy tục.

Obama tại chùa Ngọc Hoàng

http://www.northjersey.com/polopoly_fs/1.1604317.1464089475!/fileImage/httpImage/image.JPG_gen/derivatives/box_780/obama-vietnam.JPG

Nghe nói là tại đây có một ông sư khuyên Obama lạy trước một tượng nào đó để có được con trai. Obama trả lời: “tôi thích con gái”.

Mệt mấy sư sãi này thật !!

Thợ Điện

25-05-2016, 11:43 PM

https://hieuminh.files.wordpress.com/2016/05/bourdai-obama.jpg?w=950

Chuyện ông Obama tới quán bún chả ở Hà Nội ăn hai suất, uống bia và tự trả tiền sẽ còn râm ran trong báo chí, blog và FB kha khá thời gian.

Tin trên VNN đọc cũng hay. Chữ nghiêng là lời bình của Mao Tôn Cua.

Chị Nguyễn Ngọc Anh, con dâu của chủ quán cho biết, lúc mang đồ ăn phục vụ Tổng thống Mỹ chị vô tình làm rơi một chiếc nem. Nữ nhân viên quán đang bối rối thì vị Tổng thống mỉm cười thân thiện và tự tay nhặt chiếc nem lên.Mao Tôn Cua: Hành động này được đánh giá cao vì không có trong kịch bản, chỉ có người có văn hóa cao mới tỏ ra tử tế như thế. Dân ta chả trừng mắt lên và chửi cả chủ quán “Làm ăn thế à…”Điều khiến chị Ngọc Anh chú ý là người nước ngoài quen sử dụng đĩa, dao và điều kiện khi sử dụng đũa nhưng ông Obama cầm đũa rất thiện nghệ. Ông cầm tay trái thuần thục giống như những người Việt Nam cầm đũa bằng tay phải.Mao Tôn Cua: Obama tập ở nhà cùng với Michelle chán rồi vì sắp đi VN, lại biểu diễn trước ống kính của nhóm Ẩm thực Bourdain, lên CNN.Ở quán này có bún chả và nem, vị Tổng thống đã gọi 2 suất bún chả cùng nem hải sản, nem cua. Ông uống 2 chai bia và nhân viên quán phải đi mua thêm đá. Cũng theo chị Ngọc Anh, sau khi ăn xong Tổng thống khen ngon, gọi thêm suất mang về và tự tay lấy tiền Việt để trả cho mẹ chồng chị với giá 40.000 đồng/suất.Mao Tôn Cua: có trong kịch bản, nhất là đoạn tự rút tiền Việt trả, rồi mua thêm một suất cho vợ ở nhà. Xem phim của Bourdain diễn sẽ thấy rất một cách tự nhiên có thường xuyên đoạn như vậy. Có chi tiết là Obama thích gỏi … Cua:) Hang ta hơi bị nổi tiếng.“hiện nay Chúng Tôi vẫn chưa nhận được ảnh chụp cùng ông Obama. Nhưng chắc chắn Chúng Tôi sẽ treo bức ảnh của ông ở chỗ trang trọng nhất. Việc treo ảnh chỉ là để kỉ niệm chứ không vì mục đích quảng cáo cho cửa hàng”, bà nói thêm.Mao Tôn Cua: Lẽ ra cửa hàng “Bún chả” nên ra giá với nhóm của Bourdain, được lên phim họ phải trả bao nhiêu tiền cho vụ này. Người Việt không biết làm tiền. Để kéo lại, nhà hàng nên giữ bộ bàn ghế nhựa mà Obama đã ngồi, cho vào tủ kính và ai muốn ngồi thì trả gấp 3 lần số tiền một suất bún chả.Để có đoạn phim ngắn về ẩm thực bún chả tại Hà Nội với Obama, đoàn làm phim của Bourdain phải tốn nhiều công sức lobby mới được. Kịch bản khá kỳ công, người trong khung hình toàn đóng phim có hạng, nhất là Obama. Chính trị trình diễn ở trình độ cao nên hang Cua thần tượng Obama vừa thôi.

Dẫu sao, mong các vị nhà mình ra xứ người cũng phải đóng phim như Obama làm người xem tưởng như thật. Thời hội nhập phải thế.

Vụ này VN được hưởng lợi rất thường xuyên do được quảng bá về du lịch trên CNN được đích danh hai diễn viên bún chả Obama và Bourdain đóng.

roamingwind

26-05-2016, 01:55 AM

[I]Mao Tôn Cua: có trong kịch bản, nhất là đoạn tự rút tiền Việt trả, rồi mua thêm một suất cho vợ ở nhà.

tổng thống mà, có bao giờ phải tự tay trả tiền cái gì đâu. Bây giờ cho ổng đi chợ trong siêu thị, hoặc mua đồ trên mạng như Amazon, chắc cũng không biết làm sau sử dụng thẻ tín dụng để trả tiền.

roamingwind

26-05-2016, 06:33 AM

Obama, những người trẽ VN, nhạc rap, và nghệ thuật.

6UCQGOaIeWM

Cô gái trẽ này hỏi về tầm quan trọng của nghệ thuật trong một quốc gia, và rap cho Obama.

Tuank75

26-05-2016, 02:59 PM

Thì ra xơi các món chả, nem vẫn thích hơn … CƠM !:baiphuc1

ChienKhuD

31-05-2016, 03:38 PM

Ông Thợ nay có đi đâu chơi không? Ngôi nhà cổ tích của ông Thợ đã được sửa sang lại làm nhà khách. Không biết có giống được xưa phần nào…

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/TQuan.JPG

Hôm vừa rồi đi học được thầy cho nghe một loạt bài trong đó có Thuyền Viễn Xứ nghe rất tâm trạng.

https://www.youtube.com/watch?v=heKsc_F84N0

Thợ Điện

01-06-2016, 10:08 AM

Nó mất đi vẻ cổ kính nhiều ông D Chính sách thuộc địa của Pháp rất kém cả 100 năm để lại có vài cái nhà thờ ít ngôi nhà cổ ,cà phê , bánh ngọt

Trong khi người Anh để lại một nền văn hoá cho Ấn Độ ,người Tây ban nhé để lại mọt dòng chảy âm nhạc cho các xứ thuộc địa như Cuba Philipino

Tôi không thích tiếng đàn thầy ông ,các lũ học trò lại càng chántiếng đàn chúng khô khan gượng gạo .Mà các bố nghệ sĩ guitar VN chẳng bố nào chuyển soạn một bản nhạc cho ra hồn

Tôi rất nể ông Jose Valsez ông là người Philipino một quốc gia ven biển nghèo nàn mà máu chơi rất hay ,có gặp ông hai lần khi ông qua Mỹ ,ông nghe thử vài bài ông ấy soạn ,rất dễ chơi mà lại hay ,ngồi dạo đàn là nhất ,toàn bài sơ cấp không nhưng chơi lại hay mới kìNhững bài ông soạn tôi có hết dạo nghêu ngao rất thú

-B0CvpgOhz4

RVZ_JzTXG34

3UfUlOShmwc

ChienKhuD

01-06-2016, 10:25 AM

Hay quá. Dạo này vợ sắp sinh bị bà ngoại “bắt lại” nên tôi được tự do. Chơi đàn ngấm từ từ không thể bỏ được. Ngày nào không đụng nó thấy thiếu thiếu trong khi vợ con đi cả tuần chẳng thấy gì… hì hì.

ChienKhuD

02-06-2016, 12:29 PM

Ông Thợ ơi, về vấn đề cỏn con như cái móng tay: khi mình chơi lâu ngày móng tay tiếp xúc với dây đàn nhiều tạo nên độ nhẵn bóng hoàn hảo cho âm thanh rất đẹp. Nhưng khi móng dài mình cắt bớt dù dũa mấy cũng không thể tạo nên độ nhẵn thích hợp được, tiếng đàn khi đó nghe tạch tạch rất khó chịu. Phải chơi đôi ba bữa thì móng tay mới nhẵn được. Hay mình cắt sạch móng luôn cho rồi (hì hì còn gì là classic) hay là phải đổi loại dũa khác?

Dạo này có mấy ông thầy đòi nhận làm đệ tử. Một lão thầy chùa bảo “con ráng đi sau này theo thầy” (!?). Lại có 1 ông chức sắc cao đài đòi xem tay rồi bảo có một cái ấn (hình thoi) sau này nhất định sẽ vào chùa, xong rồi chỉ cho mấy ông đạo khác xem làm ngại quá. Mấy ông này phán bừa. Người ta đang mê đàn địch thế này mà rủ đi tu…

Thợ Điện

03-06-2016, 02:26 AM

Dạo này có mấy ông thầy đòi nhận làm đệ tử. Một lão thầy chùa bảo “con ráng đi sau này theo thầy” (!?).

Mấy lão đó chỉ được cái láo toét chẳng biết mẹ gì đâu ông ơi

Chuyện đó mà nhỏ cái gì ông .Đó là chuyện lớn ,tạo ra một âm thanh mà ông coi là chuyện nhỏ .Nhỏ tại sao J Duarte phải viết mấy trăm trang về tone production

Tôi không thích thầy ông ở chỗ đó ,phải chỉ cặn kẽ để ông dứt lòng nghi từ đó thâm nhập vào biển lớn ,Pháp còn chẳng trụ huống hồ phi pháp ,hi hi có dịp nói phét chơi

Ông phải sử dụng 3 loại ,dũa thô để làm móng ngắn đi chứ không cắt ,sau đó dùng dũa thuỷ tinh 200 grit dũa cho đều đặn nhớ dũa cả trong lòng móng cho trơn (cái này quan trọng vì là chỗ tiếp giáp với dây ) sau đó dùng giấy nhám có độ mịn từ 1500-1800 grit để dũa bóng .Dũa ở VN tệ lắm cùn lụt à .dũa thuỷ tinh rất quí tôi phải order tận Tiệp khắc vì không bao giờ mòn không bao giờ gãy ,còn dũa thô thì dùng của Korea hay Đức là ok

Giấy nhám VN cũng dễ kiếm nhưng khó là dũa thuỷ tinh được làm bằng phương pháp đặc biệt với độ cứng như kim cuơng

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02121_zpsykssaf0d.jpg

Nhưng ông không việc gì phải lo tôi sẽ order và gửi về cho .Tôi đang hỏi ông con coi có ghé VN không nếu có thì gửi nó cầm về cho ông ,nếu không tôi gửi ngoài kèm theo tí cà phê cho thầy Dũng riêng dũa thì đếch cho vì ghét

Những hình ảnh sau đây chỉ rõ ràng về cách tạo nên âm thanh ông xem và thực tập nha

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/fingersnails-front.jpg

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/fingersnails-back.jpg

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/i-finger-string.jpgi finger placement

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/i-finger-back.jpgi finger placement (outside view)

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/m-finger-string.jpgm finger placementhttp://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/m-finger-back.jpgm finger placement (outside view)

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/a-finger-string.jpga finger placement

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/a-finger-back.jpga finger placement (outside view)

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/thumbnail-front.jpg

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/thumbnail-back.jpg

http://www.thisisclassicalguitar.com/wp-content/uploads/2013/03/p-finger-string.jpgp finger placement

Coi xong đồ hình ông sẽ vỡ ra nhiều thứ tập luyện sẽ thăng tiến rất nhénh .Lại có đồ chơi ngon nữa là rất sướng .Sau này để dành tiền mua một cây đàn ngon nữa là tuyệt vì có những nốt nhạc đàn dở không tạo ra được

Con bé Irish này hát thuơng quá ông ơi nghe nhạc hay nhớ bé Huyền .Về mặt âm nhạc tôi hợp nó thế không biết

uzveq8-H8Go

ChienKhuD

03-06-2016, 11:23 AM

Đọc xong mừng muốn rớt nước mắt ông Thợ ơi. Thì ra có chiếc dũa thủy tinh vi diệu đến thể. 3 năm học đàn thì tôi mất 2 năm khổ sở vì cái móng tay. Mỗi lần nó dài là phải đau xót cắt đi, dũa cỡ nào cũng không lấy lại âm thanh sạch được…

huyenmapu

03-06-2016, 07:23 PM

Cháu cám ơn bác Lâm 😀

Thợ Điện

04-06-2016, 09:50 AM

Order rồi 10 ngày mới tới tôi sẽ gửi hoặc về địa chỉ ông hoặc thầy Dũng ,tôi chờ cu Trang đi china về gửi đồ cho nó luôn

Chơi đàn tương đương khiêu vũ lúc nào cũng phải để một ngón ta trụ trên dây đàn thì mới không bị vấp. Ông coi clip sau người vũ công không bao giờ nhấc chân lên khỏi sàn luôn luôn có một chân trụ ,không thôi sẽ mất thăng bằng ngay

pq6_L9rbitI

ChienKhuD

04-06-2016, 09:55 PM

Hôm nay cắt và dũa móng như đồ hình ông Thợ chỉ đánh âm thanh khác quá. Trước giờ để móng vừa dài vừa sai nên âm rất sắc, khô khốc. Ngón P trước giờ cũng đánh sai, do tiếp xúc chỗ release (thay vì sâu như contact) nên âm bass ra rất nhạt, muốn đậm thì phải ép dây nhưng tốc độ sẽ Giảm. Những chuyện tưởng nhỏ nhưng lại là mấu chốt của vấn đề. Tuyệt thật.

Thợ Điện

05-06-2016, 11:01 AM

Đánh thấy khác phải không ? ông cứ luyện lại sau này tiếng đàn sẽ nặng và có lực vì đã đánh đúng góc giống như chơi Golf phải đánh đúng góc trái banh mới đi xa

Thầy ông cũng không biết món này đâu bằng cớ học trò ông ấy tiếng đàn rất mỏng ,lại kêu leng keng rất khó chịu .Khi học cú này tôi hỏi rất kĩ từ cắt móng tay xéo để làm gì ,các danh cầm đều giải thích để tốc đọ trượt trên dây mau hơn ,sau đó với độ xiên gia tốc tăng dần nên sẽ ép dây một cách một cách tự nhiên ,tiếng đàn bị nén bung ra rất mạnh mẽ ,sóng đi hình quả chám

Đó là lí do ông thấy tại sao tiếng đàn tụi ngoại quốc mạnh mẽ và lôi cuốn vậy .Họ nghiên cứu kĩ lắm kể cả nghệ thuật đóng đàn

Lúc đầu phải khen thầy ông để ông nảy sinh lòng yêu thích mà đam mê nhưng tới trình độ nào đó phải đặt ngược lại mọi vấn đề để tiến xa hơn .Nhà Phật gọi là Khéo dùng phép phương thuận tiện khà khà

Thầy ông cho ông đi xe dê nên bị chậm ông phải leo lên xe trâu để đi nhanh hơn

Thời trẻ họ yêu nhau vì mê sách, giờ họ lang thang bán sách cũ như những người buôn đồng nát. Anh ta ăn mặc xoàng xĩnh, râu ria, tóc tai như gã bụi đời.

Những tác phẩm kinh điển của thế giới anh đều thuộc lòng đến mức trích hẳn một đoạn ra để bình. Ngạc nhiên hơn là chị vợ cũng đưa ra những nhận xét tính tế cho các tác phẩm mà công ty chúng tôi đang bàn…

Trong không gian nhỏ hẹp

Hầu hết các của hàng sách cũ đều nhỏ về mặt tiền.Ở Hà Nội ngày trước có nhà sách ở phố Bát Đàn nổi tiếng. Sau này con cái nhà ấy lớn, không làm nghề ấy nữa. Hiệu sách ấy đủ lọai chuyện chưởng của Kim Dung. Cái loại sách của miền Nam in trước năm 1975 của dịch giả Hàn Giang Nhạn khổ to. Văn phong trau chuốt, lời văn tả cảnh thì miễn chê. Ví dụ như cảnh tuyết giăng trên núi, mưa rơi trên Động Đình hồ. Rồi cảnh đánh nhau cũng ghê nữa. Chuyện chưởng sau này in hồi 87, 88 không có lời văn đẹp như vậy. Nhà đó có sách của bà Tùng Long viết về những chuyện tình lâm ly, lãng mạn hay chuyện ma như Bóng Ma nhà Mệ Hoát hoặc loại chuyện về chàng điệp viên đẹp trai có cái tên Văn Bình, bí danh Z28 ly lỳ không khác 007 người Ăng Lê. Dòng chuyện miền Nam tương đối hiếm ở miền Bắc. Những người có thú tìm tòi sách cũ hiếm nhiều đến đó.

Nhà rất chật nhưng sách chất đầy cầu thang từ tầng 1 lên tầng 3

Ở Ngô Thì nhậm có thường xuyên hiệu sách cũ, nhưng nhà số 26 là đồ sộ nhất. Nhìn chật hẹp mặt tiền chưa đầy 2 mét vuông, sâu khoảng 4 m . Không ai nghĩ chủ hiệu để dành cả 4 tầng trên nữa như vậy để chứa sách. Giáo dục, khoa học, kỹ thuật một tầng. Văn học, triết học một tầng. Lịch sử, hồi ký tướng lĩnh, quân đội một tầng. Thiếu nhi một tầng. Khách tự chọn không ai trông, giá thì chủ nhà ghi sẵn bìa sau. Hơi đắt, đắt gấp đôi so với anh Phương, ông Dần, ngang ngửa với đao phủ Dư. Sách bày được cái khoa học, sạch sẽ và ngăn nắp. Thái độ chủ hiệu cũng niềm nở. cũng như các hiệu sách cũ khác. Đồ nghề không thể thiếu đặt trước của là cái cân đồng hồ. Có điều cân của nhà ấy to hơn so với cân nhà khác.

Sách cũ, giá trên trời

Những người buôn sách cũ có tiếng, đều đặn là những tay ham đọc, hiểu biết và thích sưu tầm. Dư Bà Triệu, trán cao, da trắng đạo mạo. Mênh danh là máy chém. Khách mua không có cái thú tìm tòi , phát hiện như các hàng sách cũ khác. Muốn quyển gì hỏi hắn. Chỉ vài phút là hắn đưa ra, nhưng giá thì ôi thôi. Nghiến răng mà mua vậy. Có lần hỏi về Dương Thu Hương. Hắn đưa quyển Thiên đường mù. Tôi giở vài trang thấy cái hình vẽ của mình lúc tuổi thơ. Đành lòng mà mua với giá 50 nghìn. Trong khi ở nơi khác có 25 nghìn. Còn hiệu sách cũ ở thị trấn đông Anh có 5 nghìn mà thôi. Một lần đi công tác tại Thanh Hoá, tập tính của kẻ sưu tầm sách, tôi vào hiệu sách cũ gặp Dư đang chọn sách. Thì ra hắn cũng chịu khó mầy mò. Tôi hỏi hắn có Chuyện kể năm 2000 không. Dư phát giá 1 triệu cho 2 tập. Khi thấy tôi mang bộ Đaghextan về, hắn hỏi tôi nhà ở đâu. Tôi nói ở 182 Bà Triệu rồi bỏ đi lúc hắn đang ngạc nhiên. Từ đó tôi quên luôn địa chỉ của tên đao phủ sách cũ đấy.

Mê sách mà nên duyên

Ven đường Hoàng Quốc Việt có hai vợ chồng khoảng 40 tuổi bày sách trên tấm ni lon trải vỉa hè. Vợ bán sách, còn anh chồng râu ria bờm xơm, mắt đảo như rang lạc đầy lòng trắng. Dựng cái xe đạp bên cạnh hàng vợ bày cờ thế câu bọn sinh viên. Chị vợ mảnh mai, hiền dịu, xin phéph xắn. Nét đẹp nhẹ nhàng, quý phái, thanh lịch. Chị nói với khách nhỏ nhẹ hay cười. Không như anh chồng khó tính, ngồi bên này bày cờ thế mà ngỏng sang bên kia phát giá . Giọng rất khó chịu. Về sau anh ta mới nói, lúc ấy tôi nhìn cậu không nghĩ cậu là người đọc sách. lần đầu mua sách, tôi mặc cả dữ lắm, cò kè cực nhiều làm anh ta bực, gắt mua thì mua không mua đừng hỏi nữa. Chị vợ vẫn cười nhẹ. Tôi bỏ hàng sách không chọn gì, sang hàng anh ta rủ đánh cờ ăn tiền. Tôi thắng được 15 nghìn. Anh ta nhìn tôi có vẻ nể nang hơn, hỏi tôi học ở lò cờ nào ra. Tôi bảo chẳng học đâu, dân chơi nghiệp dư. Rồi tôi mua quyển Nỗi buồn chiến tranh với giá 25 nghìn, rẻ hơn giá ban đầu 25 nghìn. Anh ta tên là Phương, khi đã thường xuyên lần mua sách. Chúng Tôi đều bất ngờ về nhau. Tôi không nghĩ anh ta và vợ lại là người đọc rộng, hiểu nhiều đến như vậy. Thời trẻ họ quen nhau vì mê sách, giờ họ lang thang bán sách cũ như những người buôn đồng nát. Anh ta ăn mặc xoàng xĩnh, râu ria, tóc tai như gã bụi đời. Những tác phẩm kinh điển của thế giới anh đều thuộc lòng đên mức trích hẳn một đoạn ra để bình. Ngạc nhiên hơn là chị vợ cũng đưa ra những nhận xét tính tế cho các tác phẩm mà Chúng Tôi đang bàn. Khi chị đưa cho tôi tập Bóng nước Hồ Gươm của Hoàng Minh Giám. Cái tên lạ hoắc và bảo đó là bút danh của Chu Thiên. Tôi về nhà xem kỳ thì văn phong đúng của Chu Thiên thật, nhưng vẫn băn khoăn không biết chị nói chính xác không. Thực ra của Chu Thiên hay của ai cũng không thành vấn đề, mà tôi chỉ thấy lạ là sao chị ấy biết được như vậy. Dạo đó tôi làm ăn được nên mua của anh chị em thường xuyên sách. Có lần đang ăn diện , đi ô tô qua hàng Anh chị. Đỗ xe lại vào mua sách, chuyện trò một lúc mỏi chân ngồi bệt trên miệng cống nói chuyện sách. Thiên hạ đi qua nhìn bộ dạng tương phản giữa tôi và anh chẳng hiểu chuyện gì. thường xuyên khi mua sách ở hàng anh, có người mua sách, tôi cũng chõ miệng bình luận thế này, thế kia. Người mua thích lắm, họ tự hào vì cái cách tôi nói về quyển sách họ chọn, họ đang cầm trên tay kia làm chọ thấy bản thân họ là người trí thức, biết đọc, biết cảm nhận.

Anh Phương để cho tôi cuốn Dựa lưng cái chết của Phan Nhật Nam. Một tiểu thuyết gia hiếm hoi của Việt Nam Công Hoà viết về cuộc chiến tranh 20 năm. Sách có chữ đề tặng của tác giả cho người bạn nào đó. Anh để giá tiền là 10 nghìn, nếu như anh có nói gấp 20 lần như vậy thì tôi cũng mua. Tôi quý vợ chồng anh ở tính không bắt chẹt vì tâm lý khách. Để bù lại tôi cố gắng mua của Anh chị rất nhiều. Sách của Phan Nhật Nam làm cho tôi hiểu hơn cái nhìn của những người bên kia, họ viết về chiến tranh khá trung thực. Từ tâm trạng của người dân đến người lính. Những mối tình bi quan của các nam nữ thanh niên trước một cuộc sống ngộp thở. Phan Nhật Nam bị cải tạo giam giữ tại Sơn La gần 20 năm để học chính sách nhà nước ta.

Hay chuyện “…nhất chỉ thư”?

”Chuyện kể năm 2000” tôi mua được lúc đang làm nội thất cho cửa hàng điện lạnh trên đường giải phóng. Lúc đứng giám sát mấy người thợ thi công, tôi thấy bên cạnh có một hàng sách cũ. Lọ mọ ngồi chọn xem, thấy quyển Hồi Ký của Đào Xuân Quý giật bắn mình. Tìm bao lâu không thấy, tình cờ lại nằm mốc bụi ở đây. Tôi phải dấu tiếng reo mừng vờ lục lọi mấy quyển nữa. Chất đống lên cho cô bán hàng rất trẻ có đôi mắt đa tình tính tiền. Quyển Hồi Ký của Đào Xuân Quý có 15 nghìn. Chuyện trò à ơi một lúc, vì đằng nào cũng đang chờ tốp thợ làm xong. Hỏi có Chuyện Kể Năm 2000 không. Cô nàng bảo bố em có. Đưa anh đến gặp bố em. Không, anh gặp em là được rồi. Thế gặp em thì bao nhiêu. Bốn trăm là giá của bố em, anh trả cho em công bao nhiêu nữa. Anh trả em 100. Nói rồi rút 100 ra đặt cọc. Mấy hôm sau em ấy liên lạc. Tập 1 thì hơi cũ nhưng sách in nguyên bản cũng mừng. Về sau xuống nhà tác giả Chuyện kể năm 2000 dưới Hải Phòng. Đưa cho ông ấy xem, ông già hơn 70 tuổi ấy cầm sách của mình mà rớm nước mắt vì cảm động. ông tâm sự:

– Tôi không biết còn sống đến ngày nó ( TKN2000) được tái bản không. Giờ muốn tìm vài bộ để tặng bạn bè mà không có.

Ông bà Dần ở Thụy Khê, cái hiệu sách cũ nhỏ chừng vài mét vuông. Khi hỏi thấy có bộ Thời đại Hùng Vương giá 160 nghìn. Tôi biết đây là nhà buôn sách cũ lâu năm. Đúng là ông Dần bán sách cũ từ năm 1975. Cả hai ông bà đều ham đọc và rất biết nhiều chuyện. Họ có dáng dấp của những nhà giáo từ cách đi đứng đến ăn nói giao tiếp. Mua nhiều thành quen, mỗi lần mua là một lần tâm sự về sách và những liên quan. Lâu dần như là bạn tâm giao, giá cả tương đối rẻ so với thường xuyên nơi. Ông để cho tôi cuốn Chiều Chiều của Tô Hoài với giá tròn 100 nghìn sau một thời gian khá dài tôi tiêu mất vài triệu ở hàng ông. Lúc thưa khách ngồi uống nước ở quán vợ chồng ông. Nghe ông Dần bàn thao thao như nước chảy về Đốt, Aimatop, Băn Dăc….. không khác gì các nhà phê bình. đặc biệt là những thâm cung bí sử của các nhà văn hay các tác phẩm có số phận éo le ở Việt Nam. Từ Trần Dần , Phùng Quán đến Tố Hữu, Chế Lan Viên.

Có một bộ sách mà tôi rất thèm muốn. Đó là bộ sách viết về chiến tranh thế giới lần thứ hai của miền Nam in trước 1975. Hồi nhỏ tôi thuê sách đọc của ông Long, một vị giáo sư về hưu làm nghề cho thuê truyện ở 50 Nguyễn Hữu Huân. Khi tôi đọc hết những tác phẩm văn học nước ngoài và trong nước như Thời xa Vắng, Đứng Trước Biển, Cù Lao Tràm tần ngần không biết còn gì để thuê nữa. Ông Long dẫn tôi lên nhà , chui lên gác xép lôi ra cái thùng các tông chứa đầy sách .

Cuốn Hành Trình Về Phương đông, một cuốn sách rất hiếm thời ấy nằm trên cùng. Ở dưới là bộ sách kia, có rất nhiều tập. Phải nói họ viết khách quan, đây là của nhiều tác giả Phương Tây, cái nhìn của họ về cuộc chiến và các nhân vật, sự kiện ảnh hưởng lớn đến thế chiến thứ 2 cũng rất khác sách do ta hay Liên Xô xuất bản. Ông Long có con trai đi Nga bị đâm chết, ông buồn chán. bán nhà đi đâu ở không rõ. Tôi đi dò hỏi nhiều mà chưa biết. Có lẽ bây giờ ông mất rồi cũng nên. Tiếc cái bộ sách kia không biết số phận thế nào…

Thợ Điện

07-06-2016, 06:34 AM

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02131_zpsaezknhte.jpg

Ông D tôi order express mail có 2 ngày đã tới Tôi làm luôn trọn bộ 3 cái để ông xài cho đã đủ size hết thường xuyên khi mình mang đi rất thuận tiện .Thích cái gì phải được ngay mới thích ,chứ từ từ mới có có thì cái sướng nó hết rồi sao đây

Tôi đang xếp đồ gửi cho ông ,gửi cho thầy ông 1 kí cà phê Mỹ loại Folgers mà nó thích ,cái khác thì không cho nhưng cái ăn cái uống thì phải cho vì Kinh Thánh có bảo Cầu cho đủ ăn ngày hai bữa và một cử cà phê he he

Gửi về địa chỉ ông cho hắn khỏi ganh tị .Đời mà ! ai chả thế

Anh đã quên mùa thu.Bây giờ là mùa thuTrời vắng khói sương mùHàng cây khô sầu úaHiu hắt đứng trong mưa

Tôi cố nhớ mùa thu Hà Nội trước khi tôi đi đẹp và thơ mộng thế nào, mà không nhớ được nhiều lắm. Mặc dù tôi mới sang mùa thu thứ ba tôi vắng xa Hà Nội. Cố gắng lắm chỉ thấy một chút heo may, nắng vàng, gánh cốm, tiếng rao của gánh hàng rươi và những chiếc bánh trung thu trong tủ kính bên đường. Nhưng tất cả cái đó biến nhénh vào hình ảnh những cái nóng bức, ngột ngạt, đông đúc và ồn ào còi xe, hỗn loạn của Hà Nội. Bóng dáng công an, dân phòng giăng đầy trên các con đường ở Hà Nội, khiến cảm giác bất an hơn.

Thế nào tôi lại nhớ một mùa thu của Hà Nội, mùa thu xa hơn rất thường xuyên. Nhớ rõ ràng là đằng khác.

Thuở ấy Hà Nội vắng lắm, gió mùa thu heo may thường xuyên hơn, nắng vàng cũng dịu hơn. Không khí Hà Nội trong lành như Sa Pa bây giờ, trên đường phố may lắm mới có một chiếc xe con chạy, hoặc xe tải chở gạo, rau cho cửa hàng mậu dịch.

Bạn có khả năng thấy trên vỉa hè Hà Nội có cỏ mọc, có cây rau sam hoa vàng nở li ti. Buổi sớm bạn có thể thấy trong đám cỏ ven tường nhà có vài chú châu chấu, cào cào nấp trong đó. Nếu sớm nữa, bạn gặp hạt sương trên cất rau sam mọc chân tường, còn châu chấu, cào cào đậu luôn trên tường mặt tiền nhà bạn. Có khi chúng còn nhảy cả vào gường bạn ngủ.

Buổi trưa tiếng chim hót véo von, chào mào, chim vành khuyên đầy trên những cây bàng ra quả chín vàng mọng.

Buổi tối dưới ánh đèn đường đỏ quạch tù mù, châu chấu bay cả đàn cùng với bọn thiêu thân và những con cà cuống. Bọn cà cuống bay vài vòng thế nào cũng mỏi cánh sa đến xẹt xuống đường, chỉ ngồi đợi một tối là nhặt được vào con về nướng chín dầm nước mắm, chấm rau muống luộc.

Đêm đến thì tiếng dế kêu lẫn cả tiếng ếch nhái râm ran. Tôi nói thật đấy, không phải bịa chuyện Hà Nội là nhà quê đâu. Hồi ấy ở Hà Nội thường xuyên ao hồ, ngõ nhà tôi gần đê sông Hồng, nên cào cào, châu chấu, cà cuống, bọ hung, dế mèn nhiều nhan nhản. Lúc bé tôi thấy cả thế giới côn trùng của dế mèn Phiêu Lưu Ký trước cửa nhà.

Có lần tôi thấy góc nhà có một con rắn nhỏ, đen mướt. Lần khác thì thấy con cóc trong xó nhà. Chắc chúng vào ban đêm qua song sắt cửa thưa nhà tôi.

Tôi bị bứng vào đời rất nhanh, chả kip hiểu mình giã từ tuổi thơ lúc nào. Nhoằng cái đi bộ đội, rồi tiếp đến giang hồ, rồi đi tù , rồi lại giang hồ. Lúc vợ con rồi , dừng lại thấy Hà Nội mà mình từng thấy trước kia đã biến mất. Một lần tôi vắng Hà Nội vài tháng đi lên trồng rừng trên núi cao. Lúc về gần đến Hà Nội mắt cứ thấy mờ mờ, cay cay. Mãi sau mới hiểu đó là khói của các xe cộ lưu thông trên đường phố. Trước cửa nhà tôi chiều nào cũng ầm ĩ người là người. Họ nói đủ thứ chuyện đâu đâu, tranh luận mãi về váy, túi lại đến những chuyến đi du lịc vị trí này đắt, nơi kia có cái hay..rồi quay sang tiền nong cho vay lãi, lô đề, bóng bánh. Thỉnh thoảng lai to tiếng, xô xát, can ngăn ầm ĩ.

cuộc sống phát triển, người Hà Nội có cuộc sống vật chất tốt hơn. Nhà cửa xây sửa liên miên, những mái ngói mà rêu và cây thài lài tím ngự trên hoặc những bước tường rêu như tấm thảm nhung lẫn cây dương xỉ chìa ra chỉ là dĩ vãng. Hè phố đầy người đi lại, cậy lên lát quanh năm, chả có cây rau sam, cỏ dại nào mọc được nữa. Dù chúng không chết vì người dẫm, vì nát đường chúng cũng sẽ chết vì khói của đủ loại xe cộ trên đường. Lũ côn trùng đương nhiên là mất hẳn. Còn hiếm lắm mới thấy một bóng chim sẻ, loại dạn dày nhất giờ cũng đậu tít trên cao lẻ loi một hai con.

Ở đây, Berlin, thủ đô của nước Đức hiện đại, nơi sản xuất ra thường xuyên thương hiệu xe ô tô nhất thế giới, cũng là nơi công nghiệp năng, cơ khí, luyện kim tiên tiến trong hàng bậc nhất thế giới.

Nhưng thường xuyên vỉa hè ở Berlin chỗ nào có khe hở, hoặc chỗ vỉa hè giáp tường nhà, cỏ dại vẫn mọc cùng với cây Bồ Công Anh. Các gốc cây cổ thụ ven đường không bị xi măng hay hè đường vây kín, có một khoảng đất xung quanh thân cây khiên cỏ dại, bụi cây nhỏ mọc đầy. Lũ chim sẻ lúc nhúc, ríu rít ngay dưới đó. Chúng không việc gì phải đậu trên cao để khó kiếm mồi. Chúng núp ở bụi cây ngay sát chân người đi trên vỉa hè để nhặt nhạnh thức ăn.

Thật kỳ lạ là không khí mùa thu ở đây y hệt Hà Nội hơn 30 về trước, se lạnh, trong lành, hít hơi dài thấy hơi chút mát lạnh. Chỉ thiếu vài con châu chấu hay cào cào đậu trên tường hay núp dưới cây bồ công anh ven lề đường là y hệt Hà Nội ngày xưa.

roamingwind

07-06-2016, 11:41 PM

Ngày hai bửa với cứ cà phê là sang rồi đó bác Lâm. Chỉ mong có bánh mì để gậm thôi … hihi… bởi vậy tôi cứ lấy bánh mì bỏ một đống thịt vào, ăn sáng. :).Láo lếu cở tôi thánh Peter cũng bó tay. Cuối tuần nói chuyện với người quen, anh ta nói sắp có cao tăng đến quận Cam, hỏi tôi có đi nghe thuyết pháp không. Tôi nói, tôi đi thì sẽ biểu tình :).

Và tha tội chúng con như chúng con cũng tha kẽ có tội với chúng con. Cái này phải gữi lên cho ông Trump đọc. Ổng giữ tội người khác trong lòng nhiều quá; không chỉ vậy, ổng tạo thêm tội cho người khác.

roamingwind

08-06-2016, 08:29 AM

Anh Ba ơi, lâu quá

pXrX7Cd72vQ

ChienKhuD

08-06-2016, 10:39 AM

Hì hì đã quá ông Thợ. Sắp có đồ ngon chơi rồi.

Thợ Điện

09-06-2016, 04:00 AM

Ông Đ đã gửi hàng sáng nay có lẽ khoảng 2 tuần ông sẽ nhận được ,phần ông 1 dufle bag ,nón Harley , ly bạc uống rượu ,dũa, thầy ông cà phê , còn lại là mấy kí kẹo chocolate cho con bé ở nhà .Tôi cũng khoái ăn chocolate lắm nhất là loại Russel nhưng sau này thầy thuốc bảo phải giảm bớt đi ,mở tủ lạnh ra thấy còn một hộp bèn đau lòng rút ra gởi con bé nhà ông ăn dùm .Hỏi cháu thích ăn gì lần tới tôi gửi riêng cho nó chục kí ăn cho đã

Tôi thích trẻ con và phụ nữ ,phái mạnh đa phần khinh hé hé

Sinh năm 1946, Trump là doanh nhân rất thành đạt trong ngành địa ốc. Ông xây dựng và làm chủ nhiều khách sạn, resort, sân golf cũng như các khu chung cư đắt tiền. của cải/tài sản của ông Hiện tại nghe nói lên đến mấy tỉ đô la. “Nghe nói” vì không ai biết của cải/tài sản thực của Trump là bao nhiêu cả. Các Doanh nghiệp tài chánh Mỹ tính toán ông chỉ có khoảng mấy trăm triệu đô la, trong khi Trump lúc nào cũng tuyên bố mình rất giàu, có đến gần 10 tỉ đô la. Những sự đôi co như vậy khiến người ta có ấn tượng chung về Trump: đó là một người giàu có và khoác lác.

Trước đây, Trump nhiều lần hăm he ra tranh cử tổng thống, nhưng lần này thì ông làm thật.

Khi mới nghe tin Trump ra ứng cử, gần như mọi người đều đó là trò chơi trội của một người vốn mang nhiều tai tiếng. Không có một nhà báo hay bình luận gia chính trị nghiêm túc nào nghĩ Trump có thể là ứng cử viên của đảng Cộng hoà. Tờ báo mạng nổi tiếng của Mỹ, The Huffington Post, trong mấy tháng đầu, xếp các bản tin liên quan đến việc tranh cử của Trump trong mục Giải trí (entertainment) chứ không phải phần về chính trị.

Mà thật. Cách phát ngôn của Trump không có vẻ gì là của một chính khách, lại là chính khách có tham vọng trở thành tổng thống nước Mỹ. Ông miệt thị phụ nữ. Ông miệt thị Thượng nghị sĩ John McCain và những người lính Mỹ bị bắt cầm tù trong chiến tranh Việt Nam. Ông cho những người Mexico di dân bất hợp pháp ở Mỹ toàn là bọn đầu trộm đuôi cướp và hiếp dâm. Ông đòi trục xuất hơn mười triệu người Mexico ấy về nước và đòi dựng hàng rào dọc theo biên giới giữa Mỹ và Mexico với chiều dài hơn 3000 cây số, hơn nữa, còn doạ sẽ bắt chính phủ Mexico trả chi phí cho công việc xây dựng ấy. Ông đòi cấm những người Hồi giáo nhập cư vào nước Mỹ. Ông doạ sẽ ném bom tiêu diệt tất cả những phần tử Hồi giáo cực đoan và thân nhân của chúng. Ông đòi tăng thuế hàng hoá nhập từ Trung Quốc bất chấp các hiệp ước thương mại đã ký kết giữa hai nước. Ông khen ngợi Vladimir Putin và việc Nga tham gia vào chiến sự tại Syria. mặt khác, ông cũng miệt thị tất cả các đối thủ thuộc đảng Cộng hoà của ông là “dại dột”, “ngu xuẩn’ hay “điên khùng”.

Nói chung, cách nói năng của Trump rất hời hợt, bỗ bã và thô lỗ. Ông không bao giờ tiết lộ bất cứ một chính sách nào cả. Trong các cuộc tranh luận tương đương trong các diễn văn tranh cử, Trump chỉ tuyên bố khơi khơi về mọi vấn đề nhưng không bao giờ đi sâu vào cụ thể. Rốt cuộc, sau mấy tháng tranh cử, không ai biết nếu lên làm tổng thống, Trump sẽ làm gì trên các phương diện xã hội, kinh tế, chính trị và quốc phòng.

Thế nhưng, lạ, rất thường xuyên người dân Mỹ lại ùn ùn ủng hộ ông. Trong tất cả các cuộc điều tra dư luận, bao giờ số người ủng hộ ông cũng cao nhất. Trong các cuộc bầu cử sơ bộ và họp kín được tổ chức trong tháng 2, từ New Hampshire, South Carolina và Nevada (trừ Iowa), Trump đều dẫn đầu với khoảng cách thật xa các đối thủ của ông. Trong 11 tiểu bang tổ chức bầu cử sơ bộ vào ngày Siêu Thứ Ba (Super Tuesday), Trump thắng ở 7 tiểu bang. Triển vọng Trump trở thành ứng cử viên của đảng Cộng Hoà càng lúc càng gần.

Sự thành công của Trump khiến mọi người sửng sốt. Ngay cả những người thuộc đảng Cộng hoà cũng sửng sốt, hơn nữa, hốt hoảng. Trong giới lãnh đạo đảng Cộng hoà, gần như không ai tin và cũng không ai muốn Trump trở thành ứng cử viên chính thức của đảng.

Có bốn lý do chính. Thứ nhất, người ta cho là tư tưởng của Trump không phù hợp với các cương lĩnh của đảng. Thứ hai, người ta không tin là Trump có thể đánh bại được bà Hillary Clinton trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 11 tới. Thứ ba, người ta cho những cách phát ngôn tương đương những chủ trương kỳ thị phái tính và kỳ thị chủng tộc của Trump có khả năng gây tai hại đối với đảng Cộng hoà dưới mắt quần chúng. Và cuối cùng, thứ tư, người ta không tin là Trump đủ tư cách để lãnh đạo nước Mỹ: tính cách của ông, theo lời thường xuyên chính khách nổi tiếng trong đảng Cộng hoà, là một kẻ “lừa đảo” (fraud), và “bất lương” (phony). Suốt mấy tháng trời, hầu như ai cũng cầu mong Trump bị các ứng cử viên khác đánh bại. Nhưng cuối cùng, tất cả các ứng cử viên được mọi người hy vọng đều bị Trump đánh gục và lần lượt hết người này đến người khác tuyên bố rút lui. Chris Christie, thống đốc tiểu bang New Jersey rút lui. Jeb Bush, cựu thống đốc tiểu bang Florida, em trai Tổng thống George W. Bush và con trai thứ của Tổng thống George H. W. Bush, cũng rút lui.

Một vấn đề cần được đặt ra là: Tại sao các cử tri thuộc đảng Cộng hoà lại ủng hộ Trump?

Người ta cho là phần lớn những người ủng hộ Trump là những người da trắng ít học. Trump biết rõ điều đó nên, trong bài phát biểu sau khi chiến thắng ở cuộc bầu cử sơ bộ ở Nevada, để mị dân, ông lớn tiếng tuyên bố: “Tôi yêu những người ít học” (I love the poorly educated). tuy nhiên, bên cạnh những người da trắng ít học ấy, nhiều thành phần khác cũng bỏ phiếu cho Trump, trong đó có cả các trí thức, phụ nữ, và điều đáng kinh ngạc nhất, một vài những người nói tiếng Tây Ban nha, những kẻ bị Trump kỳ thị ra mặt.

Giới bình luận chính trị tại Mỹ cho nguyên nhân chính khiến thường xuyên người Mỹ ủng hộ Trump là vì họ đã quá chán ngán giới chính trị gia chuyên nghiệp trong nước, những người hứa hẹn thật thường xuyên nhưng lại làm chẳng được bao nhiêu cả. Vì sự chán ngán ấy, người ta quay sang những người chưa bao giờ làm chính trị. Thật ra, tâm lý này đã xuất hiện từ lâu. Trước đây, thường xuyên người bỏ phiếu cho Tổng thống Barack Obama vì xem ông là người đứng ngoài bộ máy quyền lực ở Washington và cũng là người có khả năng thay đổi ngay văn hoá chính trị tại Washington. Nhưng chưa bao giờ cảm giác chán ngán ấy lại lên cao như lúc này.

Hơn nữa, Hiện tại dường như người Mỹ đang bị mất phương hướng. Về phương diện kinh tế, cơn khủng hoảng tài chánh vào năm 2008 đã qua nhưng quá trình phục hồi còn chậm chạp và yếu ớt. Về phương diện chính trị, đặc biệt là chính trị đối ngoại, dường như nước Mỹ không biết làm gì trước các cuộc khủng hoảng trầm trọng trên thế giới. Đối diện với sự mất phương hướng ấy, người dân đâm ra hoang mang; và từ sự hoang mang ấy, người ta hướng tầm nhìn vào những người đã từng thành công trong các lãnh vực khác. Donald Trump xuất hiện như một cái phao.

Chưa biết sự phân tích ấy đúng hay không. Điều thường xuyên người Hiện tại mong ước nhất là Donald Trump không phải là ứng cử viên của đảng Cộng hoà và nhất là, không thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 11 tới.

Việc ông Trump chiến thắng không chỉ là một tai họa cho nước Mỹ mà còn cho cả thế giới.

ChienKhuD

09-06-2016, 12:22 PM

Cảm ơn ông Thợ. Lần này quà nhiều quá nhưng lần sau chắc phải nhiều hơn vì nhà có thêm một con bé nữa. Bác chước anh Ba ai hỏi sao chỉ có con gái tôi trả lời tôi thích con gái hì hì.

roamingwind

10-06-2016, 03:35 AM

Obama vừa mới chính thức tuyên bố ủng hộ Hillary đó bác Lâm, sau khi họp kính với ứng cử viên Dân Chủ Bernie Sanders. Cả năm này ai cũng biết Obama thiên về Hillary, nhưng để giử công bằng cho cuộc tuyển cử chọn ứng cử viên TT, Obama đã không chính thức bình luận gì về cuộc chạy đua giữa Hillary và Bernie.

Bắt đầy từ đây Obama sẽ ra mặt vận động cho Hillary, và quan trọng hơn tất công Trump. Một người từng trãi, có máu khôi hài, tài ăn nói (đước liệt kê một trong số những TT có tài hùng biện nhất), thì những gì Obama sẽ chỉ trích về Trump sẽ vừa khôi hài vừa thấm thía (“biting criticism” dich ra sau hé ?)

Thánh Kinh cũng có viết nhìn trái mà biết cây. Nhìn Trump thì câu hỏi phải được đặc ra — chuyện gì đã, và đang, xẩy ra cho đảng Cộng Hoà ? Không lẽ bị lũng đoạn đến tận xương cốt nên có khả năng đưa ra một ứng cử viên như Trumo, mà các lảnh đạo đảng Cộng Hoà không ai lên tiếng phủ nhận ? Có những người phàn nàn Trump, nhưng cuối cùng vẫn giử lập trường sẽ bầu cho Trump.

Thợ Điện

10-06-2016, 04:06 AM

Obama Tuyên bố Dân chủ sẽ giữ white house thêm 3 nhiệm kì nữa ,ông sẽ làm hết sức để tình trạng này xảy ra .Nhưng tôi cũng hơi ngán ông Gió sợ rằng dân Mỹ đã quá nhàm chán với gương mặt Hillary rồi .Ông tính coi nếu người ta ưa bà thì bà đâu đến nỗi thua 8 năm trước .Giờ đây vẫn guơng mặt đó già hơn chút và chắc xảo quyệt hơn nữa .Cộng hoà về vườn rồi ông Gió ơi .Lần trước tôi nhớ có buổi họp Obama nêu câu hỏi -Sao lạ nhỉ không thấy ông Trump đâu ,xong rồi ông tự trả lời -Tôi nhớ ra rồi ông đi gặp các nhà lãnh đạo thế giới như hoa hậu Venezuela, hoa hậu Colombia ,toàn là các vị chức sắc không ? phòng họp cười ồ

Obama thì qua tuyệt ,vừa hùng biện vừa duyên dáng vừa chân thật .Ai mà không thích

roamingwind

10-06-2016, 07:56 AM

Vâng, sẵc suất là bà Hillary sẽ thắng kỳ này. Bà này hên thật. Hai cái hên — một là bên Dân Chủ ông Biden vì chuyện buồn trong gia đình không ra ứng cử, hai là bên Cộng Hoà anh hùng thời chiến McCaine không ra ứng cử. Thôi, cho bả tạm giử tông môn của Obama, rồi 4 năm sau có người nào giỏi hơn thay thế.

Tình hình là sau cuộc ứng cử này đãng Cộng Hoà, qua ông Trump và sự không-phản-ứng cùa các lảnh đạo Cộng Hoà, với thái độ bộ-lạc, đã làm các sắc tộc Mỹ và nhóm Mỹ trẽ quá sợ, cho nên sẽ không quật lên được. Đãng Dân Chủ sẽ nắm hết đa số — nhà Trắng và Thượng/Hạ viện — lâu dài.

Chỉ còn vài phần trăm — không lẽ Trump thắng được ? Tôi cũng ngán vài phần trăm này hihi…. nếu vậy thì cuốn gói mà chạy … Nhưng tôi tinh tưởng cảnh giới này chưa đến tuyệt lộ :). Vài tuần nay ôn lại kinh xưa sữ củ, đêm đêm đọc bên đèn cầy :), thấy lúc xưa cả một đám người bỏ xứ ra đi, đánh bật nền đô hộ Anh quốc, rồi đối chội với câu hỏi “làm sau dựng nước, làm sau giử nước, làm sao bảo vệ quyền người dân.” Bàn luận, cãi cọ với nhéu. Rồi từ đó mới ra, và bầu, Hiến Chương. Không phải một sự tình cờ của lich sử. Cái nhân đã được đặt ra như vậy, cái quả sẽ ra chính chắn thôi.

Thợ Điện

10-06-2016, 08:27 AM

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/660/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/29/160529130334_clinton_trump_640x360_reuters_nocredit.jpg

Sau một thời gian, nay rốt cuộc chúng ta đã biết ai là hai ứng viên bước vào cuộc đua tranh chỗ trong Tòa Bạch Ốc.Ít nhiều gây sốc tại đại hội đảng Cộng hòa vào tháng Bảy là chuyện ông Donald Trump sẽ trở thành ứng viên đại diện cho đảng, điều ít ai đoán được hồi 12 tháng trước.Và vào tuần này, điều từng được đoán là sẽ xảy ra đã được xác nhận: bà Hillary Clinton là ứng viên đại diện phe Dân chủ.Bất kể điều gì xảy ra kể từ nay trở đi, thì kết quả cuối cùng cũng sẽ là một kết quả lịch sử. Dưới đây là lý do vì sao:

1) Những năm xế bóng

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/04/25/160425013648_us_president_barack_obama_640x360_getty_nocredit.jpg

Khi ông Barack Obama lần đầu tiên bước vào cửa chính của Tòa Bạch Ốc hồi tháng 1/2009, ông 47 tuổi và là tổng thống trẻ thứ năm trong lịch sử. Theodore Roosevelt là người trẻ nhất, trở thành tổng thống lúc 42 tuổi 322 ngày.Vị tổng thống tiếp theo sẽ là người khá đứng tuổi, bất kể người đó là ai.Donald Trump ăn mừng sinh nhật 70 tuổi vào ngày 14/6, cho nên ông có thể sẽ là vị tổng thống tuổi tác lên cao nhất trong lịch sử (Ronald Reagan 69 tuổi khi nhậm chức).Hillary Clinton sẽ tròn 69 tuổi vào khoảng 2 tuần trước khi có kỳ bầu cử, và có thể sẽ trở thành vị tổng thống tuổi tác lên cao thứ nhì khi tuyên thệ nhậm chức. Bà sẽ thế chỗ William Henry Harrison, người trở thành tổng thống vào năm 1841 (và là vị tổng thống cuối cùng chào đời trên mảnh đất thuộc Anh).

2) New York, New York

http://ichef.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2015/09/12/150912111555_new_york_976x549_xin phéphua.jpg

Trump và Clinton là cuộc chạy đua tổng thống đầu tiên giữa những người New York với nhéu kể từ 1944, khi thống đốc New York Thomas E Dewey đối đầu với tổng thống đương nhiệm khi đó là Franklin D Roosevelt.Bất kể ai thắng trong cuộc tranh cử lần này thì đó cũng sẽ là người New York đầu tiên thắng cử kể từ 71 năm qua, tính đến thời điểm lễ tuyên thệ nhậm chức được tổ chức vào năm tới.(Tất nhiên là chúng ta biết rằng bà Clinton chào đời tại Chicago, nhưng bà từng là thượng nghị sỹ New York và hiện sống tại tiểu bang này.)

3) Tiền, tiền, tiền

Nếu ông Trump thắng, thì ông sẽ là ứng viên chi ít nhất cho cuộc đua tranh cử.giấy tờ của Ủy ban Bầu cử Liên bang cho thấy rằng ông đã chi 49 triệu đô la, tính đến cuối tháng Tư, trong đó có 36 triệu đô la tiền riêng.Không có ứng viên nào khác kể từ thời Al Gore năm 2000 (126 triệu đô la) chi ít đến thế. Bà Hillary Clinton tính đến nay đã tiêu khoảng 187 triệu đô la.Tất nhiên, ông Trump có khả năng vung thêm tiền nếu tiến hành thêm các cuộc vận động tranh cử từ nay cho tới tháng Mười Một, nhưng có vẻ như ông sẽ tiêu ở mức kém xa so với khoản gần 556 triệu đô la mà Tổng thống Barack Obama chi ra trong lần trước.

4) Kinh nghiệm

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/05/06/160506125915_dwight_eisenhower_624x351_afp.jpgChiến thắng của ông Trump sẽ có ý nghĩa to lớn bởi một lý do khác nữa – từ hơn 60 năm qua không ai từng được bầu làm tổng thống mà lại chưa từng có kinh nghiệm làm thống đốc hoặc chưa từng có chân trong Quốc hội.Ngay cả khi đó, thì vị tổng thống cuối cùng không có kinh nghiệm chính trị nào, Dwight Eisenhower, cũng đã là Chỉ huy Tối cao của Lực lượng Đồng minh trong Đại chiến Thế giới II, trước khi ông được bầu hồi 1953.Trước đó, Herbert Hoover, người giữ chức tổng thống từ 1929 đến 1933, từng là một kỹ sư và hoạt động nhân đạo.Không có ứng viên nào trước đó từng sở hữu một chuỗi các sòng bạc và khách sạn. Nhưng ông Trump nói ông dày dạn kinh nghiệm xử lý các giao dịch, và việc ông không gắn bó với một cơ quan tổ chức nào của Washington cho thấy ông đang ở vị thế tốt.

5) Phụ nữ nắm quyền?

Những năm dài bà Hillarty Clinton hiện diện trong hoạt động chính trị của Washington khiến người ta dễ quên đi mất một thực tế: bà sẽ là nữ tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ nếu đắc cử. Bà đã là ứng viên nữ đầu tiên đại diện cho một đảng phái lớn ở Mỹ.Trường hợp gần giống nhất chúng ta từng biết là khi ứng viên Cộng hòa John McCain có lựa chọn đầy bất ngờ, đưa Thống đốc Alaska, bà Sarah Palin, vào liên danh tranh cử với mình hồi 2008, và khi ứng viên Dân chủ Walter Mondale nêu danh Geraldine Ferraro vào vị trí phó tổng thống cho mình hồi 1984.Cả hai ứng viên đều đặn không thắng ghế tổng thống.

6) Cuộc chạy tiếp sức của phe Dân chủ?

Đáng ngạc nhiên là chỉ có hai gương mặt của phe Dân chủ trực tiếp kế nhiệm vị tổng thống trước đó cũng là của phe Dân chủ. Gần đây nhất là James Buchanan, làm tổng thống từ 1857 đến 1861.Harry Truman và Lyndon Johnson đều đặn là phó tổng thống khi người tiền nhiệm của họ qua đời. Cả hai sau đó đều đặn thắng trong kỳ bầu cử kế tiếp.do đó, chiến thắng của bà Clinton, nếu điều đó diễn ra, sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với Đảng Dân chủ.Vậy ai sẽ có thường xuyên khả năng chiến thắng?Nay, chỉ còn năm tháng nữa là kết thúc cuộc đua, với tỷ số hiện thời đang là bà Clinton 47,7% (đường đồ thị màu xanh), ông Trump 40,5% (đường màu đỏ).Dưới đây là các thay đổi trong kết quả thăm dò dư luận suốt 10 tháng qua giữa hai ứng viên dẫn trước của hai phe.

http://ichef-1.bbci.co.uk/news/ws/624/amz/worldservice/live/assets/images/2016/06/08/160608140351_clinton_trump_poll_average_624x624_bbc_nocredit.jpg

ChienKhuD

10-06-2016, 03:14 PM

[I]Khi học cú này tôi hỏi rất kĩ từ cắt móng tay xéo để làm gì ,các danh cầm đều đặn giải thích để tốc đọ trượt trên dây mau hơn ,sau đó với độ xiên gia tốc tăng dần nên sẽ ép dây một cách một cách tự nhiên ,tiếng đàn bị nén bung ra rất mạnh mẽ ,sóng đi hình quả chám

Cú này của ông Thợ lợi hại quá. Trước tập những bài cổ điển 2 bè chạy song song, lúc bè trầm nổi lên thì không đánh được, thấy người ta đánh sao hay quá, mình ráng ép ngón p thì mấy ngón khác cũng mạnh theo, hoặc thì mất nhịp hoặc 2 bè cứ ngang phè phè. Giờ đánh được thấy ham. Chỉ cần ngón p đánh đúng góc âm trầm tự động tăng Giảm phù hợp. Chạy được cú này mấy ông bạn trố mắt kêu chỉ bí kíp nhưng tôi đâu có chịu.

doshaku

12-06-2016, 11:46 PM

…………

Obama thì qua tuyệt ,vừa hùng biện vừa duyên dáng vừa chân thật .Ai mà không thích

Ước gì ai cũng được nói về người lãnh đạo của mình như thế…?

ChienKhuD

21-06-2016, 05:56 PM

Anh Tý bảo tháng 6 về mà giờ sắp qua tháng 7. Làm ông Thợ chuẩn bị sẵn 2 li rượu mà không thấy anh đâu…

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/IMG_1451.JPG

Quà ông Thợ về rồi đã quá.

huyenmapu

23-06-2016, 01:31 AM

Bác CKĐ ơi…. bác cho em hỏi bác có biết chỗ mua Sáo ở đâu không ? đợt trước em có thấy bác nói về câu Sáo nên muốn hỏi bác địa chỉ mua. Không phải cho em mà em mua giùm một chú bên này, hôm qua chú có nhờ nếu về VN mua giùm cây Sáo để chơi thử như một thú vui thôi ạ. Em biểu để cháu hỏi địa chỉ xem có được không rồi mua mang sang cho chú ấy. Em cảm ơn.

ChienKhuD

23-06-2016, 01:52 AM

Chào Huyền. Anh có thằng bạn chuyên làm sáo để anh hỏi giúp cho. Sáo có nhiều loại: sáo ngang, sáo dọc, sáo Đô, sáo La, 6 lỗ, 10 lỗ… Huyền hỏi chú ấy thích loại nào nhé.

huyenmapu

23-06-2016, 02:53 AM

Chào Huyền. Anh có thằng bạn chuyên làm sáo để anh hỏi giúp cho. Sáo có nhiều loại: sáo ngang, sáo dọc, sáo Đô, sáo La, 6 lỗ, 10 lỗ… Huyền hỏi chú ấy thích loại nào nhé.

Như bắt được vàng ấy anh CKĐ ây, vậy em hỏi lại chú ấy xem muốn loại nào ra sao rùi em liên hệ anh ngay nha. Cảm ơn anh nhiều ạ. ( chắc chú ấy cũng không biết gì thường xuyên nên chỉ nói em tìm hộ một cây sáo, chứ không dặn là kiểu nào ra làm sao nữa. )

Thợ Điện

23-06-2016, 03:47 AM

Đừng mua giúp Huyền ạ ,thằng cha đó thất tình ai nên định làm ra vẻ Truơng Chi thổi sáo đấy mà .Kệ nó cháu ! cho nó nếm mùi thú đau thuơng .Quân ấy tệ bạc với phụ nữ nên bị hất hủi là đáng kiếp

Bài ca nào cho người ngã xuống ?Có rất thường xuyên rất khác biệt trong nền âm nhạc của hai miền Nam Việt Nam và Bắc Việt Nam trong cuộc nội chiến 20 năm, nhất là khi diễn tả về cảm xúc trong chiến tranh.

Trong sự kiện bi thảm đối với 10 người lính của quân đội Việt Nam CNXH vừa tử nạn vào những ngày trung tuần tháng 6 vừa qua, trên mạng xuất hiện vài bài thơ tiếc thương người lính đã tử nạn, tác giả của những bài thơ đều là những người không chuyên.

Chợt nhận ra rằng, Bắc Việt thời nội chiến 1954 -1975 cho đến nay. Không hề có nhạc phẩm nào tiếc thương những người lính của họ đã chết trận.

trong lúc đó nền âm nhạc Nam Việt Nam đều đặn có những bài hát để đời, những lời tha thiết, tiễn đưa trong các nhạc phẩm thật và xúc động. Chính vì tình cảm thật như vậy nên những bài hát đó sống mãi đến tận bây giờ.

Có lẽ đứng đầu trong các nhạc sĩ có những bài ca u buồn, bi tráng và cảm thông với gia đình người lính, số phận người lính VNCH nhất sẽ là nhạc sĩ Trần Thiện Thanh với chùm nhạc phẩm đặc sắc, đi sâu vào lòng người nghe, thấm từng thớ thịt để ngấm tận trái tim. Đó là những nhạc phẩm như Anh Không Chết Đâu Anh, Người Ở Lại Charlie, Bắc Đẩu….

Trong Nhạc Phẩm Anh Không Chết Đâu Anh, ca từ da diết như cái níu gọi người lính, trong những giây phút bi tráng cuối cùng của số phận.

– Ôi tiếng súng sau cùng đó, anh còn nghe tầm đạn đi không anh .?

Câu hỏi như tiếng khóc nghẹn ngào, xót xa …khiến cái chết của người lính dù mũ đỏ Nguyễn Văn Đương không thể nào phôi phai trong lòng người dân Nam Việt Nam. Khác biệt rất nhiều với Bắc Việt, âm nhạc VNCH không hề né tránh khi khơi những nỗi đau, những thân phận của người ở lại. Nếu như ở Bắc Việt sẽ bị kết án tù vì tội tuyên truyền uỷ mị , phá hoại tinh thần chiến đấu, thì nền âm nhạc Nam Việt lại được tự do để diễn tả những thân phận ấy.

– Anh chỉ về với mẹ mong con, trong tim cô sinh viên hay buồn, trên khăn tang cô phụ….

Thắng thắn và thật trong cảm xúc, lời bài Người Ở Lai Charile về sự hy sinh của đại tá Nguyễn Đình Bảo cũng vây.

– Đợi anh vềChỉ còn trên vầng trán đưa bé thơTấm khăn sôNgười goá phụ cầu được sống trong mơ.

Trong các nhạc phẩm tiễn đưa người lính tử trận trên , hình ảnh những người mẹ, người vợ người yêu, người con của người lính đều được nhắc đến. Chỉ có vợ con và mẹ già của người lính là những người chịu đau thương nhất sau sự hy sinh của người lính, vì vậy nỗi đau của họ được khắc hoạ vào nhạc phẩm làm cho người nghe càng thấy tổng giá trị của những lính đã hy sinh.

Phạm Duy với ca khúc Huyền Sử Ca Một Người Mang Tên Quốc như một bản trường ca, như cả một câu chuyện dài về người phi công Phạm Phú Quốc. Băt đầu từ lúc nảy sinh người mẹ đặt tên cho đến lúc người phi công Phạm Phú Quốc lìa đời trong chiến trận. Ca từ lặp lại nhiều đến tê tái lòng người.

– Chiều nao anh đi làm kiếp người hùngChiều nao, than ôi rụng cánh đại bàngChiều nao anh đi, anh về đấtChiều nao anh đi về nướcChiều nao huy hoàngBụi vàng bay khắp không gian

Cái đặc biệt của Phạm Duy là lồng cả câu chuyện cuộc đời người phi công Phạm Phú Quốc với cuộc nội chiến bi thương của dân tộc lúc đó, để đời sau khi nghe lại bản trường ca bi tráng này, hình dung được những khoảng thời gian nghiệt ngã của đất nước trong cảnh nội chiến tương tàn.

Miêu tả tận cùng nỗi đau của người thân người lính hy sinh, nhưng không vì thế mà các nhạc phẩm trở thành bi luỵ, yếu đuối gây ảnh hưởng đến sự hy sinh cao cả của người đã khuất. Trong các nhạc phẩm ấy đều đặn có những đoạn vinh danh, có những lời tiễn đưa an ủi khiến người ở lại thấy ấm lòng. Khiến cho vong linh của người đã khuất được nhẹ nhàng đi về bên kia cuộc đời.

Hãy lắng nghe những lời an ủi và tiễn đưa người lính tử trận của Trần Thiên Thanh, để thấy duy nhất trong lịch sử Việt Nam là có những nhạc phẩm tiễn đưa người lính rất đặc biệt như thế.

– Anh không chết đâu anh, anh chỉ về với mẹ mong con.

– Vâng, chính anh là ngôi sao mới, một lần chợt sáng trưng.

– Vòm trời Ngọc Bích đã thênh thanh, lời mời gọi anh bước chân sang.

Và tiếp nữa là Phạm Duy với lời tiễn biệt như ghi công trạng người phi công Phạm Phú Quốc vào lịch sử.

Từ nay trong gió xa khơiTừ nay trong đám mây trôiCó hồn anh trong cõi lòng tôi.Anh Quốc ơi !Nghìn thu anh nhớ tới tôiThì xin phép cho Thái Dương soiNước Việt Nam ngời sáng… muôn đời.

Luồng cảm xúc tiếc thương người lính hy sinh trong nền âm nhạc của VNCH lúc đó còn có cả Trịnh Công Sơn với nhạc phẩm Hát Cho Người Nằm Xuống.

– Anh nằm xuống, sau một lần, vào viễn du, đứa con xưa đã tìm về nhà.

Bắc Việt có hàng triệu người lính tử trận từ đó đến nay, từ cuộc nội chiến Nam Bắc 1954 đến cuộc chiến Tây Nam với Khơ Me Đỏ rồi cuộc chiến biên giới phía Bắc đến Gạc Ma. Nhưng chẳng có bài ca nào nhắc đến họ. Sự hy sinh của họ được coi như những cỗ máy, nó không có dấu ấn của cá nhân con người, bởi thế không có nhạc phẩm nào của Bắc Việt nhắc đến tâm tư của họ tương đương nỗi niềm người thân họ ở lại. Thậm chí đến cuộc tưởng niệm về những người chiến sĩ hy sinh ở Gạc Ma, ở biên giới phía Bắc do người dân tổ chức cũng không được phép diễn ra.

Nửa thế kỷ trôi qua, tuy chế độ của những người lính VNCH đã không còn hiện diện trên mảnh đất Việt Nam bởi thất trận. Nhưng trên khắp đất nước Việt Nam ngày nay, người ta vẫn còn nghe thấy những cái tên người lính của chế độ ấy đã hy sinh quả cảm thế nào, qua những nhạc phẩm đi vào lòng người từ thế hệ này sang thế hệ khác của Trần Thiện Thanh, Phạm Duy….

Bắc Việt thỉnh thoảng cũng có những bài hát về chị Võ Thị Sáu, anh Nguyễn Văn Trỗi, anh Kim Đồng theo kiểu tuyền truyền vô cảm, những đó không phải là những người lính chết trận. Đấy là những người vận hành cách mạng cho Đảng. Còn phần những người lính Bắc Việt hy sinh thì hình như chẳng có bài nào. Trớ trêu nhất là người anh hùng Lê Đình Chinh hy sinh đầu tiên trên biên giới phía Bắc do ngăn cản quân xâm lược Trung Quốc lại có vài lời ca do bọn trẻ con hồi ấy đặt ra theo nhạc bài Dậy Mà Đi

– Dậy mà đi hỡi đồng bào ơiBọn Trung Quốc nó sang Việt NamCầm dao nhíp giết Lê Đình Chinh.

Có lẽ lời ca nhưng đồng dao này là minh chứng hoen ố trong nền âm nhạc của Bắc Việt khi thiếu vắng các ca khúc tiễn đưa những người lính của họ đã hy sinh.

huyenmapu

23-06-2016, 05:32 PM

Bác Lâm ạ. Chú ấy là chủ cửa hàng ăn mà vợ chồng cháu hay đến ăn, có vợ và hai cô con gái xinh xắn lắm ạ. Hồi hôm mới sang có nói chuyện cháu cũng thấy có duyên khi mẹ của chú ấy cũng họ Cung giống họ của cháu, vợ chồng cô chú cũng hay giúp cháu mua đồ việt ở chợ bên Pháp mỗi lần đi lấy hàng, chắc chắn không phải thất tình hay bồ đá đâu Bác Lâm ạ 8-> . Chú ấy hồi còn nhỏ cũng theo học đàn 6 năm nhưng do hoàn cảnh phải chuyển nhà đến vùng quê nên không có trường dạy phải ngưng, do đó có biết chút ít về đàn hát nhưng không có chuyên thôi ah.

Bác Lâm…. cháu chỉ nghĩ cho những người ở lại vì đời sống của họ sau này.

Thợ Điện

23-06-2016, 08:16 PM

Hô hô Bác đùa đấy mà Huyền chứ biết người ta ra sao mà to mồm kết tội ,chẳng qua chuyện gì dù thiêng liêng mấy cũng bị bác nhìn dưới góc độ hài hước .Đó là cái tính chất mà tụi Mỹ đen nói bác có chất đen trong máu

huyenmapu

24-06-2016, 09:18 PM

Bác Lâm :cuoihihi

Anh CKĐ ơi… chú ấy hôm qua em có hỏi thì mới vỡ lẽ ra sáo có thường xuyên kiểu vậy, nên chú nhờ em nói với anh lấy hộ em cây sáo ngang với nốt Đô và sáu lỗ ạ. Giá cả thì anh xem cây nào dưới 2tr nhé anh. Em cảm ơn.

roamingwind

24-06-2016, 10:56 PM

Không chơi với tụi bây nữa. Tụi bây chơi xấu quá. Nghĩ chơi !!

Con nít chới với nhéu thường lẩy rồi nghĩ chơi khi không vừa ý. Người lớn cũng vậy. Nguyên một quốc gia cũng vậy. Hôm nay là ngày lịch sữ vì như các ông bà cũng biết, Vương quốc Liên hiệp Anh (phải tra google mới biêt United Kingdom, mà trong đó nước Anh dẫn đầu, dịch là vậy) nghĩ chơi cộng đồng Âu Châu. Láng giềng với nhéu cả ngàn năm, đán lộn qua lại bao nhiêu lần, làm lành choi với nhau 50 năm, bây giờ thấy lổ quá không thèm chơi nữa. Tiền pound nước Anh sụt giá thê thảm hôm nay, Thủ Tướng từ chức, LH giây chuyền đến thị trường chứng khoán toàn thế giới.

Tôi cũng không biết chuyện này sẽ ra sau. Theo phản ứng một cách tự nhiên thì tôi nghĩ chơi chung có lợi hơn. Kinh nghiệm xương máu, VN lúc xưa vì chỉ muốn chơi một mình (chơi với Trung Quốc thôi) nên mới đóng cửa và lần hồi suy sụp dẫn đến sự bị đô hộ, kéo theo cha con anh em đánh lộn nhéu, và rồi tôi bây giờ ngồi bên Mỹ, cô Huyền bên Bỉ, bác Lâm ăn chơi bên Texas. Nước Mỹ hồi xưa lập quốc cũng bàn cải câu hỏi mỗi bang nên chơi riêng, hay chơi chung với nhau, mỗi người một tay tạo thành một Hiệp Chủng Quốc.

Chơi chung thì cũng có cái bất lợ của chơi chung. Quí vị cũng nghe tin bên Mỹ hai tuần trước thằng khùng cầm súng vào hộp đêm của anh chị em em gay và lesbian tia hết 50 mạng, Nếu như California là một nước riêng thì sau đó đã có luật cấm mua súng cho những nhân vật có lich sữ bạo động như vậy rồi, vì chơi chung nên phải theo luật chung, mà luật chung thì phải đợi con rùa Quốc Hội ra đạo luật. Chán thật. Chán nhưng cũng phải chơi chung.

Nếu ông Trump lên chức tổng thống tháng 11 này thì năm này sẽ có hau sự kiện lich sữ — nước Anh chơi riêng, và nước Mỹ cũng từ từ chơi riêng.

Mùa hè rồi, vài tuần nay hình như tôi không có ăn đồ ăn VN, cứ ghiền ăn Tacos của tụi Mể. Mùa hè ăn đồ Mễ và đồ Ý thì rất phê. Mấy cuốn sách bác Lâm đưa để học tiếng Mể củng nằm đó chưa đụng tới, bác Lâm. Nhưng rồi cũng phải học tiếng Mể thôi. Dần dần rồi cái bản chất VN trong người đa phần vơi đi. Cái này gọi là mất gốc. Hồi nhỏ vì không muốn mất gôc nên đọc ào ào đọc sách báo tiếng Việt, bây giờ thấy chả rất cần thiết gốc. Đọc lại lịch sứ, bao nhiêu cuộc chiến xảy ra cũng vì gốc tao khác gốc mầy. Bứng gốc đi thì đở đánh lộn. Cứ lang bang đụng đâu chơi đó. Không chơi riêng rẽ.

Thợ Điện

25-06-2016, 01:28 AM

Ông Gió nói đúng rồi nhưng đều đặn có một tác nhân sâu xa tiềm tàng ,tương đương Tây tạng không bị trung cộng chiếm đóng thì Phật giáo đâu có nở bung ra khắp thế giới ,ông kiếp trước là người da đỏ cô đơn The last of Mohican bây giờ trở về nguồn cội chứ có phải lưu lạc gì đâu .Huyền chắc cũng là Tây Đầm gì đó ở Bỉ .Tôi chắc bà con với Billy the Kid nên mới lưu lạc tới xứ cao bồi này chứ làm gì có ngẫu nhiên

Tôi thì gần như bao gạo mua 1 năm rồi ăn vẫn chưa hết ,cứ Burger, Tacos Bell, Tacos Cabana ,Steak chơi đều đều chẳng buồn quan tâm gì tới Cholesterol ,đứt phựt thì thôi chứ có gì mà lo lắng

Chúng ta là một thế hệ mất gốc The lost generation ,bản chất Việt chỉ là những kỉ niệm thấp thoáng đâu đó ,trách sao được thời gian ở Mỹ nhiều hơn thời gian ở quê huơng nên sự phai nhạt là tất nhiên rồi

Anh còn nhớ em nói rằngSao mùa xuân lá vẫn rơi?Sao mùa xuân lá vẫn bay?Em ơi, có hoa nào không tàncó trời nào không mâycó tình nào không phai?

I0wmTDxnQqI

roamingwind

25-06-2016, 03:49 AM

Vâng, bác Lâm. Mới tuần trước có nói với vợ hiền – có lý do gì đó mà mình phải phát sinh tại VN và rồi đi qua Mỹ. Và vì đang đi ngược để kiếm nên độ rài tôi ngồi thiền lại. hihi… dắt giò lên cẳng ngồi nhìn ngược lại.

ChienKhuD

25-06-2016, 06:55 AM

Bác Lâm :cuoihihi

Anh CKĐ ơi… chú ấy hôm qua em có hỏi thì mới vỡ lẽ ra sáo có nhiều kiểu vậy, nên chú nhờ em nói với anh lấy hộ em cây sáo ngang với nốt Đô và sáu lỗ ạ. Giá cả thì anh xem cây nào dưới 2tr nha anh. Em cảm ơn.

Sáo 6 lỗ tone Đô dễ chơi. Có 2 loại thường nhật là sáo trúc tím và sáo gỗ, sáo gỗ nhìn chảnh hơn sáo trúc. Huyền chọn nha. Định khắc chữ gì trên thân sáo không? PM anh địa chỉ giao hàng nha.

Thợ Điện

25-06-2016, 09:28 AM

Bạn ông D làm sáo hay thật ,nhưng ông không học thổi sáo là đúng vì tôi đoán vợ ông chỉ thích ông thổi cơm chứ bà ấy đâu có thích ông thổi …mấy cái lỗ

ChienKhuD

25-06-2016, 02:49 PM

Ông Thợ hay quá đoán đâu trúng đó. Vợ tôi chỉ thích móc chứ không thích thổi nên tôi đành phải học guitar vậy. Âu cũng là chìu vợ mà thôi @…

Thợ Điện

26-06-2016, 08:25 AM

MoWwe4KQWg4

Ông D nghe Thuyền viễn xứ Lệ Thu hát hay chưa

ChienKhuD

26-06-2016, 10:35 PM

Trước giờ chỉ nghe Lệ Thu hát bài này. Dù mình chưa có lên thuyền viễn xứ bao giờ nhưng vẫn mang đầy tâm trạng… Chắc chưa đến lúc phải đi. Ngồi nghe sóng vỗ, nhâm nhi ly cà phê mà nghe bài này thật khó tả.

Vật vờ vượt sóng trùng duơngKiếm đời di tản nghìn cơn nhọc nhằn

Ngày đi tâm trạng ông Thợ thế nào? Hỏi thôi chứ chắc gì hiểu được bằng lời. thường xuyên khi tôi thấy mình không thuộc về điểm này, công việc, bạn bè… toàn ở đâu đâu. Trước đi làm Doanh nghiệp nước ngoài, giờ nghỉ cũng nhận lương của chúng nó. Thấy cũng lạ vì chưa bao giờ được nhận bổng lộc của người trong nước.

Thợ Điện

26-06-2016, 11:11 PM

Bài thơ Thuyền viễn xứ này trong hồi kí Phạm Duy ông viết .Buổi chiều hôm đó đi chợ Bến thành thấy cô bé 18 tuổi phụ mẹ bán vải đang làm bài thơ ,ông đọc thấy hay quá bèn về phổ nhạc .mà lạ thật thế kỉ trước quá thường xuyên người tài hoa ,18 tuổi mà đã làm thơ thần sầu già dặn thế này .Truy tìm lí lịch như sau

[Huyền Chi là bút danh của Hồ Thị Ngọc Bút, sinh năm 1934 tại Từ Sơn (Bắc Ninh), theo gia đình vào Nam từ trước năm 1954. Lúc mới vào Nam (1948-1949), cô ở với chị gái tại Đà Lạt, sau đó về Sài Gòn (1950) vừa đi học vừa phụ mẹ trông nom sạp vải ở chợ Bến Thành. Bài thơ Thuyền viễn xứ là một trong 22 bài thơ nằm trong tập thơ Cởi mở của Huyền Chi xuất bản năm 1952, trong thời gian cô sinh hoạt với một nhóm văn nghệ sĩ trẻ và làm thư ký tòa soạn chuyên trách mục thơ cho Tạp chí Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương. Bài thơ Thuyền viễn xứ được viết khi tác giả là một cô gái 18 tuổi.]

Huyền Chi

Thuyền Viễn Xứ

Ra khơi sương khói một chiềuThùy dương rũ bến tiêu điều ven sôngLơ thơ rớt nhẹ men lòngMây trời pha ráng lụa hồng giăng ngangCó thuyền viễn xứ Đà GiangMột lần dạt bến qua ngàn lau thưaHò ơi! Câu hát ngàn xưaNgân lên trong một chiều mưa xứ ngườiĐường về cố lý xa xôiNhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mangSau mùa mưa gió phũ phàngBến sông quay lại, hướng làng nẻo xaLệ nhòa như nước sông ĐàMái đầu sương tuyết lòng già mong conChiều nay trời nhẹ xuống hồnBao nhiêu sương khói chập chờn lên khơiHai bờ sông cách biệt rồiTần Yên đã nổi bốn trời đao binhNgàn câu hát buổi quân hànhDặm trường vó ngựa đăng trình nẻo xưaBiết bao thương nhớ cho vừaGửi về phương ấy mịt mờ quê hươngChiều nay trên bến muôn phươngCó thuyền viễn xứ lên đường… lại đi..

roamingwind

27-06-2016, 02:45 AM

Ông Đ muốn làm người mất gốc hả ? 🙂 Nhưng khi ông đi thì đi máy bay nhe, đừng đi thuyền. Đọc thơ thì hay thật, nhưng ông đừng diễn lại tấn tuồn “thuyền nhân” cho mình nhe, báo động trước — khổ lắm đó. Nhưng khổ, và tiếu lăm, nhất là rất thường xuyên người sẽ “Ma đưa lối quỉ dẫn đường. Lại tìm những chốn đoạn trường mà đi.”, diễn lại tấn tuồn đó. Làm một lần chưa tởn, kiếp sau làm tiếp … hihi… Mà diễn lại tấn tuồn kẻ-ở-lại thì cũng khổ … ăn bo bo một lần đủ rồi đừng ăn tiếp.

Tôi đang ngồi ăn chip. Chip này là món ăn của Mể, không phải con chip trong máy PC.

http://cdn-image.myrecipes.com/sites/default/files/styles/300×300/public/image/recipes/ay/10/11/tomato-salsa-ay-x.jpg

không biết có du nhập qua VN chưa. Nó thường được làm từ bột bấp, và có thêm nước chấm gọi là salsa. Vợ thấy tôi ăn cười kể, hôm đi chợ tôi nói muốn ăn chip. Vợ hỏi, muốn ăn loại màu nào xanh đậm (blue), hay trắng ? Tôi nói trắng. Vợ hỏi tiếp, muốn trắng hay vàng. Tôi nói vàng. Vợ chọn bao chip vàng mua về. Vợ kể đến đây tôi mới nói “đúng rồi, từ nhỏ tới lớn ăn chip vàng. Tụi Mể ăn vậy mà.” Vợ phá ra cười nói, chip xanh là ngon nhất, rồi đến chip trăng, rồi tệ nhất là chip vàng. Tôi từ nhỏ đến lớn chỉ quen Mể nghèo nên chỉ biết chíp vàng, và cứ thế làm lại theo tập tính.

huyenmapu

27-06-2016, 03:41 AM

Anh D ơi , anh lấy cho em cây sáo trúc tím và không cần khắc chữ gì đâu ạ. Chắc chú ấy ngại nên chỉ nhắn em mua cây sáo bình thường thôi chứ không cần cầu kì quá, vậy em sẽ LH với anh khi em về VN và có địa chỉ rõ ràng ạ . Em cảm ơn anh ;).

roamingwind

28-06-2016, 03:26 AM

Careful what you wish for …

Cẩn thận sự bạn ao ước …

Câu này phổ thông trong tiếng Anh, ý nói — coi chừng đó nó không như mày tưởng đâu. Từ hôm thứ sáu đến giờ, sau khi dân chúng của UK bỏ phiếu đồng ý ra khỏi cộng động Âu Châu, đã có rất thường xuyên người vở mộng khi thấy đồng tiêng Anh quốc tuộc giá, thị trường chứng khoán toàn thế giới rớt thê thảm. Rồi phải đương đầu với những mớ lien hệ kinh tế với các nước Âu Châu mà bây giờ phải đổi lại hết. Đã có 3,5 triệu dân đòi bbaauf lại.

Xem clip dưới này. John Oliver là bình luận gia chính trị khôi hài bên Mỹ, nhưng ông sanh trưởng bên Anh, vẫn còn nói giọng Anh rặt, đem vấn đề ra mổ xẽ, làm hề, và chửi thề các lảnh đạo Anh quốc thê thảm …

iAgKHSNqxa8

Xem clip tôi chợt nhớ ông nào đó, sau khi bác Lâm khen tài ăn nói của Obama gần đây, có viết là phải chi ai cũng có khả năng khen lảnh đạo như vậy. Đồng ý với câu đó, nhưng quan trọng hơn — phải chi ai cũng có khả năng đem lảnh đạo ra để diểu và chỉ trích.

Thợ Điện

28-06-2016, 07:45 PM

Cô bạn đồng nghiệp email từ Washington DC, anh ôi, chứng khoán tan nát hết rồi, toàn âm anh ạ. Không nói cũng biết nàng rơi nước mắt. Brexit đang lan đến từng cái ví.

Thật đáng tiếc, vụ Brexit không rơi vào tay Putin. Ông ta sẽ ra lệnh cho xe tăng, máy bay, và vài trăm ngàn lính tinh nhuệ đổ vào thành London. Trong vài giờ giải tán quốc hội, thiết quân luật và lập lại trật tự cho EU. Người Nga từng làm như thế ở Hungary và Tiệp Khắc, chút nữa thôi thì tấn công Ba Lan khi Công đoàn Đoàn Kết tiếm quyền. Tại sao không thể là London.

Nhưng EU không có Putin, chỉ có mấy ông bù nhìn Pháp, Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức… ngồi ở Brussels bàn xem chiều nay uống gì, ăn gì, chơi ở đâu thì rất nhénh, nhưng thông qua cái gì đó có lợi cho 27 nước thì cực kỳ chậm. EU già cỗi, chậm chạp như lão 80, tay bảo thủ UK ngứa mắt, thế là tan.

Ngoài chuyện hành chính (hành là chính), thì mấy ông chóp bu đang tranh nhéu quyền lực. Đức muốn làm bá chủ châu Âu như đã từng làm. Merkel, đàn bà dễ có mấy tay, thủ tướng một nước từng gây ra ra hai cuộc chiến tranh thế giới, giờ vẫn là mạnh nhất EU và thứ hạng trên thế giới, bà muốn làm vua EU.

Người Pháp mê rượu vang, thích sex, cũng chẳng kém. Đàng hoàng một quốc gia chiếm nửa thế giới một thời, có Paris hoa lệ, chó ỉa đầy đường, ăn mày ăn xin tứ xứ, lừa đảo đủ kiểu, thủ đô của mọi thủ đô… làm sao chịu được Merkel, một đảng viên CS từ thời Đông Đức.

Quí tộc Ba Lan vừa vào EU được mươi năm đã lên tiếng. Chị đây cũng ghê bỏ mẹ. Một đất nước có diện tích bằng VN, dân số 40 triệu, chỉ số phát triển con người thuộc nhóm cao nhất thế giới, có 6 giải Nobel, từng chặn đứng chủ nghĩa CS tiến sang Tây Âu, tại sao phải ngồi nghe Pháp, Đức, Anh chỉ đạo từ trên. Chiến đấu bao xương máu mới có dân chủ nhưng vào EU rồi mới thấy dân chủ không có tiền thì đừng mở mồm. Quí tộc tức tới mức bị tắt kinh luôn.

Cha UK với cái tẩu trong tay, đội mũ phớt kiểu Ăng Lê, ngồi lặng lẽ xem Pháp, Đức, Ba Lan tranh nhéu, rồi cười khẩy. Mẹ kiếp, bố từng một thời “mặt trời không bao giờ lặn ở nước Anh”, từng hạ gục cả Đức và Pháp trong nhiều cuộc chiến, từng nuôi ong tay áo cô đầm Ba Lan, bây giờ cũng là siêu cường, sao lại để EU bị Đức, Pháp thỏa thuận sau lưng, sao đi họp phải sang Brussels mà không là London. Michael Dell mother, Brexit xem chúng mày làm ăn ra răng.

Anh, Pháp, Đức và Ba Lan cãi nhau đã đủ làm EU nước mất nhà tan, nói chi đến 23 nước còn lại nhảy vào dân chủ. Để giải quyết chuyện này có lẽ đến thế kỷ sau mới xong.

Bàn về Anh quốc thì dân ta chỉ nhớ xứ sở sương mù do mấy lão bình luận viên bóng đá hay chém gió trên truyền hình mà không biết nước này là một vương quốc rất to, có Nữ hoàng trị vì, Thủ tướng, Quốc hội và quản trị tới 4 quốc gia: England (Anh quốc), Wales (xứ Wales), Scotland (Tô cách lan) và North Ireland (Bắc Ireland). Vùng này gọi là United Kingdom hay viết tắt là UK, hay còn có từ khác là Great Britain. Dân UK tự do đi lại, sinh sống, làm ăn trong 4 quốc gia này mà không cần… H.K.

Tham gia EU thì dân có Schengen Visa, thủ đô là Brussels, các “tỉnh” Pháp, Italia, Ba Lan, Slovakia, Tây Ban nhé… đi từ “tỉnh” này sang “tỉnh” kia không kiểm tra hộ chiếu, không biên phòng, như đi từ Hà Nội về Ninh Bình. Bọn trẻ chắc chắn thích EU, nhưng cánh già không biết đi đâu, suốt ngày chống gậy ra nhìn vườn, nhìn gái tưởng trai, thì đương nhiên thích Brexit.

Hôm mình sang Brussels chơi với ông bạn IT, hắn xui, đi Italia anh ạ. OK, mua vé 120E, thế là lên đường sang Rome gặp bạn tình cũ hiện răng rụng gần hết. Hôm sau hắn bảo, đi Hà Lan với gia đình. Vài tiếng đã ở La Hay có tòa án xử anh Milosevich.

Sang Pháp chơi. OK, mua vé tầu TGV 90E, hơn một tiếng đã ở Paris, đứng ngửa cổ áp gáy xem Tour Eiffel, dạo bước Khải Hoàn Môn, chiều tối lại về Bỉ, không đủ thời gian lên đồi Mông Mác, nghe nói tối tối các nàng tiên soi đèn pin tốc váy cho xem hàng trước khi nhường quyền sử dụng đất.

Đi khắp nơi chẳng thấy biên phòng đâu, không có cảnh sát giao thông núp bụi hay chặn đường mãi lộ. Nếu biết Anh sắp rời EU, chắc chắn lão Cua sẽ mua vé đi London chui qua tunel một bữa xem sao.

Brexit nghĩa là qua đó phải visa, bà con người Việt bên đó sẽ gặp điều kiện. Chỉ cần vào Ba Lan rồi từ đó đi khắp châu Âu. Sang Anh kinh doanh vặt, rồi về Đức thăm họ hàng. Dân Á châu biết nghề trồng cỏ đi khắp EU, vô cùng thuận tiện. Toàn cầu hóa là đây chứ đâu. EU tan thì đi 27 nước phải xin phép 27 visa, mỗi nước thu 100$, mất 2700$ nguyên tiền visa. Dân đang đi làm ăn, buôn bán, du lịch, chửi Brexit là son of mother rồi (hỏng cmnr).

Nhân chuyện này mình liên lạc hỏi cụ Karl Marx và Engels hiện đang “sống” ở London và một số nơi. Từ nghĩa địa hai cụ bảo, anh Cua xem tuyên ngôn đảng CS đã nói rõ “Lịch sử tất cả các xã hội tồn tại từ trước đến ngày nay chỉ là lịch sử đấu tranh giai cấp” hay “Xã hội ngày càng chia thành hai phe lớn thù địch với nhéu, hai giai cấp lớn hoàn toàn đối lập nhéu: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản”

Nếu áp dụng cho EU và UK sẽ thấy đó là cuộc đấu tranh của hai phe lớn thù địch và quyền lợi hoàn toàn đối lập. Sự tiên đoán của Chúng Tôi (Marx và Engels) đã đúng “Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản đều là tất yếu”, nếu coi những kẻ ngồi ở Brussels là tư sản và người cần lao ở London là vô sản.https://hieuminh.files.wordpress.com/2016/06/we-are-out.jpg?w=950

Hẹn gặp lại, Chúng Tôi đi rồi.

Thế thì Brexit có tốt hay không? Mình hỏi hai cụ tiếp. Giời, ai mà trả lời được câu đấy. Mỗi cuộc cách mạng có kẻ thắng, kẻ thua, người được, người mất. công ty chúng tôi từng tiên đoán CNCS thắng lợi trên toàn cầu và họ đã chiếm được 2/3 thế giới, nhưng tay Gorbachev làm hỏng việc. Tạm thời thất bại trong thế kỷ này, nhưng thế kỷ sau biết đâu sẽ thắng. Brexit là sự cáo chung của chủ nghĩa tư bản không cùng mục đích.

Hai cụ nhắc anh Cua đọc kỹ lời Engels sẽ thấy châu Âu có số phận riêng:

Nếu cuộc hôn nhân vì tình yêu được coi là chuẩn mực đạo đức thì cuộc hôn nhân ấy chỉ được coi là đạo đức nếu như sau đó, tình yêu vẫn còn tiếp tục tồn tại.Những quyết định nông nổi thường rất cao thượng, hào hiệp, và anh hùng nữa, nhưng thông thường chúng dẫn đến những điều ngu ngốc.Viết về Brexit chợt nhớ bài thơ của Nguyễn Mỹ “Cuộc chia ly màu đỏ” na ná như EU tiễn UK về xứ sương mù và sắp tới thêm vài “đồng chí” nữa

Tôi nhìn thấy một cô áo đỏTiễn đưa chồng trong nắng vườn hoaChồng của cô sắp sửa đi xaCùng đi với nhiều đồng chí nữa

Brexit là cuộc chia ly màu…tiền, không hơn không kém. Đã vì tiền thì cuộc chia ly nào chả đầy nước mắt, mà các đồng chí vì tiền lại đông hơn quân Nguyên, thế giới khóc là phải không riêng gì cô bạn đồng nghiệp World Bank.

ChienKhuD

28-06-2016, 08:26 PM

Không thường xuyên nhưng tôi cũng bị dính chưởng. Vài khách hàng ở UK 2 tuần rồi lặn mất tăm. Làm chơi với tụi nớ thôi mới vài chục GBP định tích lũy cuối năm mua cây đàn xịn. Chắc giờ rớt giá rồi còn treo ở Paypal.

roamingwind

28-06-2016, 11:21 PM

THế giới mất ba tỉ USD thứ sáu và thứ hai đó ông Đ. Riêng tôi, hồi chủ nhật có mở máy nhìn chứng khoán của mình. Chưa đến nổi đau bụng … hihi…. Thôi không nhìn nữa, bây giờ chỉ ngồi yên đợi sóng gió qua thôi. Không động đậy cục cựa gì hết. Có làm gì thì đang suy nghĩ có nên mượn tiền nhà bank để trả nợ không … hihi… bên này mượn tiền mới để trả nợ củ. Làm vậy hoài … ai đến chết còn một đống nợ trong bank là thắng :). Brexit đang làm thị trường khủng hoản, mấy ông nhà bank, Fed, bên này không dám lên tiền lời, tièn lời thấp quá nên mượn tiền để trả nợ củ mà tièn lời mắt hơn.

Bố Trump nhà tui chúa chùm vụ mượn nợ. Ông mượn vài chục ngàn, vài trăm ngàn, làm ăn lổ lã không trả tiền lời hàng tháng nó xiết nhà xiết tài khoản của ông. Nhưng khi ông mượn vài trăm triệu mà không có tiền trả nhà bank sợ ông lắm, xiết nhà ông thì mất vài trăm triệu của nó…. cho nên phải cắm răng ngồi đợi ông hihi… đã chưa.

Thợ Điện

30-06-2016, 04:21 AM

Sự gắn bó giữa người chơi đàn và cây đàn hết sức mật thiết .Cây đàn ngon với tôi còn quan trọng hơn bạn tình vì người theo năm tháng có khả năng tàn phai ,có thể nhàm chán nhưng đàn ngon thì càng chơi càng thích

Ông cần có đàn ngon vì đàn có tốt âm thanh mới ngân đủ ,nghề chơi mà ông tốn bao nhiêu thì tốn chứ .Cây viola này do Stradi làm ra giá 45 mil khởi đầu auction vậy mà vẫn có người mua

Xe11Pp1g39I

Tôi chán thầy ông ở chỗ không có máu chơi ,ai đời 50 năm rồi mà vẫn chịu khó ôm cây đàn điếc không bao giờ tự hỏi ngoài cuộc đời kia còn có thứ âm thanh nào khác lạ không ,rồi chỉ ngồi ca tụng cây đàn điếc của mình như một an ủi .Tôi cũng có cho thầy ông vài cây nhưng thuộc loại tầm thường .Vì đam mê không lớn thì chỉ nên có đến thế mà thôi .Còn muốn hơn nữa tôi bắt trả tiền ,cho đơn giản quá đôi khi người ta ít hiểu giá trị

Nhìn dàn đồ chơi tôi ông ấy thèm thuồng lắm nhưng đời nào tôi cho ,thà đem bán lấy tiền bao gái sướng hơn

ChienKhuD

01-07-2016, 01:03 AM

Mê chứ ông Thợ. Cây đàn ngày nào mình cũng ôm mà lại ôm – vuốt công khai, còn vợ hay bạn tình có khi ôm phải chờ trời tối :). Giờ skill của tôi còn kém ráng thêm thời gian nữa sẽ tính tới chuyện thêm cây đàn xịn.

Từ hồi dũa móng theo ông chỉ tôi thấy mình có chút tiến bộ. Có lẽ do hình móng đúng nên tremolo đều răm rắp, chỉ cần tập to-nhỏ, nhanh-chậm lại để thể hiện cảm xúc bài nhạc. Trước cứ nghĩ mình sẽ không tập được cái này. Cao thủ ít ai chơi tremolo nhưng tôi cứng đầu kiên trì tập luyện, có thể sau này không xài nhưng phải có được cảm giác reo dây như thế nào.

Ông Thợ mùa này có xem hết các trận Euro không? Vừa rồi đi thăm bà già vợ mổ mắt thấy có một bà lão 80 tuổi khá độc đáo. Là nông dân gốc nhưng bà ta không bỏ trận cầu nào, ban đêm thức xem hết. Đang làm ruộng mà nghe sân Gò Đậu có đá banh là bà bỏ hết thải đi xem. Bà bảo tao mà nghe tiếng đá banh là không còn bụng dạ nào làm chuyện khác. Ở tuổi cái đấy mà còn đam mê như vậy thì so ra mình chả có tí tẹo nào.

ChienKhuD

03-07-2016, 11:40 AM

Anh D ơi , anh lấy cho em cây sáo trúc tím và không cần khắc chữ gì đâu ạ. Chắc chú ấy ngại nên chỉ nhắn em mua cây sáo bình thường thôi chứ không cần cầu kì quá, vậy em sẽ liên lạc với anh khi em về VN và có địa chỉ rõ ràng ạ . Em cảm ơn anh ;).

Đã nhận được pm của Huyền. Trúc tím làm sáo hơi lâu nha em. Khác với nứa và gỗ ống đều đặn rất dễ làm sáo, trúc tím thì hên xui. Có khi bên ngoài tròn đẹp bên trong lại méo xẹo không can thiệp được. Thường 100 gốc nghệ nhân chỉ tìm được 5-10 gốc có thể cho ra cây sáo tốt. vì thế hàng không có sẵn mà phải đặt trước khoảng 1-2 tuần mới có thành phẩm.

ChienKhuD

05-07-2016, 07:32 PM

Mấy ông ở nước ngoài mấy hôm nay không vào quán được. Tôi thử sử dụng VPN sang US và UK thì bị lỗi bad gateway khi vào TLKĐ. Thôi cho mấy ông nghỉ uống cà phê vài hôm.

Có một quán đồ cổ/cũ gần Thành Quan nhà ông Thợ. Tôi hay đạp xe lân la sang đó uống cà phê sẵn thuận tiện xem có món nào ngon thì chụp để dành. Gọi là quán cho oai chứ thật ra bán trên vỉa hè duới gốc cây bằng lăng tím. Đặc biệt quán này sáng nào cũng có chừng 5-6 ông đến chơi guitar đệm hát rất vui. Toàn là dân lao động không chuyên, ông chạy xe ôm, ông làm chìa khóa… tầm 50-60 tuổi. Bận thì thôi chứ rỗi thì tụ lại chơi đàn, có khi đang hát rất sung khách đến quăng cây đàn đó lát về chơi tiếp.

Tôi khoái cha chủ quán vì ông này rất nghệ sỹ. Bình thường ông bán giá trên trời nhưng khi đang sung thì trả nhiêu cũng bán. Tôi canh lúc ông say máu đánh đàn trả mấy món mình khoái bằng 1/2 giá thường ổng bán luôn. He he nói vậy thôi chứ họ là dân lao động nghèo nên lần nào đến chơi cũng mua trái cây nước uống khao mấy ổng. Nhìn mấy ông say sưa mà tôi nhớ tối thời ông Thợ đi bán sách. Vất vả mưu sinh mà vẫn đam mê chơi hết mình.

Hôm rồi có ông thấy tôi đội chiếc nón ông Thợ cho khoái quá mượn xem thử. Đúng là dân nhà nghề cầm xuýt xoa hoài. Ông ấy bảo ráng giữ nha mầy, cái này quý lắm không có cái thứ 2 đâu, mày đội thêm mấy đời chưa hư. Tôi bảo gì chứ cái này tôi quý nhất, chỉ dám đội khi đạp xe ra đây thôi không dám ra chốn đông người chúng nó giật mất. Chiếc nón có sức hút lạ lùng. Cầm lên là nó muốn kéo mình ra khỏi nơi tù túng, mãnh liệt dù vất vả gió sương. Hẳn ông Thợ phải yêu mến chiếc nón này lắm! Bây giờ ông cho mình đúng là mình có phúc lớn vô cùng. Phải ráng nâng niu vậy.

@Huyền: Sáo tím của em đang được làm, anh bắt người bạn phải lựa gốc già và đẹp nhất khoảng tuần sau là xong.

huyenmapu

06-07-2016, 12:49 AM

Thành thật có lỗi với bác CKĐ. mấy nay em từ bên kia về bận lu bu việc nhà cửa không vào đây xem được hôm nào, giờ đã một tuần rồi mới vào vì đinh ninh cây sáo có sẵn nên cứ bảo anh vậy để lấy luôn. Không ngờ lại khó là đến vậy, Anh cứ thong thả làm đến bao giờ được thì hò em một câu nha, vì em ở lại đến 1/9 mới về lại Bỉ cơ ạ…. Em cảm ơn anh nhiều.

Thợ Điện

09-07-2016, 12:50 AM

Tôi quên cho vào hai cái ví một bifold và trifold .Tụi Harley làm món nào cũng bảo hành 100 năm .Hôm đó tôi cùng với đoàn đi suốt miền Trung Tây nước Mỹ ,chạy mô tô cả đám mua đủ thứ vật dụng ,áo da ,túi xách ,ví ,kính .Vui lắm ,chạy tới biên giới Canada bị bão tuyết bất ngờ ,tan hàng ai về nhà nấy kèm theo vài tiếng chửi thề

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02581_zps6lwtippu.jpg

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02591_zpsmqez14bh.jpg

Doc đường đi mình mới có cơ hội nhìn thấy một góc cạnh khác của nước Mỹ đó là dân du mục (Nomad) nghèo thì sống lang thang phuơng thuận tiện di chuyển là đi xe lửa lậu .Xe lửa bên đây đa số sử dụng để chở hàng chứ không phải chở khách ,rình coi nó xuống hàng ở đâu đó liền thót lên núp trong các toa chờ khởi hành ,cũng ít ai kiểm soát nên tha hồ đi lậu ,khoái cái là không biết xe lửa đi đâu ,tới đâu hay tới đó rồi lại đi tiếp vòng vòng qua các bang .Nước Mỹ rộng quá đi sao cho hết ,sống đời phiêu bạt ,lúc nào cũng đem theo một galon nước do phải đi bộ rất thường xuyên ,có người mang theo con chó cho giảm bớt cô đơn trên hành trình vô định .Mà lạ lắm mặt con chó cũng đầy nét phong trần ,chịu đựng

Đó là nghèo ,còn giầu thì đi xe chở theo cái trailer tương tự như mobile home ,trên đó có đủ thuận tiện nghi ,máy lạnh máy sưởi, tủ lạnh phòng vệ sinh nhà bếp .thuận tiện nghi như ở nhà .Có nhiều người Mỹ già về hưu ,con cái lớn hết thế là sống đời giang hồ ,cứ đi lang thang đến khu rừng nào đẹp ,thì tụ lại vài gia đình sống vài tháng chán lại đi .Có mỗi cái cực là cứ vài ngày lại phải chạy đi đổ nước thải sau đó lấy nước mới về sinh hoạt

Không cứ người già trẻ cũng bụi đời ,có lần tôi gặp cặp vợ chồng ngoài 20 cũng dẫn đến trailer sống đây đó lại có cả thằng con 5 tuổi đi theo .Tôi hỏi tụi nó -rồi con cái đi học làm sao ,tụi nó nói cũng có dạy toán ,tập đọc cho con .Tôi ngạc nhiên quá hỏi tiếp tuơng lai ra sao ? tụi nó nói không cần biết miễn là bây giờ hạnh phúc .Tiếc không ngồi chơi lâu được phải rượt theo đoàn

‘Brexit, khi bạn tình dứt áo ra đi’

Ngày 23/06/2016 là một ngày khó quên với Liên hiệp Châu Âu. Mỗi công dân EU đều đặn sẽ phải ưu tư về tương lai. Sau Brexit, họ đứng trước câu hỏi, tại sao cần có một mái nhà chung như thế?Nước Anh ra đi chấm dứt cuộc chung sống 43 năm. Một kết hôn vàng đã không có cho một cuộc tình ‘toan tính’ bởi phép cộng trừ, thay bằng đắm say cùng nhìn về một hướng.Điều đó đã được báo trước? Ai đã xui khiến chọn tổ khúc ‘Cho những người bạn’ của Beethoven trong bản Giao hưởng số 9 làm quốc ca Liên Minh châu Âu? Bản Giao hưởng còn có tên là ‘Giao hưởng Định Mệnh’. Phải chăng chính những vần thơ được Frédéric Schiller viết và ông già Beethoven trăng hoa phổ nhạc đã tiên đoán ngày chia ly hôm nay?”O Freude, nichts diese Töne””Sondern lässt uns angenehmere anstimmen”( Ồ, các bạn, hãy đừng sử dụng cung bậc như thế.Hãy để chúng ta hoà thuận yên ấm nhéu hơn.)Thủ tướng Anh đã nhầm khi đưa ra sáng kiến về một cuộc trưng cầu dân ý? cũng như một kẻ chơi cá cược đã đặt con bạc lên tới 3,5 triệu Bảng chỉ trước đó một ngày vào cửa Brexit không thể xảy ra?Kẻ đánh cược mất tiền và ông David Cameron mất ghế. Song cái mất nhìn thấy đó chưa thấm vào đâu. Ngay cả việc tháp Big Ben chui tụt vào lòng đất hay toà Nghị viện tráng lệ với những chiếc tháp nhọn mầu trắng bên dòng sông Tamise bị sóng thần cuốn ra biển cũng chưa hẳn ngang ngửa với những biến động có sức lan toả dữ dội, ảnh hưởng đến toàn cầu của Brexit. Chỉ sau một đêm, giao dịch quốc tế bốc hơi 3000 tỷ Euro . Một con số ấn tượng. Như ba năm nước Mỹ biến khỏi địa cầu, với nền kinh tế cho ra 1000 tỷ một năm.Cơn hoang mang, mất phương hướng của con tầu nước Anh không có thuyền trưởng là một kịch bản chưa lường hết thảm họa. Ngọn núi lửa vần vũ cựa mình, phun trào đầy khói xám và tro bụi vẫn chưa cho biết dòng nhém thạch nóng rực và thiêu đốt sẽ chảy về đâu. Nhưng không gì ngăn cản nổi thời điểm ấy sẽ đến.Điều tệ hại là kẻ thắng và người thua trong Brexit đều đặn lúng túng và hoảng loạn trước con ngáo ộp mà cả hai phía vô tình cùng tạo nên. Thủ tướng David Cameron tiên đoán với cuộc trưng cầu dân ý, ông sẽ có một điểm tựa vững chắc để làm mình, làm mẩy hơn nữa với Brussels. Trò đi dây của gánh xiếc Cameron đẩy thủ tướng Anh xuống vực. Cùng với Brexit, những nỗ lực Vương quốc Anh cam go đạt được chín tháng trước với Đức và Pháp về những điều khoản ưu đãi nếu Anh ở lại EU trôi ra sông, ra biển.Chắc không ai muốn ở vị trí của David Cameron trong cuộc gặp gỡ mới đây ở Brussels, khi phải nghe tổng thống Pháp François Holland đề cập đến từ ‘trách nhiệm‘ còn Chủ tịch Ủy Ban châu Âu Jean-Cleaude Junker thì nhăn mặt, thẳng thừng bắt buộc nước Anh tiến hành Thủ tục biến nhanh cho khuất mắt. Khi các cấp lãnh đạo châu Âu họp thì David Cameron bị mời ra khỏi phòng.Người đi cùng với thủ tướng Anh, đại diện cho ‘bên thắng cuộc‘ của đảng UKIP hoài nghi về châu Âu, Nigel Farage được đón với câu hỏi gây sốc ‘đến đây để làm gì’.Cựu thị trưởng London, Boris Johnson từ chối ra tranh chức thủ tướng. Lẽ ra với chiến thắng Brexit sẽ rộng đường cho chiếc nghế này. Boris Johnson đã mất can đảm đi tiếp con đường mà chính ông đã chia vương quốc Anh ra làm đôi và sự tan đàn xẻ nghé với Scoland đang đặt trên bàn. Boris Johnson và những người tuyên truyền cho Brexit đã chọn cách lùi bước.Kịch bản kinh dị ‘hậu Brexit‘ không một ai trong họ trù tính đến. Con ngáo ộp họ muốn tạo ra để dọa châu Âu đã vùng ra không kiểm soát nổi, trở lại xiết nghẹt chính những kẻ tạo ra nó.Đây là điều khó nuốt trôi. Vì tầng lớp xuất sắc, những người nhanh nhẹn, năng nổ, sử dụng Smart-phone, chơi cổ phiếu, mùa đông đi trượt tuyết và mùa hè cưỡi du thuyền trên biển không nghĩ rằng ở Vương quốc Anh còn quá lớn sức ỳ và nỗi lo sợ. Thực sự có một nứt gẫy sâu rộng giữa người già và lớp trẻ. Nếu 84% lứa tuổi sinh viên bỏ phiếu coi Châu Âu là tương lai, thì đa số cử tri ở lứa tuổi từ 65 trở lên (78%) nghĩ ngược lại.

Kết quả đi hay ở cách nhau chỉ bốn điểm. Một khoảng cách mỏng manh. Sự thiếu ý thức chính trị về quyền công dân đến gần một nửa giới trẻ trong độ tuổi 18-34 không đến phòng phiếu đã làm lệch cán cân cho phe “Ra khỏi”.Sức ỳ đã thắng và triết lý phòng ngự vẫn là chìa khoá cho mọi thắng lợi của nước Anh. 50 %ớp trẻ đã làm gì ngày 23/06?200 năm trước, Wellington (1798-1852) đã thắng Napoleon Bonaparte tại Waterloo. Wellington đã chọn cho mình một chiến lược núp kín dưới chiến hào trên ngọn đồi Sư tử và chờ viện quân của tướng Phổ. Vị tướng này biết rằng nếu nhô đầu ra đánh nhéu thẳng thắn với đội quân dù chỉ mới tập hợp lại chưa đủ 100 ngày của thiên tài quân sự Napoleon, quân đội Anh sẽ bị nghiền nát như đã bị tan tành mấy ngày trước đó tại Ligny (16/06/1815). Quân Pháp triển khai từ đội hình phòng ngự sang phản công chỉ mất 1 phút 34 giây. Còn quân đội Anh con số đó là 3 phút 47. Và 7 tiếng chậm trễ của loạt súng khai hỏa đã cứu Wellington.Định mệnh đã giành cho thống chế Anh tràn trề may mắn. Những cơn mưa u ám, rầu rĩ trên bầu trời nước Bỉ năm đó, nơi chỉ cách không xa những vòm kính sáng choang của Nghị viện châu Âu hôm nay đã cho Wellington cơ hội không bị nghiền nát bởi những khẩu đại bác danh giá nước Pháp. Và cú đánh thọc sườn vào những phút cuối của tướng Phổ Bulow đã thay đổi vận mệnh, trao cho Wellington vòng nguyệt quế chiến thắng. Waterloo vào ngày 18/06 và Brexit ngày 23/06.Lịch sử đã lật sang trang mới. Bây giờ những hậu duệ của tướng Phổ Bulow đã ở hàng ngũ của người Pháp. Họ vẫn như thế, hào hiệp và cứng rắn. Nước Đức đã hy sinh đồng DM mạnh thứ ba thế giới để hội nhập hoàn toàn vào EU. Nước Pháp thì cũng mất 30 năm thịnh vượng để cùng Đức kéo đoàn tầu châu Âu trên bờ vực chênh vênh. Một năm qua, Pháp đã tạo ra 85 thứ thuế mới đánh vào người dân nước mình. Một người mức thu nhập 1 triệu € phải đóng thuế tới 75%. Robin Hood của rừng Sherwood nước Anh cũng không vào được tất cả các pháo đài của những lãnh chúa để lấy của nhà giàu chia cho người nghèo như thế.Bây giờ người Pháp lại dẫn ra những lời trong diễn văn dài đến 1:22:42 của tướng Charles de Gaulle (1890-1970), ngày 14 tháng Giêng 1963 về việc phủ quyết đề nghị của Anh xin gia nhập thị trường chung Châu Âu. Những lời nói nặng nề từ một người đã sang London tỵ nạn năm 1940, khi những chiến xa Đức tiến vào Paris. Ông quên thủa hàn vi?Chắc hẳn không phải nụ cười nửa miệng của nhân viên an ninh ở cửa khẩu kiểm tra làm phật lòng người sẽ trở thành Tổng thống Cộng hoà thứ năm nước Pháp, hay việc nhân viên lễ tân đài BBC ngày 18/06/1940 quên không rót cho ông cốc nước trước bài diễn văn huy động dân tộc Pháp đứng lên sau thất bại.Ông đã dùng những từ mà một nhà ngoại giao nào uống mật gấu cũng sẽ lúng búng trong miệng không muốn uốn lưỡi: ‘một gian manh Albion và một con ngựa thành Trojan của Hoa Kỳ‘, ‘cho ít mà đòi thường xuyên‘ để nói về nước Anh.Cuộc hôn nhân đã úa tàn, nhưng sự chia ly mới là điều đáng nói. Thế giới tuy thay đổi, nhưng trong cuộc chơi đầy ảo ảnh đến chóng mặt đó thì những vấn đề gây ra tranh cãi vẫn luôn là thế : Đó là chủ quyền quốc gia, quan hệ với Washington và dĩ nhiên mối liên hệ với lục địa, kết quả của sự tính toán hơn là tình cảm.

Nước Anh đã theo Mỹ lao vào cuộc chiến Iraq mà bây giờ hệ lụy thế nào ai cũng rõ. Nhà nước Hồi giáo IS nẩy sinh và những dòng người di tản tràn ngập châu Âu có phải từ thái độ vô trách nhiệm của các cường quốc? Nước Pháp của Jacques Chirac đã nói không với cuộc can thiệp vô ích và hệ lụy.Tổng thống Jacques Chirac cũng là người không biết mặt ngang mũi dọc của ‘con chuột‘ (souris) trên chiếc máy tính. Người Pháp đã cười vào mũi ông khi ông đặt câu hỏi trước câu gà của phụ tá về ‘con chuột nào‘ trong Hội chợ triển lãm hàng điện tử ở Paris.Ông cũng thuộc lớp tuổi như Charles de Gaulle, cũng thuộc lớp tuổi của những người dân Anh bên kia biển Manche bỏ phiếu chia tay với châu Âu.Cũng cần phải tới hai năm nữa sau khi kích hoạt điều khoản 50, chính thức tách Anh ra khỏi vòng quay của EU câu trả lời mới trở nên rõ ràng. Ai đúng đây?Bây giờ Adelle mũm mĩm hát ‘Skyfall‘ (Trời sập) về nỗi đau người tình dứt áo ra đi.Song một điều chắc chắn, cô gái Ba Lan tóc vàng gầy còm hôm nay, với chiếc áo rộng thùng của nàng Cosette trong tác phẩm ‘Những người khốn khổ“ của Victo Hugo với thời gian sẽ trổ mã thành một thiếu nữ kiều diễm. Và châu Âu sẽ chọn một bản Mazurka cho điệu luân vũ? Có ai giầu ba họ, có ai khó ba đời bao giờ.

q-gLRp5bSpw

EG43Ptx3bIY

Thợ Điện

11-07-2016, 06:39 AM

Ông D Hy vọng tết tôi về ,kì này nội mang sách cờ cho ông Long đệ đã chiếm 20 kí rồi ,nhưng thôi cũng ráng vì mình không chơi nữa phải để cho bạn bè dùng ,các đối thủ đã bị tôi làm thịt hết rồi ,buồn cười nhất là các lão hưu trí ,tiền bạc chẳng bao nhiêu mà cứ thích rủ mình đánh độ .Tôi thì không muốn ăn mà cứ rủ , cờ các lão có ra gì đâu ,ngồi chẩy ra xong đi nước dở ẹc

Về VN thích nhất là ăn mà bây giờ thực phẩm tùm lum cũng ngại quá .Mang tâm trạng đó ra hỏi thằng bạn đen ,tôi thích thằng này lắm .Nó quê ở Kenya ,lúc nào cũng nồng nhiệt với cuộc đời ,lòng tốt thì thật vô tận .Cuối tuần nó hay ghé tôi chơi 2 thằng ra garage ngồi uống bia nó không thích trong nhà ,uống hết là về

Nghe xong nó cười hô hố -Tụi trẻ mới lo chứ ông già rồi ăn gì chả chết .Tôi cũng phì cười vì thấy nó có lí

ChienKhuD

11-07-2016, 01:06 PM

He he thời mạt pháp mà ông Thợ, sống được chắc cũng do bòn rút công đức tích lũy đời nào. Ai bảo sống ở đây sướng chứ tôi thấy khổ thấy mồ. Cái xứ gì hễ đi ra đường là cứ sợ bị lừa, con người không còn niềm tin ở nhau. thường xuyên khi đi đường trời khát gần chết không dám mua ly nước mía vì sợ có đường hóa học, đói gần chết không dám ghé quán lạ sợ nó chuốc thuốc mê cướp đồ… Có bà nọ dẫn gia đình di du lịch, vào nhà hàng mua 2 kí tôm phải ngồi đếm xem bao nhiêu con, chưa an tâm bà đi theo tận bếp để đảo bảm nó không ăn chặn, sau đó thì vào blog hả hê với sự thông minh của mình…

Ông Thợ có nhiều bảo bối quá hèn gì món nào ông cũng tinh thông. Sách cờ 20 kí chắc cũng trăm cuốn. Tôi biết chơi cờ tướng từ hồi 4 tuổi nhìn ông nội chơi với mấy ông bạn riết một cách tự nhiên biết đi không ai chỉ. Do năng lực có hạn chỉ chơi tàng tàng cờ kém. Ngẫm về cờ thấy cũng lạ. Con đường kết nối mọi người ở đây, gồm ông Thợ, ông Gió, ông Tý, bé Huyền… ở khắp chân trời góc bể, lại qua con đường cờ quạt. Thầy Dũng hỏi sao quen ông Thợ tôi thật thà trả lời do cờ tướng. Chắc thầy không tin mấy ông cờ quạt lại thân nhau như vậy hì hì.

Nghe ông Thợ kể về dân nomad thấy hay quá. Trong người ai cũng có ít nhiều máu nomad. Có lẽ thủy tổ loài người ngày xưa di cư nhiều nên tiềm thức vẫn còn lưu nhiều dấu ấn. Ngôi nhà một năm chỉ mở cửa ca hát mấy ngày sao rồi ông? Nghe ông kể mà tôi cứ ngỡ mình là thành viên trong đám người lang thang ấy, hàng năm tụ tập cùng nhau rồi tiếp tục phong sương…

Thợ Điện

13-07-2016, 12:05 AM

Hôm nay 4 giờ sáng có phone thường thì phone vào giờ đó đa số ở VN và tin không vui ,bốc lên chỉ nghe giọng một người đàn bà già-Ông ấy đi rồi bác ơi .Tôi tỉnh ngủ rất nhénh không hỏi đi đâu mà chỉ hỏi Bao giờ ? -lúc 2 giờ sáng

Lái xe đi Carolina cũng được nhưng lười quá bèn chui vào Expedia search vé ,có vé nhưng phải đến trưa ,đành vậy chứ sao bây giờ

Tôi với ông ấy quen nhau từ khi ở quân trường ,vào những năm 72 chiến sự ác liệt .Bộ Quốc Phòng cần lính lập tức nháy qua Bộ Giáo Dục để ra đề thi khó cho rớt thường xuyên nhiều phải đi lính

Năm ấy bộ chơi trò chắc ăn hốt hết thanh niên lên quân trường huấn luyện ,tới ngày có kết quả trường lên đọc tên thằng nào đậu thì về rớt phải ở lại đỡ phải đi bắt

Thông thường luôn có 2 khoá thi rớt khoá 1 được thi lại khoá 2 rớt luôn mới đi .Tôi đang khoái đi lính vì thấy tụi không quân mặc đồ bay dạo phố cùng các em nữ sinh ham quá

Với lại thuở sinh viên luôn thiếu thốn ,làm đủ nghề vẫn thiếu bới lẽ tiền bao gái không bao giờ đủ ,tính mình lại sĩ diện chơi toàn với các em trường Tây vì vậy nghèo cũng phải ráng chơi bảnh ,dạo phố Eden ,ăn kem Brodard xong rồi chui vào xi nê Rex hôn hít nhéu cho lợn lòng thôi thổn thức

Tối đến lại phòng trà Đêm mầu Hồng nghe nhạc tiền bạc nào cho thấu ,vì vậy tôi hay chờ tụi nó đậu khoá 1 rồi mình mượn sách về học thi khoá 2 ,bao gái không đủ tiền đâu mua sách .Gái mình quen toàn những đứa học dốt chỉ chơi là giỏi

Kết quả trường mang lên .Tôi đậu ông ấy rớt ,mới ngày trước còn ngồi chơi thân thích khi vừa có kết quả lập tức một trời chia cách ,hai quãng đời đã hoàn toàn khác hẳn .Mình về thành phố rong chơi tự do , ánh đèn mầu ,gái gú .Bạn mình tiếp tục những chuỗi ngày quân trường heo hút ,sau khi ra trường có khả năng sẽ trôi nổi về một tiền đồn xa xôi nào đó .Ông ấy ruơm rướm nước mắt bảo tôi -Mày về tuần sau phải lên thăm tao ngay nhe ,mày rành đường đi nước bước trong này rồi

Trong quân trường vì ba gai tôi hay bị phạt .Hình phạt rất dã man như đào cái hố chừng một mét sâu .Hai tay hai thùng đạn đại liên M60 .Thượng sĩ thổi còi ..Toét một cái là nhảy xuống hố ,toét cái nữa nhảy lên .Vài chục cái đầu không sao nhưng bắt đầu cái thứ 100 chỉ có bò lên bò xuống thôi hết sức nhảy rồi đã thế mồm phải gào lên -Thao trường đổ mồ hôi ,chiến trường bớt đổ máu

Nhưng hình phạt tôi sợ nhất là buổi tối bị kêu lên nói -Xoè hai bàn tay ra ,sau đó bị đặt vào trong tay hai quả lựu đạn đã rút chốt ,xong bị ra lệnh nắm tay lại giữ 2 cái chốt không thôi nó nổ chết mẹ mày bây giờ

Rồi bị đuổi ra rừng có khi 2 hoặc 4 tiếng mới được về ,muỗi rừng cắn ngứa cũng không dám gãi buông tay ra lựu đạn nổ liền ,cứ lang thang cho tới giờ mới được về

Tôi sợ lắm ,nắm quả lựu đạn mấy tiếng đồng hồ tay tê dại hết mà không dám thả ra .Khủng khiếp

Ông ấy bị hình phạt này trước tôi ,khi về tôi lôi ông ấy ra góc phòng hỏi thăm về nỗi ghê rợn đó và cách đối phó ra sao .Ông ngó trước ngó sau rồi nói -ĐM mày tao chỉ không được nói thằng nào hét nghe chưa

Bữa đó tụi nó phạt tao bắt tao đi tuốt ra bìa rừng chỗ gần suối ,nắm được chừng nửa tiếng tao chịu hết thấu ,phần mót đái ,phần muỗi chích quá chịu không nổi .Tao núp sau gốc cây quăng mẹ nó 2 trái ra xa .Hehe ĐM tụi nó gạt mình có nổ gì đâuĐái xong tao gãi đã đời rồi lụm 2 trái mang về đồn ,đi khum khum ôm vô bụng làm như mình chịu hết nổi rồi cho tụi nó khỏi nghi

Những kỉ niệm thân thuơng đó bây giờ chẳng còn ông nữa mà ôn lại1NYLOzPb3V4

roamingwind

13-07-2016, 12:48 AM

Bác Lâm bình tâm đi tiễn bạn.

(Độ rài hơi bận chuyện.)

Thợ Điện

13-07-2016, 09:44 PM

https://i1.wp.com/imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/07/12/09/20160712093133-12f12.jpg?zoom=2

Ông D là dân IT ông có cách nào chuyển con cá đi chỗ khác không .,loay hoay mãi chẳng được

Phán quyết của PCA rất có tổng giá trị. Có 2 điểm ít quan trọng nhưng ko thể thiếu, giúp Phi ở PCA:1- Luật sư Paul Reichler, là trưởng đại diện cho Philippines trong vụ kiện Trung Quốc. Ông đã dành cả đời đại diện cho các quốc gia nhỏ bé chống lại những cường quốc trên thế giới như phiên tòa Nicaragua chống lại Mỹ, Georgia chống lại Nga, Mauritius chống lại Anh và Bangladesh chống lại Ấn Độ.Chiến thắng đầu tiên mang tính lịch sử trong sự nghiệp của luật sư Reichler vào năm 1986 khi Tòa án quốc tế tại Hague phán quyết hành động Mỹ ủng hộ cho lực lượng nổi dậy Contra lật đổ phe chính phủ cánh tả Sandinista tại Nicaragua, đã vi phạm luật pháp quốc tế. Sau vài năm Mỹ đã phải bồi thường thiệt hại cho Ni vài chục triệu đo la gì đó.2- Ông Shunji Yanai, người Nhật, chủ tịch Tòa Quốc tế về Luật biển (ITLOS), trong ban thẩm phán gồm 5 thành viên được triệu tập của PCA cho vụ kiện. Nếu cụ này là đòng hương của anh Husen thì gay to.Tin rằng dưới sức ép của quốc tế TQ sẽ phải chùn tay.Trung Quốc có nền kinh tế phụ thuộc quá thường xuyên vào xuất khẩu và đã hội nhập sâu vào chuổi cung ứng toàn cầu. Đây là điểm mạnh và cũng là tử huyệt của TQ. Nó khiến TQ ko thể ko tuân thủ luật pháp quốc tế.Chỉ cần 1 cú cấm vận bởi “bàn tay lông lá” của Mỹ là kinh tế TQ sẽ lao dốc ko phanh, có thể cảm nhận là Mỹ đang chuẩn bị cho 1 cú như vậy.TQ rất cần các thứ quặng chiến lược như Niken, đồng. Đức quốc xã xưa chết cũng 1 phần vì bị phong tỏa nguồn vonfram, molipden từ nam Mỹ, dầu lửa từ Trung Đông.Trong các cuộc đọ sức tay đôi ngoài phố, gặp thằng to con cơ bắp là rất đáng ngại. Điểm yếu có thể khai thác là mắt, ngón tay, ống đồng và hạ bộ.Chị em đi đêm hôm cần chuẩn bị lọ xịt cay xịt vào mắt kẻ sàm sở, nếu ko có thì lọ nước hoa channel số 5 cũng được???? . Sút vào cẳng chân, đầu gối, quẹt ngón tay vào mắt, bẻ lọi ngón tay lần mò trên ngực, giả vờ ôm rồi lên gối vào hạ bộ, đều là các chiêu thức hiệu quả.

Với năng lực quân sự ăn trùm thế giới như Mỹ, Bộ Quốc Phòng vẫn được đặt vị thế thấp hơn Bộ Ngoại Giao.

Mà Ngoại giao là đấu trí. Muốn hiểu phải chịu khó suy nghĩ may ra.

Không phải trâu bò húc nhau mà có khả năng phán ngay chuyện thắng thua.

Bảo rằng phán quyết này hoàn toàn không có tác dụng vì không làm TQ trả lại đảo thì cũng na ná như đám trẻ trâu bàn chuyện chính trị thế giới. Không thấy trâu nào húc nhéu cả. Chỉ nghe loáng thoáng tiếng ai gióng lên là lập tức ta “ra nghị quyết” tuyên bố “chả bên nào thắng” vì có thấy ai bị sứt mẽ gì đâu.

Vậy tác dụng của nó là gì? nhẹ nhẹ là:

– Trước tiên, Toà Trọng Tài không có cơ chế áp buộc nhưng từ xưa nay nó đã có uy tín phân giải thường xuyên tranh chấp. Tiếng nói của nó được thế giới văn minh lắng nghe. TQ không chịu nghe hay không thèm nghe thì sau này rán chịu.– Nên nhớ, ở những nước trọng pháp, những phán quyết kiểu này rất quan trọng.– Tại sao TQ điên cuồng gây ra sức ép lên Phi? Tại sao phải vận động Nga và một vài nước bác bỏ uy tín của Toà này. Tại sao TQ phải dành nhiều nổ lực chống chỏi như vậy nếu nó thấy chuyện Toà này là chuyện nhỏ, không đáng chấp? Suy nghĩ đi chứ.– Phán quyết này sẽ tạo một tiền lệ cho các nước trong vùng có thể làm điều tương tự. Khi cả thế giới cứ nghe lập đi lập lại về sự phi pháp của TQ, liệu người các nước sẽ nghĩ gì? TQ bỏ một đống tiền ra làm Olympic để làm gì nếu không là để mua thanh thế tiếng tăm? Thua những vụ kiện như thế này thì tiền làm Olypic cũng vứt đi thôi.– Nếu sau này TQ ở vào thế kẹt quá mà phải chấp nhận sự phân xữ của một toà nào đó thì những “án lệ” này sẽ rất quan trọng trong vụ xữ đó.– Khi người dân các nước có tâm lý ghét bỏ TQ thì hậu quả gì? Họ sẽ không mua hàng sãn xuất ở TQ. Kinh tế TQ xuống. Đầu tư bỏ chạy càng làm tệ hơn vấn nạn. Đồng ý kinh tế TQ xuống thì cả thế giới bị tác động. Nhưng nơi nào mà định chế xã hội dể cho phép thay đổi thì sẽ thoát khó nhanh hơn, dễ hơn. TQ không có cơ cấu tốt để chống chỏi với hoạn nạn.

Còn nữa, đã yếu sức thì phải to gan và to tiếng. Đã yếu mà còn nhát với im hơi thì sẽ bị đứa mạnh ép thường xuyên hơn thôi. Mà ép được ngon lành thì dại gì không ép?

Khôn ngoan thì đấu trí chứ đừng dại đem sức mình ra mà đấu. Đấu trí cũng có nghĩa là đấu gan. Mỗi một khi chấp nhận chuyện mình thua là đuơng nhiên thì còn gì để mà gọi là đấu nhéu?

nhiều người lập luận củ chuối rằng mình không thể cải TQ vì đánh nhau sẽ thua nó.

Ai biểu đem sức ra chọi với nó làm gì. Sao không cải nhéu với nó. Nó đánh mình thì nó cũng thiệt thòi chứ bộ không à? Mình nước nhỏ, tỉ lệ thiệt thòi có khả năng lớn. Nó nước lớn, có khả năng tỉ lệ thiệt thòi thấp hơn, nhưng tổng số thiệt thòi lại cao hơn.

Nó đánh mình, mình la to và chơi lại nó ít tàu hàng. Khủng hoảng giao thương đường biển thì cả thế giới nhảy vào can thiệp. Sẽ rách việc của nó. Chắc chắn là nó chẳng bao giờ dại dột để chuyện đó xảy ra. Một mình nó (và Nga) không thể chống lại cả thế giới văn minh. Vậy thì cần gì phải sợ nó?

Chỉ khi TG thấy mình im lặng chấp nhận cho qua, rồi mọi chuyện giao thương êm ả trở lại, thì TG cũng im cho qua luôn. Trái lại, nếu mình quậy thì không ai ở yên, mới đành phải nhảy vào can thiệp.

To mấy thì nó cũng có điểm yếu. Gan mấy nó cũng có chổ sợ. Đấu trí là biết khai thác yếu điểm của nó. Đừng có lấy tuơng quan quân sự hay kinh tế ra mà tự doạ mình. Mình thiệt nó cũng thiệt. Nó giàu hơn thì có khả năng chịu cực của nó cũng kém hơn. Cần thì chơi chứ chắc gì ai ăn ai. Biết đâu nó đánh VN rồi cái nước nó vỡ ra thường xuyên mãnh?

3oG1tiaQciI

ykm

14-07-2016, 11:58 AM

Vấn đề là chọn: Lợi ích dân tộc hay ních đầy túi cá nhân thôi ông Thợ ơi. Hơn nữa lúc nào cũng chăm chăm “bắt cá hai ba tay” thì khó lém hehehee….

Ở một cái xã hội mà văn hóa đã “tiêu cực” từ ngàn năm… Ai đời ông giỏi giang khỏe mạnh mở mang đất đai, săn bắn giỏi không chọn lại chọn ông làm bánh lên làm vua (sự tích bánh chưng – bánh dầy), rồi còn “thông thầu” nữa: hai ông thi để kén rể mà ra đề “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao” thì bố thằng ở biển nào kiếm ra… khó lém, khó lém…hehehee

Vài dòng xả xì-trét, có gì không phải xin phép cả nhà bỏ qua cho. Chúc mọi người dzui…hihiii

Thợ Điện

15-07-2016, 10:53 AM

“Chó hễ tinh khôn thì con nào cũng ưa tha chỗ cứt ăn chưa hết ra bãi (cho nhà đỡ bẩn); chó hễ khờ dại thì con nào cũng ưa tha chỗ cứt đang ăn dở từ ngoài bãi về nhà (để để dành). Hay sử dụng với ẩn ý: “Lũ thuộc hạ tinh khôn thường che giấu mọi chuyện chưa ổn của chủ (cho thiên hạ khỏi thấy); lũ thuộc hạ khờ dại thường mang mọi chuyện chưa ổn của chủ ra kể hết với người ngoài”.

Theo Chúng Tôi, dù chưa giải thích nghĩa đen, cách hiểu nghĩa bóng của Nhóm Vũ Dung cũng chưa chi tiết, nhưng cơ bản là đúng. Trong khi Nhà ngữ học Nguyễn Đức Dương chỉ mới diễn giải câu nói của dân gian cho rõ hơn, chứ chưa phải giải thích nghĩa đen. mặt khác, nghĩa bóng Nhà ngữ học đưa ra cũng khá khiên cưỡng, thiếu căn cứ, khi cho rằng “tha cứt về nhà” nghĩa là “giấu mọi chuyện chưa ổn của chủ”; “tha cứt ra bãi” là “mang chuyện chưa ổn của chủ ra kể hết với người ngoài”.

Trong thực tế, có nhiều con chó rất khôn, (dân gian còn gọi “chó có nết”). “Chó khôn” khi chủ đe nẹt, dạy bảo, biết nghe lời, không dám ăn vụng, ỉa bậy, đái bậy, cắn càn… thường xuyên con được chủ cho khúc xương liền cắp nắp ra xó vườn nhẩn nhé gặm, chứ không dám nằm chình ình giữa nhà, hay giữa lối đi mà “thưởng thức”. Nếu may mắn kiếm được món gì khoái khẩu ngoài bãi rác, nó cũng tìm chỗ kín đáo mà đánh chén, chứ không bao giờ dám dại dột mang về nhà. Thậm chí lỡ có vật lộn chơi đùa quá trớn với bầy bạn, nó cũng lo rũ sạch bùn đất, dùng lưỡi vệ sinh sạch sẽ rồi mới dám len lét chạy vào sân, vào nhà. Dường như nó hiểu được một số nguyên tắc của ông chủ trong ngôi nhà nó đang sống, biết thế nào là bẩn, thế nào là sạch, được phép ăn gì, không ăn gì, chỗ nằm ở đâu…

Thế nhưng, có những con “chó dại” (còn gọi “mất nết”). Chó đã “dại” thì sinh ra đủ thứ xấu. Nào ăn vụng, cắn càn, sủa bậy, ỉa bậy… Bị đánh cho đau đến vãi đái vẫn không chừa. Có khi vừa đánh cho một trận thừa sống thiếu chết, nhưng mấy phút sau đâu lại hoàn đấy. Lại ăn vụng, ỉa bậy. Đêm thì ngủ từ đầu canh đến sáng bạch, mùa đông thì rúc vào bếp nằm cho ấm.

không những ỉa bậy, loại chó mất nết này còn có một thói quen là đi rong ngoài đường, ngoài chợ, bãi rác, hễ kiếm được thứ gì bẩn thỉu như lá bánh, giẻ rách, đồ hôi thối… là tha ngay về nhà…Có khi là khúc xương đen sì, chó nhà người ta gặm chê chán, bỏ đi rồi, nó lại tha về nằm giữa lối đi, hoặc trong nhà, dưới bếp, mà nghiêng răng lựa bên này, kháo bên kia, vẻ ngon lành, thú vị lắm! Gặm chán rồi nó vứt lăn lóc ra nhà. Lâu lâu lại đem ra vờn nghịch, gặm lại cho đỡ buồn mồm. Thậm chí, có hôm nó chạy rông ngoài đồng, bắt được một “cục” kẻ “Thứ nhì Quận công” nào đó thải ra, nó vội cắp lấy, nhớn nhác lội tắt cánh đồng, nhong nhong chạy về nhà, sợ như có con chó nào giành mất.

Thế là trong nhà bỗng dưng bốc mùi. Khi thối inh, lúc thoang thoảng mơ hồ như có như không. Chủ nhà nghi nghi, mới nhìn trước ngó sau…Quả không sai! Con “chó dại” đang nằm ngay đầu bờ giếng trước sân, hai chân giữ khư khư tỏ vẻ khoái chá và may mắn lắm…Cả nhà liền quát mắng, đuổi đánh nó ầm ĩ. “Chó dại” vội nhổm dậy. Tưởng nó biết đường mà tha đi chỗ khác, không ngờ nó cắp cái “cục” kia chạy tọt vào nhà…Nó sợ con chó khác giành mất, nên cậy gần nhà không xong, nó phải trốn hẳn vào trong nhà. Ghê quá! Xua đuổi, chửi mắng, thì nó chui tọt vào gầm giường, đôi mắt nửa như lấm lét, nửa như gườm gườm tức tối, oan ức: “Đâu, đâu?…thối đâu?…thối đâu? ô đâu?…nhiễm đâu? mùi đó ở trên trời, dưới đất nào đó chứ!…ngon mà!…ngon mà!…đây tôi ăn đây…ăn cho mà xem này…có sao đâu? sao đâu…gâu gâu…gừ gừ…”.

Loại “chó dại” này rất khó dạy, nên chủ nhà thường lựa chọn giải pháp cuối cùng là “riềng mẻ”.

Dân gian thường dựa vào quan sát, nhận thức sự vật, hiện tượng diễn ra trong đời sống sinh hoạt, lao động mỗi ngày để đúc kết, khái quát nên thành ngữ, tục ngữ. “Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà” có nghĩa đen như vậy. Về nghĩa bóng, chủ yếu được nhấn mạnh và được dùng theo vế thứ hai: “chó dại tha cứt về nhà”. Xưa kia, con cái trong nhà, hay người anh em họ hàng gây gổ đánh nhau, bầu bạn với kẻ xấu gây ra ra sự việc lôi thôi, rắc rối cho gia đình, thanh danh dòng họ; ham rẻ, tiêu thụ đồ bất chính khiến cả nhà, cả họ phải liên luỵ,v.v… là những tình huống được xem là “chó dại tha cứt về nhà”.

Tục ngữ “Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà” có điểm đặc biệt, là trong khi nghĩa bóng theo cách sử dụng cũ vẫn còn, nghĩa bóng mới lại tiếp tục được mở rộng, trong phạm vi không phải là gia đình nữa, mà là phương diện Quốc gia. Ví như khi đất nước phát triển giao thương buôn bán, hợp tác với nước ngoài, nhiều địa phương, đơn vị, cá nhân đã bất chấp mối nguy hại gây ra ô nhiễm cho ngôi nhà chung, rước về những đồ phế thải mà quốc gia khác đang muốn đẩy đi. Ví như: nhập khẩu ắc quy cũ, rác thải công nghiệp; công nghệ máy móc cũ nát, lạc hậu; nước người vứt đi, thì mua lấy mang về, gọi là “đi tắt, đón đầu”; nhiều ngành công nghiệp có nguy cơ ô nhiễm nặng, các nước không muốn đầu tư, phát triển tại bản quốc, nên họ đưa sang nước khác. Thế là tưởng bở, vơ ngay vào, cứ như không nhénh tay thì kẻ khác giành mất không bằng!

Thực tế, thường xuyên kẻ vì cái lợi trước mắt, hoặc cái lợi cá nhân nên làm như vậy, chứ không phải do họ “dại”. mặc khác, suy cho cùng, thì cái “khôn” ấy cũng là “khôn dại”. Bởi ăn uống, vụng trộm ở đâu thì ăn, ai đi ăn vào thịt của chính mình, huỷ hoại chính ngôi nhà mình đang sống bao giờ?

Ngày nay, nghĩa bóng tục ngữ “Chó khôn tha cứt ra bãi, chó dại tha cứt về nhà” còn được hiểu ở cả vế thứ nhất. Theo đó, “chó khôn” hay “chó dại” trong câu tục ngữ đều đáng lên án, đáng bị “riềng mẻ”, và chỉ có giải pháp “riềng mẻ” mới trị được tận gốc cái thói tham ăn, ưa ăn bẩn của chúng.

_-B-dnq4W5Q

Kỳ Nhân

15-07-2016, 11:18 AM

Hôm nay ngồi uống cafe chợt nghĩ nếu Nam Phương Công Tử sau trận thắng được phóng viên TQ hỏi về quan điểm đường lưỡi bò thì anh sẽ trả lời ntn nhỉ? Chẳng nhẽ đứng giữa TQ hô các bạn cướp biển đảo của Chúng Tôi…

TQ có văn học và cờ tướng là 2 thứ tôi rất thích. Thật không muốn có chiến tranh giữa 2 quốc gia…

Kỳ Nhân

15-07-2016, 11:19 AM

Hôm nay ngồi uống cafe chợt nghĩ nếu Nam Phương Công Tử sau trận thắng được phóng viên TQ hỏi về quan điểm đường lưỡi bò thì anh sẽ trả lời ntn nhỉ? Chẳng nhẽ đứng giữa TQ hô các bạn cướp biển đảo của Chúng Tôi…

TQ có văn học và cờ tướng là 2 thứ tôi rất thích. Thật không muốn có mâu thuẫn giữa 2 quốc gia…

ChienKhuD

18-07-2016, 11:49 AM

Cây sáo trúc tím của bé Huyền đã xong rồi. Khi nào ghé BD thì alo nhé. Chỉ có bao chứ không có hộp nên anh bỏ vào ống nhựa PVC bịt kín lại cho an toàn mang đi đâu cũng không sợ. Khi đem về bên ấy mở 2 lớp keo cho HQ kiểm tra. Hồi xưa có lần đứa bạn đem hộp sáo qua Mỹ, tụi hq mình làm biếng mở hộp nó lấy chân đạp ra kiểm tra làm bể hộp bể luôn mấy cây sáo…

huyenmapu

19-07-2016, 03:31 AM

Cây sáo trúc tím của bé Huyền đã xong rồi. Khi nào ghé BD thì alo nha. Chỉ có bao chứ không có hộp nên anh bỏ vào ống nhựa PVC bịt kín lại cho an toàn mang đi đâu cũng không sợ. Khi đem về bên ấy mở 2 lớp keo cho HQ kiểm tra. Hồi xưa có lần đứa bạn đem hộp sáo qua Mỹ, tụi hq mình làm biếng mở hộp nó lấy chân đạp ra kiểm tra làm bể hộp bể luôn mấy cây sáo…

Cái này mình mang theo người nên mới phải giở ra kiểm tra đúng ko ạ, nếu em để trong hành lý kí gửi thì chắc không phải kiểm tra đâu đúng ko ạ. Em cảm ơn anh thường xuyên, nhưng người em nhờ đã lỡ chuyến, anh cho em gửi tn riêng ạ.

Thợ Điện

19-07-2016, 03:47 AM

Bé Huyền thấy không ,ở đây trong quán cà phê đen này ai cũng quí mến cháu như người nhà .Cháu đừng ngại ,hãy để anh D tặng cháu món quà mọn ,anh ấy quí mến cháu như em vậy mà .Bác chẳng có gì tặng cháu đành nhờ cô này gửi cháu vài cái thơm .Cháu thấy cô này hát điệu Bossa Nova hay không, cái khúc guitar ngẫu hứng dù chỉ một đoạn ngắn nhưng mê quá cháu ạ

4dJUBbM0hR8

ChienKhuD

19-07-2016, 05:52 PM

He he chỉ có ông Thợ mới thấy được ruột gan của mình. Hôm nay đã chuyển nhénh cho em Huyền rồi. Thấy mấy em bưu điện lấy băng keo dán kín bưng chắc an toàn. Nhưng khi nhận Huyền hãy mở ra kiểm tra liền xem có đúng dấu hiệu anh pm riêng không nhá.

Chắc Huyền phải kiếm thêm một chiếc bịt tai cho bác ấy, nhưng anh nghĩ bác bác đó phải tự tìm cho phù hợp với kích cỡ. Chơi sáo không khéo dễ bị lãng 1 tai vì bị tiếng sáo tra tấn. Sáo tone càng cao thì càng dễ hư, nhất là lúc tập ráng thổi thật to, thật lâu. Vì vậy người ta hay bịt kín bên tai phía âm phát ra. Anh không biết thổi sáo mà cũng bị điếc hết một bên thật trùng hợp, nhất là lúc tập đàn vợ bảo gì cũng không nghe hè hè.

huyenmapu

19-07-2016, 11:19 PM

Cháu cảm ơn bác Lâm bản nhạc hay quá cứ lắc lư mãi không thôi, cho cháu gửi bác 3 nụ hôn má :hongio .

Cho em gửi lời cảm ơn anh và anh nghệ nhân làm cây Sáo. Em không biết thể hiện thế nào cho hết tấm lòng mình với món quà :lamdang .

Thợ Điện

21-07-2016, 11:25 PM

Hê hê Vợ Trump bị mang tiếng ăn cắp diễn văn ông D .Xem kĩ thì thấy Michelle nói cái của mình nên hết sức hùng hồn thuyết phục trong khi Melanie nói như học thuộc lòng ,tiếng Anh của người Hispanic vốn dĩ đã phát âm không chuẩn rồi vì vần R quá nặng lại copy nên rất thiếu tự nhiên

Đồ giả đồ thật ngó là thấy ngay ,dù rằng một đàng là hoa hậu ,một đàng chỉ là người phụ nữ đen hơi có phần thô kệch nhưng lửa trong lời nói thì quá tuyệt

Xem clip này ông thấy ngay thế nào là hàng hiệu

wo0fRZHdMtQ

yrRLH-ZGZEs

ChienKhuD

22-07-2016, 12:46 PM

Nghe Melanie nói giống biên tập viên truyền hình đọc bài quá ông Thợ. He he nhưng cũng thông cảm người đẹp đã cố hết sức rồi.

huyenmapu

23-07-2016, 12:00 AM

Em đã nhận được cây sáo rồi ạ. Cây sáo rất đẹp và anh đóng gói rất cẩn thận. Em để nguyên cây sáo trong ống nước và mang về kia luôn, như vậy cũng không lo bị vỡ, nhưng để trong hành lí kí gửi chắc không sao anh nhỉ.

Bác Lâm ơi, nay cháu thấy báo đưa tin bên TQ cho pha hủy khu định cư của người dân Tây Tạng, và bắt các phật tử phải từ chối tin ngưỡng của mình. Có phải là tin thật không ạ ?

Thợ Điện

23-07-2016, 01:01 AM

Đúng đấy cháu ạ ,bác buồn lắm vì rất thương dân Tây Tạng nơi đó có những người thân ,những đứa trẻ hồn nhiên chơi đùa với mình dưới chân núi .Cứ china mà mạnh lên là rất khổ cho các nước lân cận .Nó yếu đi thì mình mới đỡ cháu .Xem những bức tranh Sầu Tây tạng này thấy buồn quá

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-33-4a85a.jpg

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-32-4a85a.jpg

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-31-4a85a.jpg

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-27-4a85a.jpg

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-24-4a85a.jpg

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-19-4a85a.jpg

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-15-4a85a.jpg

ChienKhuD

23-07-2016, 09:28 AM

http://kenh14cdn.com/thumb_w/600/77f2bef08a/2015/08/02/Ai-Xuan-32-4a85a.jpg

Bức này lạ quá ông Thợ. Hình như tôi đang đứng đó thì phải. Chả hiểu nổi cảm xúc của mình nhiều khi nó bồi hồi mãnh liệt khó tả.

@Huyền: Ống nước đó có vẻ an toàn nếu mình xách tay bên ngoài. Kí gửi chắc phải bỏ vào thùng hoặc chung với hàng dễ vỡ chứ cả trăm kí đè lên nó vẫn dẹp như thường.

roamingwind

24-07-2016, 12:59 AM

Tôi nghĩ cũng không phải lỗi của bà ấy, bác Lâm. Những người này ai cũng có một nhóm người viết diễn văn dùm. Học chỉ đưa ý của họ muốn nói ra, rồi người viết trao chuốt từ ngữ. Lổi của người viết bài diễn văn cho bả làm biếng không kiểm lại. hihi… không phải thấy người đẹp mà tôi bênh đâu :)Tiếu lâm hơn là trong khi chồng mình đang đánh trận với bà Clinton, mà bà ấy lại, ít nhất trong tư tưởng, ủng hộ những lời của bà Obama.

Mẹ già của tôi cũng đồng ý với bác Lâm, đôi khi nói Obama đẹp trai vậy sau bà Michelle nhìn thô quá. Tôi cười nói nhỏ với vợ hiền — mẹ già háo sắc 🙂 . Mẹ già bao nhiêu năm này bầu cho đảng Cộng Hoà, tôi mệt quá nhưng không nói gì được; kỳ này tôi phải lên tiếng hói thẳng bả có bầu cho Trump không. Hên quá bả cũng đồng ý Trump làm quá lố.

Người Tây Tạng sắc xuất là khó thoát nạn, ông Đ. Cho nên ông có nhớ lại thì nhớ, nhưng làm ơn đừng mơ tưởng để rồi tìm những chốn đoạn trường mà đi :).Núi tuyết dân du lịch đeo ba lô đi thì đã lắm, dân bản xứ ngồi trong chồi cực ơi thì cực.

Có người, trong lúc trà dư tửu hậu, bâng quơ hỏi — không biết kiếp sau đi đâu hé ? Tôi dang phè nguười uống cà phê ngồi thẳng lên đưa mắt nhìn từ trên xuống dưới; bả hỏi bộ xem tướng hả. Tôi nói, không; thấy bộ độ đẹp định hỏi bả mua ở đâu. Rồi tôi hỏi, nếu có kiếp sau bả có muốn làm con của ông bố bả bây giờ không ? Bả gật đầu nhanh, làm chứ. Phải chăm sóc ông già chứ. ok, vậy thì ông già ở đâu bả ở đó. Vậy đế xem ông già sẽ ở đâu. Bố của bả thường ngày ăn uống cái gì, làm gì ? Bả nói thì ăn đồ VN, xem tin tức VN, v.v…. Tôi kết luận, sắc xuất cao là bà tiếp tục sanh ra và làm người VN. Bả hỏi tại sao, tôi nói ông già cái gì cũng VN hết, thì kiếp sau theo thối quen đó mà đi. Thì không cách nào đẻ tại Mỹ, đẻ tại Mỹ làm sao có đồ VN mà ăn. Vậy thì bả theo ông già thì bả sẽ ở VN thôi.

Chuyện dễ dàng.

Thợ Điện

24-07-2016, 02:38 AM

Tôi thì nghĩ là bị chơi ông Gió ,tụi soạn diễn văn đâu đến nỗi tệ vậy .Huống hồ Michelle mới nói đây mà có lâu gì đâu

Nghe ông nói thấy ghê quá ,vậy ông bà già tôi thích VN chẳng lẽ tôi lại lộn về đó nữa hé hé

Nhưng mà nhiều khi mình trả nợ bố mẹ cách đó vài đời chứ đâu có trả ngay đời trước đâu .Bố mẹ vài đời trước tôi người da đỏ nên có phần chắc lộn lại Arizona

Ông dạo này làm việc nhiều không ,cuối tuần ghé chơi

Ok, tại sao là Trump mà không phải là Hillary. Ôi giời, Obama và đảng Dân chủ đang xây dựng Hoa Kỳ thành nước CHXHCN Mỹ rồi. 8 năm là đủ. Xem Sanders tranh cử thì biết. Bỏ phiếu cho tôi, tôi cho giáo dục miễn phí, ủng hộ tôi, tôi cấp y tế không mất tiền như lên cộng sản chủ nghĩa.

Sanders “gives – cho” nhưng không biết lấy thứ đó từ đâu. Từ túi tiền của người bỏ phiếu chứ còn ai vào đây. CNXH là thế, cái gì cũng miễn phí mà không biết rằng phải có ai đó chi trả, chả lẽ in tiền. Chính phủ chỉ có trên răng, dưới nghị quyết, có cái mẹ gì mà cho. Nghe ông này nói mình thấy quen quen như loa phường Trích Sài. Bố khỉ, Mỹ cũng đòi lên CNXH, có mà 100 năm nữa chưa xong.

Mà đảng Dân chủ là chính phủ quyết định hết mọi thứ cho business, chính sách này, nghị quyết kia, có góp được gì đâu, toàn là rào cản cho người sáng tạo. Để Hillary lên cũng thế thôi. Phải bầu cho Trump. Obama với khẩu hiệu “Change – thay đổi” nhưng cuối cùng là “Change for bad things – thay đổi xấu đi”. Đả đảo đảng Dân chủ – Down with Democrats, ông Mỹ kết luận.

OK, thế tại sao ông lại bầu cho Trump. Tỷ phú Trump không phải là nhà chính trị vì ông ấy không biết politics là gì, chỉ lo làm giầu. Mà công ty chúng tôi cần tiền, cần đời sống Mỹ. Nên có chính sách nhập cư chặt hơn, không để dân Mexico thoải mái đào hầm hay buôn lậu ma túy sang Mỹ, không để dân Trung Quốc tràn sang. Phải ép Trung Quốc tới chốn luôn, ai lại để như hiện nay. Trump mà lên á, Trung Quốc cứ liệu hồn.

OK, ok, được rồi. Dân VN thích TT Mỹ bắt nạt Trung Quốc, chứ kiểu 4 tốt, 16 chữ vàng, chán bỏ mother. Nhưng Trump thì dân tôi lại ngại vì ổng đuổi hết người Việt về thì sao. Luck, có thẻ xanh nhưng lão vẫn đuổi, chẳng làm gì được. Không, có thẻ xanh mà không phạm tội chống nhân loại thì ok, không vào QH VN thì ok.

Ông than thở, Hoa Kỳ cần người hoạch định tiền, vào kinh doanh, hơn những lời nói suông. Chán cảnh các chính trị gia nói có phao rồi. Nước Mỹ yếu quá, không mạnh như VN các anh, TBT Trọng nói gì, dân nghe tăm tắp.

Hỏi liệu cú bầu này ai thắng. Bố Mỹ trầm ngâm một hồi và bảo 50-50. Nhưng ông sẽ bầu cho Trump, ông Jim bạn chị Thủy cũng thế, sẽ là Trump, chứ bà già Clinton hết thời rồi.

Trump vào Nhà Trắng rồi liệu có sang Việt Nam ăn bún chả như Obama không. Nước tôi có Ngọc Trinh ba vòng tuyệt vời, cô Kỳ Duyên tiếng Anh nói hay như tiếng Việt, hoa hậu ngày nào cũng tràn ngập trên báo. Ông Trump mà thích á, công ty chúng tôi có thừa chân dài cho Air Force One –

Bàn tán một hồi, mình muốn Trump sang Hà Nội, vào quán Khun Thái này thử xem người Việt hội nhập ngay trên quê hương mình ra sao. Nấu món Thái ở thủ đô, cô chủ mời người Mỹ bằng thứ tiếng Anh của dân Bangkok “WC for lady and lady boy – nhà vs cho quí bà và quí bà có chim”, phát âm tiếng Mỹ kiểu Hải Phòng, và hỏi ông ấy, ngon không, ngon không. Chắc chắn là ngon rồi, anh Mỹ yêu nước Việt… nhể.

roamingwind

24-07-2016, 05:44 AM

hihi…. dân VN cũng bàn luận chuyện Trunp vs Clinton quá há. ông Đ thì nghĩ sau ?

Cũng hên mẹ già kỳ này ngộ đạo 🙂 , chứ không tôi cũng không biết làm sau. Không lẽ đi cải lộn với bả. Thằng Mỹ bạn trong sở nói với tôi nó với ba nó không nói về chuyện này, nói ra là cải lộn. Một thằng Mỹ bạn khác, trong khi ngồi ăn trưa nó nói tôi nó đã ra đề nghị với người em — nếu muốn giử tình anh em qua lại mình không nên bàn chuyện chính trị nữa. Trong sở thì giử lối professional, không đem chuyện chính trị ra nói, trừ khi nào làm viẹc với nhau lâu quá lâu biết tánh nhau thì đôi lúc thỏ thẻ với nhau, còn không là chỉ nói chuyện con cái nhà cửa, công việc, v.v… Một người Mỹ khác nói với tôi nếu Trump thắng nó phải đi vào chính trị, làm sao để lật Trump xuống. Cái này người Mỹ hay, cái năng động của họ nhiều, dĩ nhiên đa số cũng chỉ muốn có công ăn việc làm sống nhàn, nhưng vxen vào đó số người năng động rất nhiều.

Thời gian này đang đọc lại cuốn The Grapes of Wrath, bác Lâm. Đọc sách thế kỷ 21 sướng thật !! Chử nào không biết là tra app từ điển trong smart phone tra liền. Tốn chừng 5 10 giấy. Không bằng thời tiền sữ — thế kỷ 20. Cuốn từ điển Webster như vầy

http://thumbs.ebaystatic.com/images/g/wbUAAOSwmtJXbuOe/s-l225.jpg

dầy vài tất, 300000 chử. Mỗi lần tra mệt phờ người. Mà đâu phải là nằm đâu tra đó được. Làm sau khiên nó vào cầu tiêu đọc sách ? Chắc bác Lâm cũng có một hai cuốn Webster dầy cộm trong nhà. Cuốn của tôi vẫn còn đó, để phòng thận. Tối trộm vào nhà khiên ném là hộc máu thằng ănn trộm.

Truyện này dựa trên bối cảnh lịch sữ mà hồi xưa trong trung học tôi cũng có học. Cuộc di dân lớn nhât của nước Mỹ từ đó đến giờ. Xảy ra vào thập niên 1930 khi không quá 10 năm liền miền đồng bằng ruộng lúa nước Mỹ bị hạn hán. Các nông dân phải bỏ nhà bỏ cữa đi dịnh cư qua các tiểu ban khác.

Bỏ xứ ra đi ai cũng giống như ai. Steinbeck tả cảnh ra đi giống hệt hồi đó mình ra đi. Những đêm trước khi đi ngồi chọn đồ noà nên đem, đồ nào nên bỏ. Đồ nào đem bán ve son. Rồi nhìn nhà mình xóm mình.

Họ ngồi nhìn và khắc sâu những hình ảnh vào ký ức. Làm sau sống khi mình không biết trước ngỏ sẽ là gì ? Sẽ ra sau nếu khi thức giậy nữa đêm mà chợt nhớ ra cây liễu không có ngoài sân ? Cây liễu không có ngoài sân, làm sau ? Làm sau sống ? Không được. Vì nó là mình.

They sat and looked at it and burned it into their memories. How’ll it be not to know what land’s outside the door? How if you wake up in the night and know — and know the willow tree’s not there? Can you live without the willow tree? Well, no, you can’t. The willow tree is you.

Sẽ ra sau nếu khi thức giậy nữa đêm mà chợt nhớ ra cây liễu không có ngoài sân ?

Cảnh đem đồ đi bán tháo bán bỏ bịghiềm giá vì nó biết mình phải bán để đi. Mầylấy đi,mầy lấy đi. Mầy lấy kỷ niệm của con gái tao. Mầy lấy những năm tháng tao lao lụng vói những con ngựa, lưởi cày này. Mầy mua niềm đau không nói được ra lời.

Cái sướng thứ nhì của đọc sách thế kỷ 21 là những dử kiện lich sữ nào, những câu nói nào mình không quen thuộc mình có khả năng tra google liền. Hôm nay đọc đến cảnh các người di dân đi từ tiểu bang Oklahoma qua California kiếm sống, tối họ tụ lại cắm trai ăn uông ngũ. Và dĩ nhiên có âm nhạc, có ai đó cầm cây guitar và hát. Đọc đến bản “I am leaving old Texas”, tôi lục youtube và có liền.

5frkVBISMS8

vậy ông bà già tôi thích VN chẳng lẽ tôi lại lộn về đó nữa hé hé

Bác Lâm để ý tôi sử dụng chử “sắc xuât cao”. Không có gì 100%, mà là sắc xuất.Vì, cái này bác Lâm dư biết, ai cũng có quyền lựa chọn…. hihi…. có đều đại đa số cứ chọn đi chọn lài những thứ mình quen thuộc thôi. Chọn vậy riết rồi quên khuất mình có quyền lựa chọn …bác Lâm sẽ lựa gì 🙂 . Theo hai bác, hay theo ai khác ?

Nhưng mà nhiều khi mình trả nợ bố mẹ cách đó vài đời chứ đâu có trả ngay đời trước đâu

bác xem đó là trả nợ. Tôi xem đó là lựa chọn … hi hi… lựa chọn thì có quyền cân nhất, tuỳ theo tình thế — ai cần trước thì mình làm trước.

Thợ Điện

24-07-2016, 06:15 AM

Ông Gió viết về văn học đọc thích quá ,ông quả có cái nhìn tinh tế chộp ngay những chi tiết đắt giá ,mà ông dịch cũng hay nữa ,không kể sự am hiểu ngôn ngữ của người sống hầu như cả đời ở Mỹ rồi mà còn phải có sự cảm thụ văn học sắc bén nữa

Ra đi nào mà chẳng buồn bã ,vài cái ra đi trong văn học sử làm thốn lòng mình như trong la vingt cinquième heure đêm ấy Morris ra đi ,cha cố đã già không còn đi được nữa ông mang một cái va ly qua nhà Morris và nói – Ta đã quá già nhưng con hãy cho nó đi theo .Ta không muốn thấy nó chôn đời ở thị xã hẻo lánh này

Ông đọc Chuyến tàu trên sông Hồng chưa ? Gần một thế kỉ rồi mà Mai Thảo viết ngôn ngữ Việt diễm ảo lai láng thế này

Hình dung thấy chuyến đi đó, trên con tàu, trên Hồng Hà. Đêm trên sông lớn trải khắp bốn hướng mênh mông. Đứa nhỏ ríu mắt gục xuống cái mũ trắng trên đầu gối, thiếp đi. Bỗng nó bàng hoàng thức dậy. Con tàu ngược dòng như lãng đãng trườn đi trong khói sương và chiêm bao mơ hồ. Rồi là một hồi còi. Từ cái đỉnh ống khói, tiếng còi được ném lên vòm trời khởi sự là một thứ âm thanh đặc quánh hơn nước, tiếng còi vụt lên thật cao, còi rùng mình rồi phóng về hai phía, vẽ lên, bằng cái âm thanh ngân ngân vang vang kỳ lạ của nó tất cả những bờ bãi, những cuối mỏm, những đầu ghềnh, những khúc quanh, những ngã ba nhạt nhòa trong bóng tối. Tiếng còi vang động một vùng làng xóm ngủ thiếp, lọt vào những cánh cổng đóng kín, lan tới những khoảng sân vắng, những cái bếp tro than nguội lạnh, những bờ ao kín đặc trong sương, tự lòng sông chuyển cả không gian mịt mùng, chuyển cả thời gian thăm thẳm, chuyển những vì sao lạc, những ánh trăng suông, cái điệp điệp trùng trùng của trường giang, cái mênh mông ngút mắt của bãi bờ, của cửa biển, của khơi xa, của núi rừng vào những làng xóm, làng xóm trùm kín lấy, và lắng đọng bồi hồi mãi mãi. Con tàu đi vào một khúc sông khác. Nhưng tiếng còi đêm còn lại, vĩnh viễn, với Hồng Hà. Đứa nhỏ nghe tiếng còi và tiếng còi bao nhiêu tháng năm sau này, còn ám ảnh thần trí nó, kết tinh thành cái âm thanh của tuổi nhỏ mất dần từ một đêm bỏ làng ra phường phố. Lớn lên, đi qua một con sông nào, dừng lại ở một bến tàu nào, đứng ngắm một dòng nước nào, trong đầu óc đứa nhỏ lại nổi dậy cái âm thanh não nùng lê thê của tiếng còi trên dòng sông Hồng của một chuyến đi tuổi nhỏ. Cúi đầu xuống và nhắm mắt lại mà theo dõi cái âm thanh không bao giờ mất ấy trong dòng hồi tưởng, nó lại như thấy vẽ ra trước mắt con tàu cũ, cái bến xưa, và tất cả những hình ảnh của một tuổi nhỏ chới với như một cánh bướm ma ẩn ẩn hiện hiện trong sương mù quá khứ. Đó là đợt gió lùa vào tiềm thức. Tiếng nức nở của tuổi thơ. Tiếng thở dài của quá khứ khi hình hài và tâm hồn nó bây giờ đã đổi khác. Đó là âm thanh khởi đầu cho một trình tự hồi tưởng xa thẳm, khi nó muốn nhỏ lại như tuổi nào, để được ngậm một cọng rơm tươi, chạy miết trên những con đường đồng dẫn đưa vào thiên đường cũ.

Hồi tưởng lại một buổi sáng nhợt nhạt. Con tàu ghé bến Hà Nội rồi. Phường phố lớn chập chùng. Đứa nhỏ bàng hoàng đi lên. Và con sông Hồng, và tiếng còi và chuyến tàu đã bỏ lại sau lưng cùng tuổi nhỏ.

ChienKhuD

24-07-2016, 12:01 PM

Hé hé vợ tôi cũng háo sắc không kém chồng đây không khen mà cứ khen Obama đẹp trai hoài. Dân ở đây cũng bàn thường xuyên về chuyện Trump vs Clinton. Tôi thấy ủng hộ Trump giống như cảm giác lâu lâu muốn bỏ nhà đi rong vậy, biết chắc sẽ hít bụi nhưng lại mong thấy những cảnh lạ. Mà bây giờ lắm người muốn như vậy.

roamingwind

25-07-2016, 12:13 AM

Mai Thảo viết cái đó đọc đã thật, bác Lâm. Đọc từ từ chầm chậm, hình ảnh dựng lên trong đầu; như mình đứng có đó, theo tiếng còi tàu lan qua, chần chừ từng chổ, làng xóm nhỏ.

Hồi xưa tôi không thể đọc được như vậy. Vì lúc đó đọc để cho biết ý truyện thôi.

roamingwind

26-07-2016, 12:35 AM

Chà nguy quá bác Lâm. Tụi hacker phanh phui email của trung ương đảng Dân Chủ, có chứng cớ là trung ương đảng đã thiên vị Clinton hơn bố già Sanders. Lộn xộn rồi.

Bà Clinton làm sau thì làm; bả mà để Trump lên tôi bắt đền !! Trump mà lên thì có vấn đề. Trước nhất là tôi có vấn đề — không lẽ tôi bấm quẻ lộn ? 🙂 Tôi bấm quẻ lộn thì cái nhìn của tôi có vấn đề. Lại phải xách chân lên giò ngồi nhìn tôi lại. Mệt thật.

Mấy cái này chỉ trà dư tửu hậu với bác và ông Đ, nói với thiên hạ họ bỏ tôi vào nhà thương điên … hihi….

Thêm một đảo ít dân cư, bên Ireland, đang dụ dổ dân Mỹ định cư qua đó nếu Trump thắng …http://www.huffingtonpost.com/entry/inishturk-donald-trump_us_577f1d74e4b0344d514eb85e

Không lẽ tôi phải một đời lên thuyền xuống thuyền hai lần. Mệt thật !!

Thợ Điện

26-07-2016, 05:55 AM

Người ta trong nước mới chạy chứ ông ngoài nước rồi còn chạy đi đâu

https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/07/h1525.jpg?w=786&h=590

Liên Hợp Quốc cho biết,Trong hăm lăm năm quaHai triệu sáu người ViệtĐã rời bỏ quê cha

Sang nước khác sinh sống.Hầu hết là người giàu.Chưa kể cũng không ítPhụ nữ đi làm dâu

Và làm công nhân xuất khẩuSống chui lủi không về.Đó là một sự thật,Cay đắng và nặng nề.

Vậy là đi, đi hếtNhững người có khả năng đi.Để lại câu hỏi khó –Vì sao và làm gì?

*Tàu chìm thì chuột chạy.Phải chăng tàu đang chìm?Con tàu của đất nướcÔi phải chăng đang chìm?

*Theo một tài liệu mật,hồ sơ Panama,Có một trăm tám chínNgười giàu của nước ta

Đã có sẵn hộ chiếuỞ Mỹ và Tây Âu.Những con chuột béo úĐang sắp sửa rời tàu.

Chúng, doanh nhân thành đạt?Không, chỉ những thằng hèn.Những doanh nhân thất bại,Dù có cả núi tiền.

Vậy là chúng bỏ chạy,Bỏ lại phía đằng sauNhững đồng loại khốn khổSắp chìm cùng con tàu.

Chính chúng, chính bọn chúngVà bạn chúng, quan tham,Bao năm nay gặm nhấmLàm chìm tàu Việt Nam.

Giờ thì chúng bỏ chạy,Cả quan, cả doanh nhân,Quên những lời chúng nóiVề đất nước, nhân dân.

Vậy là đi, đi hếtNhững người có khả năng đi.Để lại câu hỏi khó –Vì sao và làm gì?

*Tàu chìm thì chuột chạy.Phải chăng tàu đang chìm?Con tàu của đất nướcÔi phải chăng đang chìm?_________________

NHỮNG NGƯỜI Ở LẠI

Trẻ, đua nhéu du học.Học xong không quay về,Bỏ lại cánh đồng cháy,Xơ xác những làng quê.

Quan, những người cách mạng,Lặng lẽ tích đô-laĐể thành công dân Mỹ,Tây Âu, Canada.

Doanh nhân, chưa bị giếtBằng sưu thuế nhiễu nhương,Cũng lặng lẽ chuẩn bịĐể mai mốt lên đường.

Vậy là đi, đi hết,Những người có khả năng đi.Ta, những người ở lại,Đang thử hỏi còn gì?

Còn lại một núi nợ,Một xã hội trái chiều.Những câu khẩu hiệu đỏVà một mớ giáo điều.

Một môi trường hủy diệt.Một đất nước, người dânMất niềm tin, ngơ ngác,Đành tin vào thánh thần.

Một dân tộc bất lựcNhìn cái ác lên ngôi.Bất lực chịu ngang tráiVà đạo đức suy đồi.

Có lẽ rồi đi hết,Những người có khả năng đi.Ta, những người ở lại,Bất chấp còn lại gì.

Ta sẽ tiếp tục sốngVới đúng nghĩa làm người,Trên mảnh đất tiên tổĐã gây dựng bao đời.

Dẫu sao, ta vẫn cóHy vọng và đôi tay.Vậy thì ta chung sứcVực dậy non sông này.

ChienKhuD

26-07-2016, 10:09 PM

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/How.JPG

Ông Gió còn có đường đi chứ tôi còn biết đi đường nào đây…

roamingwind

26-07-2016, 10:56 PM

Tiến thoái lưỡng nan hả ông Đ. 🙂

Thợ Điện

27-07-2016, 12:10 AM

Tiến thoái lưỡng nan hả ông Đ. 🙂

[Tiến thoái lưỡng nanđi về lận đậnNgày xưa lận đậnkhông biết về đâu !

Về đâu cuối ngõ ?Về đâu cuối trời ?Xa xăm tôi ngồitôi tìm giấc mơXa xăm tôi ngồitôi tìm lại tôi …

Tiến thoái lưỡng nanđi về lận đậnNgày nay lận đậnLà … giọt hư không

5YDRTqotWK8

roamingwind

27-07-2016, 12:55 AM

À Lã Bố của ông Phi.

Tuần trước, không biết bị gì, chấc tại trời mùa hè nóng quá (bên bác Lâm có nóng không ?), vợ hiền nghe đi nghe lại bài Lời Người Ra Đi do Khánh Ly hát:

yp_JdV-iSWk

tôi nghe ngứa lổ tai nói — em nghe nhạc tuyên truyền làm gì vậy ? Chưa bao giờ nghe ai tiển người yêu ra trận mà nói vậy hết. Hỏi mấy dì em xem.

Vợ hiền cười nói: nhưng bả hát hay quá. Vợ hiền nghe nhạc chỉ biết hay hoặc dở. Đôi lúc ngồi nghe đi nghe lại mấy bản nhạc Pháp, mờ đâu hiểu on-đơ gì đâu (tôi thì cũng không hơn gì, nhưng ít nhất cũng hiểu on-đơ 🙂 )

roamingwind

29-07-2016, 08:55 AM

Tối hôm qua bác Lâm có xem, hoặc nghe, bố già phó Tổng Thống Joe Biden đọc diễn văn không ? Hồi đó đến giờ khen tài ăn nói thuyết phục của Obama, bây giờ mới biết Joe Biden cũng không vừa gì. Kinh thật. Giọng khi lên khi xuống, khi nhè nhẹ lấy lòng, khi mãnh liệt đẩy mạnh.

VrqytOmytKo

Ngồi xem chợt nghĩ đến VN, thói quen 🙂 — có lảnh đạo nào phải ra đứng nói chuyện với dân như vậy không ? Để trưng ý kiến của mình và xin dân cùng theo. Các ông xem, không cần hiểu tiếng Anh. Xem gương mặt của ông Biden — bao nhiêu tâm huyết tấm lòng cho ra hết.

Ổng chơi Trump một câu rất hay, về những lời Trump lo cho giới trung lưu nước Mỹ — that’s a bunch of malarkey. dịch vừa vừa đúng nghĩa malarkey thì “nhũng lời tầm bậy.” Tôi đã phải tra google chử malarkey này mới hiểu xác nghĩa. Hôm nay đọc tin mới biết mình cũng không phải tệ tiếng Anh lắm, vì sau bài diễn văn tỉ lệ thien hạ tra chử này nhảy vọt lên 17000 lần !! Chử này nhóm dân Mỹ góc Irish thường sử dụng (ông này từ gốc người Irish).

Bà Clinton làm gì thì làm; có ba ông cố vấn — Obama, Biden, và chổng bả — như vầy mà không xong chuyện này thì hết ý.

ykm

29-07-2016, 09:53 AM

Chào các bác và cả nhà!

Không biết có phải tui là người quá “tiêu cực” hay không mà mặc dù không thích ông Trump lắm nhưng tui cũng không thích… phụ nữ lãnh đạo.Không biết các bác thế nào chứ tui thấy dưới quyền phụ nữ “khổ” lém…heheee.

Hết Đức đến Anh rùi bấy giờ tới Mỹ sao…???

roamingwind

29-07-2016, 10:52 PM

Cái đó là vì không quen thôi ông Y. Tôi nhớ hồi nhỏ thích đọc truyện chưởng, truyện nào có nhân vật chính là phụ nữ thì tôi không đọc. Sau này lớn lên bên Mỹ nhìn chung quanh có cô các bà mình gặp từ trong nhà ra xã hội. Thường thì ai cũng năng động, hoạt bát; làm chức nhỏ chức lớn gì xử sự cũng không khác gì mấy ông.Thấy riết, nghe riết không, ý nghĩ đó đi mất tiêu hồi nào không hay. Thành ra hoàn cảnh xả hội có phần ảnh hưởng.

Thợ Điện

29-07-2016, 11:42 PM

Tôi thì trái lại với ông Y ,cái gì có phụ nữ mới thích nhiều đàn ông quá không thích .Cũng giống ông Gió ,thường xuyên lĩnh vực phụ nữ tuyệt vời ,đàn ông thì không coi trọng lắm hơi khinh khinh nhất là đàn ông nhỏ nhen ,hẹp hòi

Đàn ông phải như ông Tý chăm sóc cả bầy gái gú ,đứa nào cũng cho vào mùng hết mà vẫn không xuể .Ngày trước thấy vắng hay hỏi nhưng bây giờ thì thôi vì biết ông bận chăm sóc gái .Đó là việc thiêng liêng nhất trong đời người đàn ông

Đố Huyền biết tại sao bác thích cô ca sĩ này ,thích đến mê mẩn cả người

sOI8ae3Lub8

huyenmapu

30-07-2016, 02:07 AM

Cháu chịu bác ơi :tlkhocloc . Cô gái ấy giọng mạnh mẽ và đôi mắt sắc hoang dã vậy khó quá đi bác….

ChienKhuD

30-07-2016, 02:32 PM

Dạo này tin tặc lộng hành quá. Trước giờ cứ nghĩ mình nghèo chẳng ai thèm ngó nào ngờ mới hôm qua bị nó đánh sập 2 sân bay. 400K tài khoản khách hàng VIP bị lộ. thường xuyên trang web chính phủ, giáo dục cũng bị sập luôn. Cứ ham rẻ xài hàng tầu giờ mới thấy khổ.

Bên US mấy ông cũng không yên. Nghe đâu hacker hưởng ứng kêu gọi của lão Trump tấn công đảng Dân chủ te tua. Bí mật đen tối của bà Clinton, vốn bị FBI ém nhẹm, mà bị lộ là tàn đời cả đám.

Giải trí tí. Có ông nào nhìn thấy hình em bé ở bức tranh này không? Tôi thì chịu nhìn kiểu nào cũng không ra…

http://c1.f41.img.vnecdn.net/2015/10/14/hallucinations-2-8831-1444812763.jpg

Thợ Điện

02-08-2016, 06:16 AM

Ở Mỹ khó mà vào nhà ai lắm ông D ,không như ở VN thích ai hay mời về nhà

Nhà nơi đây là thế giới riêng tư ít muốn người khác nhòm ngó vàoNhà Mỹ thì càng trống trải càng tốt ,không gian đóng một vai trò quan trọng ở đây .Nhà VN trái lại càng nhiều đồ càng tốt ,họ thích sự chật hẹp

vì vậy mới có garage sale ,có những món đồ vài chục đồng mua về không thích bày ra garage bán 1 đồng cho rộng chỗ dù rằng chưa bóc tem .Cách tiêu xài của người Mỹ rất hoang phí và độc đáo nhưng đó là một cách kích thích kinh tế .Ví dụ lâu lâu thấy sức mua bán chậm chính phủ lại móc túi cho mỗi gia đình nghèo khắp nước Mỹ mỗi nhà một ngàn để xài chơi ,nhưng họ biết dân họ có 1K thì phải xài thêm 2 hay 3K nữa .Thế là kinh tế lại đẩy nhanh tăng ồ ạt chi tiêu

Còn một loại sale nữa gọi là estate sale .Bố mẹ mất đi để lại cho con ngôi nhà cùng tất cả vật dụng trong đó .Thế là treo bảng cho mọi người đến mua ,bán hết không chừa món gì ,bán không hết thì gọi nhà thờ đến cho từ thiện .Ông D cứ vào nhà đồ đạc nguyên si ,thích món nào lấy món đó ra tính tiền ,đồ thường thường gia dụng như lò vi ba , máy nướng bánh mì máy hút bụi thì 1 đồng ,ngon hơn thì 5$ hoặc tuỳ theo .Tôi thứ 7 chủ nhật không đi chơi bài cũng hay lang thang tìm đồ cổ hay đồ chơi

Đang phân vân vì Tết về chơi khá lâu xong rồi qua Úc thăm mấy thằng bạn .Đi lâu mà không có đàn chơi cũng buồn ,mang đàn xịn mười mấy K theo cũng được nhưng lang thang khách sạn phòng trọ lại sợ bị chơi mất ,đàn dở thì mình không có với lại chơi không thích .Tiêu chuẩn là đàn không giá trị mấy mà phải chơi ngon

May thay chủ nhật vừa rồi lang thang estate sale thấy cây Cordoba 40R loại này thông thường chỉ khoảng 1.5K thôi ,cũng không mặn mòi lắm nhưng cũng ngồi xuống thử .Quá đã!

kêu rất ấm mà chỉ có 500$ quá khoái chộp ngay không thèm cò kè,có cái phải so kè có cái phải chơi luôn .Ai biết được trong đám gái quê kia có mỹ nữ

Cho ông xem hình cái thùng đúc bằng fiberglass không cũng phải 200$ luyến tiếc gì nữa Handcrafted in Spain không phải sản xuất hàng loạt là ok

http://images.craigslist.org/00y0y_4IYkb3CO3Fe_600x450.jpg

https://images.craigslist.org/01111_eQiOtS1xVyd_600x450.jpg

thanghong

02-08-2016, 09:57 AM

Cái đàn chất quá, À em thấy đánh cái đàn classic hay acoustic( loại 14 phím) nó trẻ hơn huynh nhỉ chơi những lúc vui nó đã lắm!

Thợ Điện

02-08-2016, 10:42 AM

Đàn 14 phím hay 12 phím gọi là Requinto acoustic .Đúng như Long đệ nói ,âm thanh cao vui nhộn hay sử dụng trong dàn nhạc đệm hát nghe rất đã .Long đệ để ý ông bên tay trái đệm và chạy nốt cứ gọi là ngọt lừ

I3Kh_c8jPTM&index=2&list=PLF606AFDDA3232BED

Âm nhạc quyến rũ thật Eretha cất tiếng hát mà Obama phải chảy nước mắt sau vài câu Lời bài này buồn lắm Long đệ Nhìn ra ngoài mưa buổi sáng ,chợt cảm thấy rã rời khi biết rằng lại sắp một ngày nữa.Trời ơi

Looking out on the morning rainI used to feel so uninspiredAnd when I knew I had to face another dayLord, it made me feel so tired

XHsnZT7Z2yQ

ChienKhuD

02-08-2016, 12:58 PM

Bão số 2. Sáng dậy đã thấy trời mưa, rã rời nữa một ngày…

Cây đàn nhìn ham quá ông Thợ. Lần này ông Thợ sắp xếp về chơi lâu lâu một tí. Đúng là tuổi già có cái sướng riêng: tự do. Nhưng cũng tùy người, như ông Tý đã gần 60, con cái thành đạt hết rồi mà ông ấy vẫn phải đi học rồi làm thêm tiền nuôi vợ. Số ông ấy nảy sinh là để dành cho gia đình, trước vợ con sau tới cháu nội-ngoại không lúc nào rãnh được.

Tôi chắc phải 20 năm nữa khi mấy nhóc tì lớn hết rồi mới được tự do. Giờ 1 mình nuôi 4 miệng ăn nên còn lận đận. Với lại hồi xưa ham hố lấy vợ trẻ quá, lén vợ mua đàn xịn về nàng đập bể mất vì cái tội tối ngày ôm đàn mà quên ôm vợ hè hè.

Ông Long có cây acoustic nhìn ngầu lắm lại thêm cái capo để chỉnh tone đúng là dân chuyên nghiệp. Tôi cũng khoái đệm hát nhưng không có nhiều bạn nên chỉ nghêu ngao được 1-2 bài.

ykm

02-08-2016, 02:01 PM

Tôi thì trái lại với ông Y ,cái gì có phụ nữ mới thích thường xuyên đàn ông quá không thích .Cũng giống ông Gió ,thường xuyên lĩnh vực phụ nữ tuyệt vời

Bác Thợ hiểu nhầm ý em “gùi”, đàn ông ai mà không thích phụ nữ. Em chỉ không thích phụ nữ lãnh đạo mình thôi – họ khó đoán lém heheee…

Ah, mà bác Thợ có vẽ tranh hay hội họa “rì” không??? Đọc ở đây thấy bác Cầm-Kỳ-Thi rồi còn thiếu: Họa (hội họa, nói cho rõ không có ai lại nói em “trù” bác hihiii..).Bác đúng là “hàng hiếm” có khi cả đời chỉ gặp một vài người. Ngày xưa lúc em còn làm trong Nhà nước có ông xếp kia gốc tư sản Hà Nội (nghe đâu như là Nhà in Lê Vân gì đó, không rõ lắm…), ông ấy có cái phong thái hay lắm không phải khách sáo, không phải suồng sã… không biết diễn tả thế nào nữa hay là các cụ xưa hay gọi là ga-lăng kiểu Tây cũng không biết, nó gần giống như câu của cô Huyền là “kẻ thực sự hào hoa KHÔNG tiêu đồng nào vẫn thấy thích” ấy heheee nói chung là các bà các cô cứ là mê tít – mới đó mà gần 30 “nem” rồi…

Chúc cả nhà một tuần NO KHỎE (NO – tiếng Việt nhé heheheee…)!!!

Thợ Điện

02-08-2016, 10:36 PM

Khi trước cũng có thống kê bác Y ,tập vẽ đủ trường phái từ siêu thục đến lập thể ,cả thuỷ mặc của tầu cũng ráng mó tay vào .Nhưng, rốt cuộc phải thở dài nhận ra mình không có tí tài năng nào dù đã cố gắng hết sức .Nghệ thuật kể ra cũng khó bác .Đời người ai cũng có thể làm được một hay hai câu thơ hay ,nhưng đến câu thứ ba mà không có tài năng là nghe thối ngay .Không ngửi đựoc !

Ông D có những quan niệm hết sức sai lầm ,ngay bây giờ giác quan còn minh mẫn ,thời gian còn nhiều không hưởng thụ tự do mà còn chờ 20 năm nữa làm gì .Con cái lớn lên không nghe lời mình ,hư hỏng rồi ông ngày đêm sầu khổ rồi còn hưởng cái gì nữa ,chưa kể bịnh tật dày vò thân tứ đại này

Ông không nghe thơ sao

Con ta không phải của taNợ nần của nó mới là của ta

Ông thấy ông Tý không .Hồi đó lấy đại con nhỏ bán bánh mì ở Phoenix có phải đời sướng rồi không bày đặt tự cho mình là Romeo chạy tuốt qua Na Uy lấy một kiều nữ to con rồi bây giờ quần quật suốt ngày .Lâu lâu lại phải đưa nó đi du lịch

ChienKhuD

02-08-2016, 11:23 PM

He he cảm ơn ông Thợ đã khai ngộ

Hai mươi năm nữa biết còn khôngCái nợ trần ai há trả xongThôi kệ bây giờ chơi tới bếnMai sau có được xác phiêu bồng…

Mai tôi sẽ từ biệt bà nhà bảo rằng lên đường lưu linh theo ông Thợ Điện :).

Thợ Điện

03-08-2016, 12:14 AM

He he cảm ơn ông Thợ đã khai ngộ

Hai mươi năm nữa biết còn khôngCái nợ trần ai há trả xongThôi kệ bây giờ chơi tới bếnMai sau có được xác phiêu bồng…

Mai tôi sẽ từ biệt bà nhà bảo rằng lên đường lưu linh theo ông Thợ Điện :).

Chớ thế! không nghiêng hẳn bên bào ,chơi có chỗ của chơi ,nuôi con nuôi vợ cũng có cái chỗ riêng của nó .Ông lạc vào biên kiến e không tốt

Hồi đó tôi nuôi thằng ông mãnh nhà tôi khổ biết mấy ,xong trung học tự nhiên không học nữa bỏ đi làm tay chân .Tôi vừa cay đắng vừa đau khổ ,năn nỉ lậy van vô ích cứ làm điều nó thích ,tôi chỉ còn cách cuốn theo chiều gió cùng nó để hy vọng nó đừng sa ngã ,nó đua xe ép tôi mua xe tôi cũng mua với khó khăn đi đua phải cho tôi đi theo .Nó thì cười khoái trá chạy hết tốc độ đua với bạn bè ,bố ngồi bên cạnh thì cứ tụng chú vajrayogini mantra ,đua tới 3 giờ sáng mới về nhà .Bố ngồi ngủ gục lấy sức mai đi làm .Nhìn cảnh đó một cách tự nhiên nó thay đổi ngay ,bỏ hẳn đi chơi quay lại đại học .Nó cũng dân IT như ông cũng ra MS ,đang đi làm và học tiếp PhD .Chắc ông mãnh hối hận muốn có cái gì để bù lại cho mình

Tháng Mười nếu nó đi công tác ở Nhật tôi nói nó ghé VN gọi cho ông để anh em biết nhéu .Nó mặt trắng ngồi đầu bàn đang họp với tụi Mẽo .ông thích nói chuyện với nó bằng tiếng Anh hay tiếng Việt cũng ok .Nó nói tiếng Việt không ai nghĩ nó ở Mỹ hết .Thuở bé tôi cho lên chùa học hết lớp 12 tiếng việt,rành các truyện Bảy viên ngọc rồng ,Doremon ,Hermann , hồi tôi về VN mua hết sách truyện Nguyễn nhật Ánh ,truyện tranh cho nó đọc

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_02881_zpsclruceyq.jpg

vietnamvisa

03-08-2016, 11:39 AM

Tôi không đồng quan điểm với mấy bồ đâu, ông phó Tổng Thống Joe Biden đọc diễn văn hay hơn Việt Nam đâu. Mấy ổng diễn giỏi hơn. Việt Nam mình có người tận tâm là được. Bằng chứng Việt Nam mình là nước an toàn nhất thế giới

ChienKhuD

03-08-2016, 02:03 PM

Ông ấy cười y chang ông Thợ. Ông Thợ có cách giáo dục hay quá, không đánh mà tự đau sau này phải theo ông học hỏi để trị mấy cô ở nhà rồi.

Vừa rồi trả bài cho thầy Dũng thầy bảo sao tiếng đàn hồi xưa khô khốc giờ nghe ướt át quá vậy. Tôi cười hè hè bảo trời mưa mà thầy, đường xá ướt nhem nên lòng cũng ướt theo. Chơi classic thú vị quá, thường xuyên bài đánh đi đánh lại cũng bao nhiêu nốt đó nhưng lại cho ra giai điệu khác, đúng ra là mình chơi chưa tới nên không làm bật lên được cái đẹp của bài. Chợt phát hiện ra rằng xưa giờ mình đánh toàn tầm bậy khà khà. Chơi vậy mới thú vị chứ.

roamingwind

06-08-2016, 11:51 PM

Chợt phát hiện ra rằng xưa giờ mình đánh toàn tầm bậy khà khà. Chơi vậy mới thú vị chứ.

Hồi xưa ông đáng tầm bậy vậy mà hồi đó ông cũng phê lắm, phải 0 ?

Tôi nhớ hồi xưa mới qua Mỹ ăn hamburger trong McDonald dưới một đồng một cái. Rất là mê. Nhớ lúc đó thằng em có sinh nhật chỉ đòi được vào McDonald ăn bánh BigMac của McDonald. Ngon ơi là ngon.

Bây giờ ăn bao nhiêu cái lạ cái ngon khác. Cái phê cũng vậy. Lạ thật lạ :)Cái vui nó rất bình thường.

Bằng chứng Việt Nam mình là nước an toàn nhất thế giới

Bỏ ra vài chục giây đi kiếm thống kê trên google là ra liền trình độ an toàn của các nước trên thế giới.

Có lần có người quen từ VN qua. Tôi dẫn vào tiệm bánh mì nói: bánh mì tiệm này VN làm không bằng, nó từ Âu Châu qua. Người Âu Châu ăn bánh mì như mình ăn cơm nên bánh mì họ làm nghệ thuật lắm. Đủ loại hết. VN chỉ biết đến baguette của Pháp đem qua thôi. Nói vậy rồi người đó tự ái dân tộc.

Mình chỉ cần nhìn sự kiện thôi, rồi mình có khả năng chọn lựa.

Thợ Điện

07-08-2016, 01:53 AM

Ông Gió nói đúng ,ông đã trải đời nên nhận định rất sắc xảo .Nói cho cùng hạnh phúc tuỳ tầm vóc ,hoàn cảnh từng người ông ạ .Lại còn vấn đề thời gian nữa ,khi bé ông sướng kiểu khác có tuổi rồi lại chịu kiểu khác .Nay thích nhạc này mai lại thấy nó tầm thường ,khát vọng không bao giờ thoả .Đó là bí mật của thiền định ,chỉ cần chút xíu khao khát thôi tất nhiên sự yên lặng không bao giờ đến

Hôm nay post tặng ông thiên nghi vấn sử liệu bao nhiêu lâu nay đã toành hoành .Người thắng cuộc trở thành vô danh trong giới pianist thế giới kẻ thua cuộc trở thành một tên tuổi vĩ đại .Chúc ông cuối tuần vui

X8mBf3sJteQ

Vào trung tuần tháng Ba tại một vài thành phố ở Israel sẽ có các buổi biểu diễn của nghệ sĩ piano người Croatia-Serbia Ivo Pogorelich – một trong những nghệ sĩ diễn tấu khác thường nhất trong thời đại chúng ta, một nghệ sĩ mà có những người khen ngợi hết lời, còn những người khác lại mắng nhiếc thậm tệ.

Sự nghiệp quốc tế của ông đã khởi đầu từ một vụ xì-căng-đan tại cuộc thi Chopin ở Warsaw vào năm 1980. Pogorelich khi đó đã không lọt vào vòng chung kết, và ủy viên hội đồng giám khảo Martha Argerich đã bỏ ra về để phản đối, sau khi tuyên bố hội đồng đã loại một thiên tài. Chàng trai 22 tuổi Pogorelich khi đó đã từng đoạt vài giải thưởng, nhưng chính sau trận thất bại tại Warsaw mà ông đã được mời biểu diễn tại Carnegie Hall ở New York.

Những buổi hòa nhạc hôm nay của Pogorelich cũng không bình thường ngay từ bề ngoài. Ông bắt buộc phòng hoà nhạc phải chìm trong bóng tối, chỉ có phím đàn là được chiếu sáng. Các tempo ông chọn, và ngay cả cách phân câu, đôi khi có vẻ rất quái chiêu. Nhưng không ai có thể dửng dưng trước lối chơi của ông.

Nghệ sĩ bậc thầy này đã nói chuyện với tôi qua điện thoại từ Lugano (Thụy Sĩ), nơi ông hiện đang sống. Tôi nghe thấy cả tiếng đàn grand piano. Rõ ràng tôi đã làm gián đoạn buổi dạy của ông với ai đó. Ông hơi cáu, trả lời nhát gừng, nhưng đôi khi nổi hứng và bắt đầu nói chuyện …

Ông thấy đâu là mục tiêu lý tưởng của các nghệ sĩ biểu diễn – thể hiện mình thông qua âm nhạc của người khác hay là làm một phương thuận tiện truyền tải những ý tưởng của nhà soạn nhạc?

Bản nhạc chỉ là những ký hiệu chết. Nhiệm vụ của tôi là đưa vào một cái gì đó sống động.

Và Vì vậy mà đôi khi phải bỏ qua các chỉ dẫn của tác giả?

Tôi có cách ứng xử chuyên nghiệp đối với bản nhạc. Chính trong chuỗi kết nối liên tục “thầy – trò”, tôi là đời thứ 5 tính từ Liszt và đời thứ 7 tính từ Beethoven (Aliza Kezeradze – bà giáo không chính thức tại Moscow, sau đó là vợ của Pogorelich, người đã vì ông mà bỏ cả gia đình để chạy từ Liên Xô sang phương Tây – là chút của Liszt tính theo hệ sư phạm. V.L.).[1] Tôi thuộc trường phái piano Tây-Âu Nga.

Có nghĩa là ông cho rằng mình đã lĩnh hội được những bí mật đọc hiểu các bản nhạc một cách chính xác qua truyền thống truyền nghề bằng miệng?

Tôi không “cho rằng“, mà đó là một thực tế lịch sử.

Cách đây 2 năm, ông đã đòi ban lãnh đạo cuộc thi Chopin phải công bố biên bản các cuộc họp của hội đồng giám khảo năm 1980. Đó là cái gì vậy, một sự báo thù muộn màng chăng?

Họ mời tôi làm giám khảo. Và tôi bắt buộc họ công bố điểm số của cuộc thi năm 1980.[2] Tại cuộc thi đó đại diện của Liên Xô đã cho tôi 0 điểm.[3] 0 điểm! Như thể tôi không hề chơi đàn tí gì! thuận tiện đây nói luôn rằng, khi đó, không chỉ một mình Martha Argerich không tán thành. Cuộc thi đã bị gián đoạn 48 tiếng đồng hồ. Chỉ sau khi có sự can thiệp của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Ba Lan, người ta mới thuyết phục được các ủy viên giám khảo ở lại, những người trước đó đã tuyên bố bỏ Warsaw ra về. Riêng Argerich là vẫn không chịu khuất phục. Tôi cho rằng nếu bạn là một giám khảo và chấm điểm các thí sinh, bạn phải chịu trách nhiệm về cách đánh giá của mình. Hãy cứ để họ công bố! Có Trời mới biết được cái gì hiện đang diễn ra ở đó. Đem trao giải thưởng chủ yếu cho những người từ Viễn Đông…

Ồ, chẳng riêng gì ở đó đâu!

Và tại Nhạc viện Moscow, Sergei Dorensky[3] có thời đã nhận thí sinh không cần thi tuyển từ những đối tượng mà cha mẹ họ có thể hối lộ ông ta một viên kim cương ít nhất 4 carat.[4] Và Vera Gornostaeva[5] cũng đã làm như vậy, thêm vào đó, còn làm việc cho KGB[6] …

Hay thật, làm thế nào mà ông có được những thông tin chính xác như thế?

Từ Moscow. Thôi được, cái đó chẳng thú vị gì, bạn hãy hỏi câu tiếp theo đi.

Ông có vẻ dị ứng với các cuộc thi piano. tuy nhiên, có lần ông đã tổ chức một cuộc thi của riêng ông.

Đúng, vào năm 1993. Cuộc thi đó đã có một giải thưởng tiền mặt rất cao và thường xuyên sáng kiến những loại. Ví dụ, không hạn chế tuổi tác. Thoạt tiên, người dẫn đầu là một nghệ sĩ dương cầm từ Đài Loan Edith Chen (cô này nay đã đổi tên thành Gwhyneth Chen). Khi cô ấy gửi đĩa thu âm tới vòng sơ tuyển, chơi concerto số 3 của Rachmaninov với dàn nhạc giao hưởng Đài Bắc, tôi không tin rằng ở tuổi 19 lại có thể chơi được như vậy, và đã yêu cầu phải có xác nhận chính thức danh tính của bản thu âm. Và tôi đã có xác nhận đó. Nhưng trong quy trình của cuộc thi, nghệ sĩ piano đồng thời là nhà soạn nhạc người Úc Michael Kieran Harvey đã trình diễn một sonata mà Carl Vine vừa viết tặng anh hay đến nỗi bà vợ nay đã quá cố của tôi, khi đó là chủ tịch hội đồng giám khảo, bắt đầu vỗ tay, mặc dù ban giám khảo cần giữ vẻ ngoài bình thản. Thế là phải chia đôi giải thưởng. Mỗi người trong họ nhận được 75 ngàn USD. Tôi rất tự hào về những người thắng cuộc của mình. tiện thể nói luôn, tháng 12 năm tới, tôi sẽ tổ chức tại Lugano và Locarno một series 6 buổi hòa nhạc. Sẽ có 4 buổi hòa nhạc trình làng các nghệ sĩ mới và hoàn toàn rất trẻ.

Còn cuộc thi mang tên ông thế là chỉ được tổ chức có một lần. Tại sao vậy?

Khi vợ tôi qua đời vào năm 1996, tôi không còn hứng thú gì đến cuộc thi đó nữa (Tôi phải thêm vào rằng trầm cảm nghiêm trọng đến nỗi Pogorelich trong vài năm phải ngừng biểu diễn – V.L.).

roamingwind

10-08-2016, 11:02 PM

Cũng khó cho ông Sơn, bác Lâm. Đâu phải ổng muốn vậy ? Biết đâu vì tâm trạng “được cho thắng” mà sau này ông không còn tự tin để phát triển thêm tài năng. Tôi nhớ có đọc về cờ Vua, chắc bác biết trận tranh Vô Địch Thế Giới 1972 giữa Spassky và Fischer; sau này Spassky có nói đáng lẽ ông đã nhớ đừng nên nhận điểm thắng “cho không” ván nhì khi Fischer làm nũng không chịu ra đấu. Nó có tác động tâm lý không tốt cho Spassky.

Tuank75

22-08-2016, 05:47 PM

Dạo này tin tặc lộng hành quá. Trước giờ cứ nghĩ mình nghèo chẳng ai thèm ngó nào ngờ mới hôm qua bị nó đánh sập 2 sân bay. 400K tài khoản khách hàng VIP bị lộ. thường xuyên trang web chính phủ, giáo dục cũng bị sập luôn. Cứ ham rẻ xài hàng tầu giờ mới thấy khổ.

Bên US mấy ông cũng không yên. Nghe đâu hacker hưởng ứng kêu gọi của lão Trump tấn công đảng Dân chủ te tua. Bí mật đen tối của bà Clinton, vốn bị FBI ém nhẹm, mà bị lộ là tàn đời cả đám.

Giải trí tí. Có ông nào nhìn thấy hình em bé ở bức tranh này không? Tôi thì chịu nhìn kiểu nào cũng không ra…

http://c1.f41.img.vnecdn.net/2015/10/14/hallucinations-2-8831-1444812763.jpg

Có phải em bé ở vị trí này không ?

4205

ChienKhuD

28-08-2016, 09:45 AM

Vừa rồi sửa lại nhà cũ bắt được vài con tắc kè. Cả khu dân cư đông đúc mà chúng lại chọn sống chung với mình. Thả ra chúng vẫn không đi sang nhà hàng xóm. Nghe tắc kè kêu riết cũng quen. nhiều khi chúng nó ốm không kêu được cũng thấy lo. Ông già bảo hai hôm nay tao không nghe tắc kè kêu, mày xem nó còn sống không. Chợt nhớ tới lão Tý. Tắc kè mà vô nhà lão thì sớm muộn gì cũng vào hủ rượu.

Phòng làm việc, có rất nhiều đồ chơi của ông Thợ…

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Album/Room1.jpg

Tháng 9 rồi, không biết bé Huyền đã về quê chồng chưa?

@ông Tuấn: không phải chỗ đó. Ông không nhìn ra hình em bé thì chúc mừng ông tâm lý bình thường.

http://c1.f41.img.vnecdn.net/2015/10/14/hallucinations-2-copy-5924-1444812763.jpg

Thợ Điện

28-08-2016, 11:00 PM

Phòng làm việc ông D ngon quá ta ,đầy đủ hết máy fax máy in .Ông connect mấy cái monitor một lượt ,bàn gỗ là solid wood hả bên này toàn gỗ bột ép lại không thời gian sau là bung hết còn gỗ như của ông cũng tốn vài K

Nguyễn Duy là nhà thơ bộ đội tôi rất thích Tặng ông bài Tắc kè

NGHE TẮC KÈ KÊU TRONG THÀNH PHỐ

Tắc kèTắc kè… tôi giật mìnhNgheTrên cành meGóc đường Công Lý cũCái âm thanh của rừng lạc về thành phốCon tắc kèSao mày ở đây?

Sáng ra nhìn soi mói mỗi cành câyChả thấy con tắc kè đâu cảKhi chùm đèn thủy ngân xanh lên trong vòm láTắc kè kêu như tiếng vọng về

Chợt hiện về thăm thẳm núi non kiaDưới lá là hầm, là tăng, là võngLà cơn sốt rét rừng vàng bủngLà muỗi, vắt, bom, mìn, vực sâu, đèo trơn…

Những đoàn quân đi xuyên Trường SơnNgủ ôm súng suốt cả thời tuổi trẻĐêm trăn trở đố nhau: Bao giờ về thành phố?Con tắc kè nghe, nhanh nhẩu nói: Sắp về!

Sắp vềSắp về…Người bạn tôi rung võng cười khoái tráẤy là lúc những cánh rừng trút láMùa khô năm một ngàn chín trăm bảy tư

Ăn tết rừng xongTừ giã chú tắc kèChúng Tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổCác binh đoàn tràn vào thành phốĐang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hèChồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩyCơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấyHạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi nàyAnh gục ngã bên kia cầu xa lộAnh nằm lại trước cửa vào thành phốGiây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh

Đồng đội bao người không “về tới” như anhNằm lại Cầu Bông, Đồng Dù và xa nữa…Tất cả họ, suốt một thời máu lửaĐều ước ao thật giản dị:Sắp về!

Qua hai mùa thay lá những hàng meCái tết hòa bình thứ ba đã tớiChao ôi nhớ tết rừng không hương khóiĐốt nhéng lênChợt hiện tiếng tắc kè

Tôi giật mìnhNgheCó ai nói ở cành me:Sắp về!…

ChienKhuD

28-08-2016, 11:40 PM

Cảm ơn ông Thợ bài thơ hay quá. Tôi sinh vào thời bình đọc xong còn cảm thấy nổi da gà huống chi những người thời chiến. Còn nỗi day dứt nào lớn bằng phải sống trong nỗi ước ao của nguời nằm xuống mãi không về…

Trong ảnh chỉ có mỗi cây cổ cầm là gỗ xịn thôi ông Thợ, còn lại là gỗ ép hết. Đám này mà bị ướt thì ôi thôi rã ra như cám.

huyenmapu

29-08-2016, 03:06 PM

Anh CKD ah, em đến 1/9 mới sang bển :nhaynao . EM chắc bình thường nên cũng không nhìn ra em bé trong ảnh 🙂 . Về VN cũng trọn hai tháng hơn và rong chơi cũng quá đủ anh ạ, mỗi tội hai tháng trời vẫn không quen giờ nên vẫn cứ đến gần sáng mới chợp mắt theo giờ bên kia. mất ngủ đúng là tai hại nhất trần đời anh ạ.

ChienKhuD

30-08-2016, 11:36 AM

thiếu ngủ người mệt lắm hả Huyền, ăn không ngon chơi cũng không vui. Mà cũng sắp về rồi. Mấy ngày này chắc bận rộn chuẩn bị hành lý lắm.

ChienKhuD

13-09-2016, 11:51 PM

Dạo này xem báo thấy bà Clinton bệnh nhiều quá ông Gió. Có khi nào người tính không trời tính không.

Nghe bài này thích quá ông Thợ ơi. Nhưng mà tay trái bấm không kịp…

https://www.youtube.com/watch?v=1k5o7KjGzU4

roamingwind

17-09-2016, 11:07 PM

Tay chân có bao nhiêu lóng tôi đem ra bấm độn hết, nên sắc xuất là tôi không tính sai đâu ông Đ. Cái này trời tính không nổi đâu, chỉ có người tính thôi — dân Mỹ tính. Nói chung chung, lý luận của tôi là: cả cái hành tinh này chỉ có dân Mỹ để vào tuyên ngôn Độc Lập một câu xanh giờn — đi kiếm sướng (“the pursuit of hapiness”), và mở đầu Hiến Pháp bằng câu “Người dân công ty chúng tôi (We the people).” Đó là mong muốn chung của tất cả con người. Với cái nhân lập nước như vậy thì nước Mỹ chưa vào ngỏ cùng được. Để xem dân Mỹ sẽ tính thế nào. Tôi có một phiếu, bác Lâm có một phiếu, và Obama có một phiếu.

Cô Huyền, qua tháng 10 sẽ gửi lá Quỳnh trắng cho cô. Tháng này chúng đang nở hoa.

huyenmapu

18-09-2016, 07:35 AM

Cám ơn bác Gió vẫn dành cho em một số nhánh, đợt rồi em về VN có mang mấy giống cây Lan Hài ở VN qua, bác có hay trồng Lan không ạ, em gửi bác mấy phôi con bác về chăm lớn nở hoa. Lan này có khả năng gửi bưi điện đến cả nửa tháng cũng không sao, mà nó hợp khí hậu mát nên bên bác chắc chăm được ah.

ChienKhuD

18-09-2016, 09:41 PM

Cũng mong như ông Gió nói. Thấy việc dùng người thế thân cũng vui, từ minh tinh màn bạc, cầu thủ nổi tiếng đến chính khách… Đúng như phân tích, lúc nào cũng có ít nhất 1-2 người giống y chang như mình. Có lần ra trường Châu Văn Liêm chơi thấy có ông kia y chang ông Thợ làm tôi nhầm tưởng ổng trốn về VN chơi không nói ai. He he tôi thì chưa tìm ra người có ngoại hình giống mình.

@Huyền: Về bên ấy sao rồi em. Chú thổi sáo có nói gì không.

roamingwind

19-09-2016, 12:09 AM

Cám ơn cô Huyền, tôi đã có thường xuyên lan rồi. Với lại vườn, và trong nhà, đã đủ cây rồi. Tôi bây giờ rất Giảm thêm cây cỏ, lo cho cây tốn nhiều thời giờ quá; phải dành thời giờ làm chuyện khác nữa :).

Thợ Điện

19-09-2016, 12:54 AM

Hello Ông Gió ông D ,bé Huyền

Mấy hôm nay về Chicago chơi định bụng ở khoảng 26-10 thì về lại Houston Về đây thấy thích quá ,không gian yên tịnh ,đường rải sỏi trắng lúc nào cũng vắng hoe ,chừng 2 giờ chiều là không còn bóng ai trên đường ,nắng vàng lung linh trong cái không khí chớm lạnh đầu Đông .Vắng vẻ vì dân ở đây làm nông trại không à ,trồng bắp trồng táo

Nhà tôi ở đây quanh năm không bao giờ khoá cửa để hàng xóm tiện qua lại chăm sóc dùm ,trong will tôi để lại nếu mà thình lình ra đi thì cho mấy ông bạn hàng xóm cái nhà này ,bán chia nhau lấy tiền xài vì vậy họ chăm sóc như nhà của họ

Ở đến 26-10 vì để tiễn bầy chim di trú sẽ ra đi 16000 dặm bay về vúng Nam Mỹ để trốn rét ,sang năm tháng Ba chúng lại về .Tôi hay bắt một số con đánh dấu vào bụng chúng để xem nó có quay về không ,đường đi gian nan vất vả ,qua Nicaragua Venzuela xuôi xuống Bolivia mãi đến tận Columbia ,có con gặp người tình ở lại xứ lạ ,có con uể oải quị té trên đường dài ,thành thử rất ít con quay lại chốn cũ Tu viện San Marino nơi chúng đã ra đi vào một sáng tháng Mười

Chim bay rợp trời từ các mái tu viện, lầu chuông, bay từng đànkhoảng chừng hai tiếng là hết chỉ còn lại những con chim già không đủ sức theo đàn đành ở lại chịu trận qua mùa Đông rét mướt ,

Nhà cổ lỗ sĩ cái TV tôi mua 15 năm rồi vẫn còn xài

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00111_zpsko9ipwwm.jpg

đằng sau nhà để ra vườn

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00121_zpsi05q8rgc.jpg

Những con đường buồn thiu

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00101_zpsxsdtupgp.jpg

nhà bếp nghèo he he

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00151_zpsspygpmyn.jpg

Nhà coi to vậy chứ chỉ khoảng 40K bằng 1/5 nhà Houston bằng 1/10 khu nhà ông Gió

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00161_zpsjxrmfzpa.jpg

không bóng dáng trẻ con chơi đùa ,lặng lẽ

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00141_zpstfiqkybc.jpg

Có lão bạn già ngồi đọc sách từ sáng tới chiều

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00171_zpszcjldrcw.jpg

huyenmapu

19-09-2016, 07:23 PM

Anh CKĐ ạ. Hôm em ghé qua chào cô chú lại đúng dịp lễ của làng em, nhà cô chú cũng mở nhà hàng nên đông khách quá em chưa gặp được chú mà chỉ gặp cô chào hỏi dăm câu vì bận quá. Cô cứ bảo em cây sáo bao tiền để trả, em cũng nói của bạn cháu gửi tặng nên cháu không thể lấy tiền cô chú được, sang tuần sau nữa em mới qua cô chú ấy ăn bữa cơm, lúc đó gặp chú em mới hỏi được xem cây sáo tỉ mỉ ra sao ạ 😀 .Mà em thấy Sáo bên này bán mắc lắm, chị em bên Mỹ cũng có đợt cho con gái học Sáo mà phải đi thuê chứ không mua, vì sợ mua xong con gái tập một thời gian chán lại bỏ thành ra phí. Một cây sáo bán bên đó loại thường cũng 200 đô cơ ạ, trong khi thuê chỉ mất có 10 đến 20 đô một ngày loại tốt.Bác Lâm có chú mèo ngủ ngoan bên hiên cửa thế kia, cháu thấy các vùng quê chỉ còn lại người già và những gia đình làm nông. Người lao động và trẻ nhỏ lên hết trung tâm làm việc và đi học hết trơn bác nhỉ.Bác Gió : cháu sẽ gửi địa chỉ cho bác trong inbox ạ.

huyenmapu

19-09-2016, 07:57 PM

Anh CKĐ ạ. Hôm em ghé qua chào cô chú lại đúng dịp lễ của làng em, nhà cô chú cũng mở cửa hàng nên đông khách quá em chưa gặp được chú mà chỉ gặp cô chào hỏi dăm câu vì bận quá. Cô cứ bảo em cây sáo bao tiền để trả, em cũng nói của bạn cháu gửi tặng nên cháu không thể lấy tiền cô chú được, sang tuần sau nữa em mới qua cô chú ấy ăn bữa cơm, lúc đó gặp chú em mới hỏi được xem cây sáo tỉ mỉ ra sao ạ 😀 .Mà em thấy Sáo bên này bán mắc lắm, chị em bên Mỹ cũng có đợt cho con gái học Sáo mà phải đi thuê chứ không mua, vì sợ mua xong con gái tập một thời gian chán lại bỏ thành ra phí. Một cây sáo bán bên đó loại thường cũng 200 đô cơ ạ, trong khi thuê chỉ mất có 10 đến 20 đô một ngày loại tốt.Bác Lâm có chú mèo ngủ ngoan bên hiên cửa thế kia, cháu thấy các vùng quê chỉ còn lại người già và những gia đình làm nông. Người lao động và trẻ nhỏ lên hết trung tâm làm việc và đi học hết trơn bác nhỉ.Bác Gió : cháu sẽ gửi địa chỉ cho bác trong inbox ạ.

roamingwind

19-09-2016, 10:57 PM

Xem bài bác Lâm nói vể đàn chim bay về Nam mùa Đông nhớ đoạn phim về dóng hạc Demoiselle. Mỗi mùa mùa đông chúng bay từ vùng bắc cực lạnh Mongolia, qua rặng Hy Mã Lạp Sơn, để đến Ấn Độ ấm nắng ấm.

TyieCV7SN0w

Khi học với thầy Thái có một bí kiêp lấy từ hạc mà ra. Nên mỗi lần xem hạc bay tôi hay nhìn xem chúng làm dóng mình không :).

Nhà bác Lâm là typical nhà Mỹ, chỉ có chậu cây money tree cho biết chủ nhân là góc Á :). Nhà tôi có hai chậu cây này; một chậu vợ hiền mua, còn một chậu của thằng bạn trồng gần chết đem qua nhờ tôi cứu sống và rồi kể như của tôi luôn.

Cô Huyền, sáo loại nhà nghề lên đến hơn 10 ngàn đô :). Tôi có người quen có đứa con chơi sáu trong ban nhạc — 10 ngàn đến 30 ngàn. Bới vậy tôi chỉ chơi cây chơi cỏ, đọc sách, uống cà phê thôi. Tuần vừa rồi có bà con đến nhà chơi một tuần, bả khoái cà phê của tôi quá. hàng ngày uống hai ly cappucino. Bả nói ngon hơn starbucks thường xuyên. Khen như vậy kể như không khen gì :).

Thợ Điện

20-09-2016, 01:27 AM

Trên này yên tĩnh lắm ông Gió thời gian như ngừng lại ,thỉnh thoảng lão hàng xóm gõ cửa cho rổ cà chua hay trái dưa hấu nhà trồng

Lão ấy suốt ngày đọc sách ,rất cô đơn, chỉ khi nào đói vào nhà lấy chút ít ra ăn ,cả đời lão chỉ mê John Grisham ,gặp tôi là níu lấy trò chuyện

Con mèo dễ thương không Huyền ? nơi đây xa chợ lái xe phải nửa tiếng mới tới nhưng đời sống thì thật tuyệt .Ấy là bác nghĩ thôi chứ cháu ở đây thì buồn chết

Ông D bài đó không khó lắm đâu con bé đó chơi modern mà còn chơi được mà. Villa Lobos là một tượng đài vĩ đại ,mà nói gì ông ấy dân Nam Mỹ về nghệ thuật là hết ý .Tôi cũng mê ông này lắm ,chơi bài Amor profundo (mối tình sâu thẳm) do chính ông soạn .Tôi thích bài này nhưng chơi không trơn tru vì có những chỗ bấm dạng háng khó chết mẹ Ông chết đi thật ngỡ ngàng tôi cứ nghĩ ông sẽ còn phải sống vài chục năm nữa .Thế mà…

7Al4xFhkTnI

Ông thấy đó cùng một bài Milonga mà giáo sư guitar Pháp chơi chán chết .Trong khi một dân chơi Nam Mỹ ngón đàn lèng xèng như mới biết chơi đàn không lâu vậy mà nghe mê chết .Mời nhạc

WeX6zfTsT1A

O-Gt5xRxayU

roamingwind

20-09-2016, 11:34 PM

Tu viện San Marino có phải là một dòng tu kính của Công Giáo không bác Lâm ? Tôi vẫn có ý nghĩ được nghe các tu sĩ hát/tụng thánh ca; mấy bản gregorian chant nghe trong cd lúc xưa hay thật. Bác chắc cũng có dây rể gì với Công giáo vài đời, nếu không thì lúc nhỏ đã đâu vào trường Lasan. Tôi thì quá chắc là đã ăn lì trong đó lâu lắm rồi …hihi Thích thì thích chứ bây giờ nghe đến tu viện, chùa chiền, là tôi ớn lắm. hihi…. kỳ này chơi cho đã.

Thợ Điện

29-09-2016, 03:34 AM

Gia đình đạo công giáo thuần thành ông Gió chỉ có tôi là con chiên lạc bầy té vào Phật giáo thôi .Bố mẹ tôi thường ao ước tôi trở thành linh mục nhưng họ đã đặt sai kỳ vọng

Nghe câu hát trong Tears in heaven chợt thấy buồn vì biết thế hệ mình đã qua Time can bring you down ,time can bend your knee

Con bé này solo bass hay quá

kiem_go còn chơi zippo không .Tôi dọn lại ghế sofa thấy cái này ai bỏ quên .Liệu ông có thích ?

http://i.ebayimg.com/images/g/GcIAAOSwZVlXs6Ec/s-l1600.jpg

http://i.ebayimg.com/images/g/8yQAAOSwIgNXs6E1/s-l1600.jpg

S2QmtENFh2Y

JxPj3GAYYZ0

Thợ Điện

29-09-2016, 06:51 AM

MỘT PHẢN ỨNG TIÊU BIỂU

xin phéph Truong An

Nếu trường con tôi học đăng ký “thí điểm” tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con chuyển trường.Nếu các trường học ở Vn đều dạy “thí điểm” tiếng Nga và tiếng Trung, tôi sẽ cho con nghỉ học hoặc du học!

Tôi không kỳ thị thứ tiếng nào cả. Nhưng tôi không chấp nhận con tôi trở thành vật thí nghiệm cho những ngu dốt và bảo thủ của người khác.Từ những năm 50-60 của thế kỷ trước ở miền Nam Việt Nam, tiếng Pháp và Tiếng Anh – hai thứ tiếng phổ biến nhất – đã được dạy trong các trường học như là ngôn ngữ chính. Ở bậc đại học rất nhiều trường 100% giáo trình là tiếng Anh.Tài liệu dạy học cũng là từ Pháp, Mỹ.. Nơi người ta đã nghiên cứu chán chê rồi, sự ưu việt đã được chứng minh thực tế rồi, chỉ việc áp dụng. Thì bỏ.

Uh thì mông muội, rồi chiến tranh, rồi internet chưa có thôi thì những chính sách sai lầm sau đó đã qua chúng ta không nói lại.Nhưng giờ sao? Tấm gương Singapore, Hongkong, Phillipin, Đài Loan đó? Thông tin đầy ra đó, ngân sách đi công tác nước ngoài để thực tế tình hình mỗi năm 1 tăng đó, dẫn tới kết quả gì?Người ta bảo CÓ MÙ CŨNG PHẢI THẤY MỜ MỜ. CÓ ĐIẾC CŨNG PHẢI NGHE LÃNG ĐÃNG.Dân ngu như tôi đây còn thấy.Các vị rối loạn nhiễm sắc thể 21 hết cả rồi hay sao???

Việt Nam sẵn sàng copy thế giới từ cái ốc vít, đến bộ quần áo, đến cái nhà, từ kiến trúc nội thất, tiêu dùng, đến khoa học kỹ thuật, không cái gì là không đi ăn cắp… Có nghĩ được ra cái gì? Nhưng lại thích TỰ NGHĨ RA CÁCH DẠY cơ. Thế mới éo le.

Có ý kiến cho rằng, hơn 1 tỷ người trên thế giới nói tiếng Trung (tính theo dân số), do đó tiếng Trung rất quan trọng.Tôi không biết họ ngu thật hay giả vờ ngu – khi hơn 1 tỷ người nói tiếng Trung đó thực chất là hơn 100 thứ tiếng địa phương khác nhéu, có 12 loại tiếng Trung được dùng nhiều nhất và chính họ cũng … không hiểu nhéu. Tiếng Quan Thoại được coi là thứ tiếng phổ thông chỉ chiếm khoảng 1/5 số người dùng, thậm chí cũng bị kỳ thị khi nói ở Quảng Đông – Quảng Châu. Ai đi TQ thường xuyên sẽ hiểu sự phức tạp của tiếng Trung Quốc.Mà giả sử hơn 1 tỷ người nói tiếng Trung đó có nói cùng 1 thứ tiếng sẽ được dạy cho học sinh Việt Nam. Thì bao nhiêu người trong số hơn 1 tỷ người đó là giáo sư, bác sĩ, doanh nhân, chuyên gia trong các lĩnh vực?Ngược lại, hầu như tất cả các vị tôi kể trên ở khắp phần còn lại của thế giới đều đặn có khả năng nói được tiếng Anh!

Con tôi không cần thiết phải học cái thứ tiếng chỉ vì lý do nhiều người biết.Nó phải được học cái thứ tiếng mà thường xuyên người giỏi trên khắp thế giới này có khả năng nói thành thạo.Thay vì chỉ có đối tác người HoaCon tôi có thể có đối tác trên khắp thế giới.Nó có quyền lựa chọn.Bản thân những doanh nhân người Hoa đang làm việc ở khắp thế giới cũng đã và đang phải học tiếng Anh.Hội chợ canton fair mỗi năm 2 lần ở Quảng Châu năm nào cũng thiếu nhân viên có khả năng nói tiếng Anh.Sinh viên ở đó buộc phải đi học tiếng Anh bên ngoài nếu muốn kiếm được việc làm thêm đơn giản dù không được chính phủ hoan nghênh.

Chính phủ TQ không hoan nghênh việc học tiếng Anh nhưng đi họp ở éo đâu chính phủ cũng phải mang theo mấy thằng Tàu 100% giỏi tiếng Anh để phiên dịch.Và trong lúc chờ phiên dịch, chính phủ gật đầu xã giao như những con lật đật và mặt đần ra như những con ngỗng bị táo bón!

Hồi lớp 6, tôi bị bắt buộc phải học tiếng Nga mặc dù trước đó đã mất 2 năm học tiếng Anh rồi.Các cô giáo trường tôi cấp tốc đi học tiếng Nga chừng 6 tháng đủ để dạy công ty chúng tôi ét tơ Vô Va, ét tơ ma sa, xờ bát xờ pu che gì gì đó và đương nhiên, họ phát âm sai bét.Lên lớp 7, yêu lại từ đầu hay còn gọi là lau lại đầu từ, công ty chúng tôi lại học tiếng Anh.1 năm trong cuộc đời của 1 con người rất quý giá, thi thoảng thí nghiệm chuột bạch đã biến thành chuột cống tự bao giờ. Đầu óc những đứa trẻ như tờ giấy trắng viết rồi xoá rồi tẩy thi thoảng thành tờ giấy nháp ngay.

Bây giờ. Sẽ có bao nhiêu cô giáo cấp tốc đi học tiếng Trung và tiếng Nga vài tháng, rồi dạy lại các nạn nhân của bộ giáo dục kiến thức KÌ DIỆU của họ?Con tôi lại học mấy năm tiếng Trung và tiếng Nga xong bộ lại thích mở ra lau lại đầu từ?

Tôi và thường xuyên bà mẹ khác, cho con đến trường để chúng có bạn chơi, có môi trường, có tập thể, có cơ hội tự xử lý các mối quan hệ xung quanh cho quen dần.. Chứ không phải mục đích chính để học kiến thức mà các vị truyền đạt. xin phép ngừng ảo tưởng! Thứ kiến thức lỗi thời, bảo thủ, sai lệch và nhồi nhat đó, Chúng Tôi không hoan nghênh!Nếu nghi ngờ. xin mời các vị tổ chức họp với tôi, chúng ta thảo luận lại về sách lịch sử, về môn giáo dục công dân, về thuyết tiến hoá của Darwin, về chủ nghĩa Marx Lenin, về văn học và mỹ học ok?

công ty chúng tôi hiểu biết hết rồi.Ngừng coi thường công ty chúng tôi!Ngừng mang con cái công ty chúng tôi ra làm thí nghiệm.Ngừng ép những người giàu và người hiểu biết phải mang hết con ra nước ngoài, để ở lại chỉ toàn là người nghèo và người cam chịu.Ngừng đối xử với cái đất nước đẹp đẽ này một cách man rợ nhân danh lòng yêu nước và xây dựng đất nước theo một cơ sở lý luận được viết ra bởi 1 người mắc chứng bệnh hoang tưởng là Karl Marx.

kiem_go

29-09-2016, 01:42 PM

[QUOTE=Thợ Điện;548711]

kiem_go còn chơi zippo không .Tôi dọn lại ghế sofa thấy cái này ai bỏ quên .Liệu ông có thích ?

http://i.ebayimg.com/images/g/GcIAAOSwZVlXs6Ec/s-l1600.jpg

http://i.ebayimg.com/images/g/8yQAAOSwIgNXs6E1/s-l1600.jpg

Cảm ơn chú, cháu chỉ là người biết dùng thôi chứ không biết chơi , cái chú tặng đợt nọ cháu vẫn để ngắm…

kiem_go

29-09-2016, 01:43 PM

[QUOTE=Thợ Điện;548711]

kiem_go còn chơi zippo không .Tôi dọn lại ghế sofa thấy cái này ai bỏ quên .Liệu ông có thích ?

http://i.ebayimg.com/images/g/GcIAAOSwZVlXs6Ec/s-l1600.jpg

http://i.ebayimg.com/images/g/8yQAAOSwIgNXs6E1/s-l1600.jpg

Cảm ơn chú, cháu chỉ là người biết sử dụng và thích chứ không phải là ng biết chơi , cái chú tặng đợt nọ cháu vẫn để ngắm… Chú nhớ đến cháu là cháu vui quá rồi.

Mọi món đồ của chú cháu đều coi là quà quý và trân trọng nó !

ykm

29-09-2016, 03:13 PM

Chào bác Thợ và cả nhà,

Theo ngu ý của em thì ông “Cạc – Mạc” ông ý không hoang tưởng, mà là các “danh nhân” Việt mình đã “sáng tạo” thêm từ ý tưởng của ông ấy nên nó trở thành “hoang đường”…

Thuyết của ông “Cạc – Mạc” nói là: muốn đến XHCN thì phải qua giai đoạn TBCN. một vài người Việt mình nghĩ mình giỏi nên cho rằng đến XHCN không cần qua TBCN mà có thể đi “thẻng” từ nông dân heheheeee. Rồi năm 1976 đánh Tư sản, “diệt” tận gốc cái gọi là “lực lượng sản xuất” từ chất xám đến công cụ sản xuất để hình thành kinh tế tư nhân (tư bản). Đến nay là 40 năm đi lòng vòng, lòng vòng và hình thành nên một tầng lớp giống như Tư sản nhưng không phải Tư sản vì không tạo ra một lực lượng sản xuất mà ăn bám vào… (khác với ông Moses cũng dẫn dân Do Thái đi lòng vòng mấy chục năm trước khi vào Đất Hứa là để xóa đi những thế hệ người Do Thái còn mang tư tưởng nô lệ)

Tui nhớ thời nhỏ đi học hay được nghe câu nói của một cụ lãnh tụ: Muốn xây dựng thành công XHCN thì cần phải có “CON NGƯỜI CNXH”. Đến giờ mới hiểu hết “thâm ý” của cụ, XHCN là… hoang đường vì làm sao có được “con người CNXH” ở “thời bủi ni” hihihiiii.

Vài dòng chẳng đi đến đâu…, nếu có gì không phải mong mọi người bỏ qua cho!Chúc cả nhà cuối tuần dzui dzẻ heheheeee.

ChienKhuD

29-09-2016, 04:43 PM

cái chú tặng đợt nọ cháu vẫn để ngắm…

Hè hè vậy thì chết tôi rồi. Cái gì ông Thợ cho tôi đều đặn xài nát bét. Đàn thì thay mấy bộ dây, nón thì dầm mưa dãi nắng, mấy cái túi thì phơi sương… nhìn mà không chơi thèm chết ông Kiếm ơi :).

Dạo này ông Thợ với ông Gió chắc theo dõi Clinton vs Trump nhiều. Bà Clinton dữ quá thường xuyên lần cho lão Trump cứng họng thích thật.

Thợ Điện

30-09-2016, 08:35 AM

@ kiem go Có gì đâu ông chỉ là vài món quà mọn thôi mà ,có những niềm vui nho nhỏ như cầm cái bật lửa mình thích cồm cộm trong tay ,xoè lên ánh lửa châm điếu thuốc cũng thấy ngon hơn .Cô Hạnh còn làm chỗ cũ không tôi mất địa chỉ rồi .Ông PM lại cho tôi tên và số phone địa chỉ để gửi ông chút quà cho vui vì gần Tết chắc tôi về

http://www.lovethispic.com/uploaded_images/226954-Ask-Not-What-Your-Country-Can-Do-For-You.jpg

Đừng hỏi tổ quốc làm gì cho bạn, mà hãy hỏi bạn đã làm gì cho tổ quốc.

Hơn 10 năm này, câu thành ngữ này được lập đi lập lại trên mạng xã hội. Chúng thường thường những người ” yêu nước CNXH ” đè vào miệng những người yêu nước khác.

hầu như bất cứ ý kiến nào phản đối hoặc hoài nghi các chính sách đường lối của nhà nước, đều bị người ta mang câu thành ngữ này ra để nói

Bây giờ sau hơn 10 năm nhìn lại, chúng ta thấy gì.

Chúng ta thấy những người không làm gì cho tổ quốc này, là những người đáng trân trọng.

Vì sao ư.? Vì những người làm gì đó cho tổ quốc này , đã làm thế nào.?

Một núi nợ nần khổng lồ đè xuống đầu người dân. Nợ công chất cao, tham nhũng khắp nơi, xã hội băng hoại, môi trường ô nhiễm và tài nguyên cạn kiệt, chủ quyền biển đảo bị dần dần ngoại bang thôn tính. Những cái này có phải do tôi tô vẽ ra không.? Đương nhiên là không, sự thật của hơn 10 năm trước và bây giờ quá rành rành trước mắt để các bạn so sánh.

nhiều bạn sẽ thanh minh không phải lỗi tại tôi, tôi làm cán bộ trong sạch, tôi chăm chỉ, tôi nhiệt tình. Ơ thế không phải lỗi của các bạn thì lỗi của ai, khi mà đất nước nợ nần, tan hoang như thế.? Ở trên cương vị là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước…các bạn ở vị trí là những người đang cống hiến cho đất nước đúng nghĩa nhất. Còn người dân chỉ việc làm và nộp thuế….và giờ thì kết quả của cống hiến từ các bạn là thực tế đất nước ngày nay.

Tôi không biết về kinh tế vĩ mô, tôi chỉ biết các bạn cống hiến làm cho tổ quốc thế nào mà bây giờ tổ quốc oặt ẹo với nợ nần và đủ thứ xuống cấp như thế. Kết quả là cái trả lời rành rẽ nhất cho công việc phụng sự của các bạn.

Tôi chỉ kể chuyện của mình. Nhà tôi có 6 Anh chị em, ở trong căn nhà phố cổ, mặt đường. Đa số anh chị em em tôi đều đặn muốn bố mẹ bán căn nhà đó đi để chia tiền cho mọi người. Lúc thời điểm mà nhà cửa sốt , giá trị của mỗi mét đất tính bằng mươi mười lăm cây vàng. Những ý kiến bán đi lại rộ lên.

Bố tôi hỏi tôi, các Anh chị muốn bán, ý con thế nào.?

Tôi năm ấy còn rất trẻ, mới đôi mươi. Tôi bảo bố tôi rằng.

– Nhà ông bà để lại, nhà của bố đâu mà bố nói chuyện bán, huống chi là các con.

Bố tôi để cho tôi và em trai căn nhà mặt phố ấy, còn những người khác bố tôi mua cho miếng đất ở xa kém tổng giá trị hơn, nhưng so với các gia đình khác thế cũng là tương đối ổn.

Em trai tôi lấy vợ sớm, vợ chồng nó ở ngôi nhà ấy. Còn tôi một thân một mình đi làm ngủ chỗ làm, đến khi lấy vợ về ở nhà vợ. Rồi chắt chiu cơi nới nhà tập thể của vợ lên một tầng nữa đủ chỗ dung thân. thường xuyên khi tôi cần tiền để làm cái này, cái kia lắm, những cơ hội người ta nói vào tai vụ làm ăn này ngon, vụ kia hời…nhưng nghĩ chuyện bán nhà hay cầm nhà tôi lại gạt bỏ hết.

Đấy là nhà ông tôi để cho bố tôi và bố tôi để cho tôi. Tôi không có cái quyền gì để bán hay đặt nó cả. Tôi không có trình độ học thức, không có quan hệ, không có tiền để phát triển nhảy vọt, đi tắt, đón đầu cơ hội. Tôi biết sức mình, tôi đi học nghề thợ hàn làm biển quảng cáo, cửa hoa, cửa sắt , nhôm kính. Một nghề phù hợp với trình độ và có khả năng của tôi, chỉ cần sự chăm chỉ và trách nhiệm.

Sau đó với ít tiền vay mượn và dành dụm, tôi mua máy móc và mở một xưởng nhỏ . Số tiền vay rất nhỏ, một khi người ta thấy bạn chí thú, việc cho mượn số tiền nhỏ không cần phải thế chấp thứ gì là điều dễ dàng. Cứ thế dần dần đời sống tôi khá dần dần lên. Nếu như cuộc đời tôi không có bước ngoặt khiến tôi ly hương như thế này. Tôi cứ theo nghề làm biển, làm bằng sức lực và trách nhiệm đến bây giờ tôi cũng có khả năng mua được một căn nhà chung cư để ở, mà không hề phải bán ngôi nhà bố mẹ cho.

Lúc tôi lang thang dặt dẹo làm những nghề lặt vặt bằng mồ hôi như thế. nhiều người hỏi tôi sao trai phố cổ, nhà cửa như thế không tính chuyện làm ăn gì. Tôi chỉ cười, thực ra tôi muốn nói rằng tài không có, thà làm lặt vặt thế này mà sống, còn hơn làm cái gì đó rồi rút cục là bán nhà trả nợ. Hay nói tóm lại là thà đéo làm gì còn hơn mà làm không xong lại mất nhà, chuốc nợ.

Bây giờ thì căn nhà tôi chắc chắn sẽ còn ở đó đến khi nào tôi giã từ cuộc đời này, nếu tôi truyền được ý chí tốt cho con cháu của mình, chắc ngôi nhà đó còn thêm được thế hệ nữa. Và tôi cũng tự hào là có lúc tôi chả làm quái gì cho nhà tôi cả, giá như lúc ấy tôi làm có khi lại mất nhà. có khả năng đó là cao vì như tôi đã kể trình độ tôi không, quan hệ tôi không nốt. Nếu đặt nhà lấy tiền làm ăn trông vào may rủi thì đừng. Của bố mẹ , ông bà để lại không thể dùng như đặt bạc vậy.

Một ngôi nhà và một đất nước cũng có những nét giống nhau. Khi những người lãnh đạo đất nước vay lấy được tiền của bên ngoài để mang về chi tiêu lãng phí, , tham nhũng , đầu tư vào chỗ không tinh toán…thì cũng y hệt một chủ nhà đi vay tiền ngân hàng, bạn bè, hàng xóm về mộng làm ăn lớn nhưng rút cục chỉ mang tiền đó ra tiêu pha , ăn chơi hàng ngày. Cuối cùng để lại cả một đống nợ. Mà nợ cá nhân như thì khó mà quỵt được. Nói chi là nợ quốc gia với nhau.

Nợ công đầu người Việt Nam từ khi không có gì, giờ đã tới hơn 1000 usd một đầu người, tính cả đứa trẻ con mới sinh.

Giờ ai hỏi tôi làm gì cho tổ quốc. Tôi tự hào tôi trả lời, tôi chả làm gì cả. Có chăng cái tôi làm trong 10 năm qua là ngăn cản các bạn đang làm cho tổ quốc này nợ nần ngâp ngụa như ngày nay. Và rất tiếc là những người ngăn cản như Chúng Tôi quá ít. Còn những người làm gì cho tổ quốc như các bạn lại quá thường xuyên.

– Các bạn làm gì cho tổ quốc mà tổ quốc đến nông nỗi này.?

ChienKhuD

30-09-2016, 07:59 PM

Tết ông Thợ về. Ông hứa là về BD chơi dăm hôm vài bữa. Về bến Bạch Đằng xem lục bình trôi, lên An Mỹ – Phú Mỹ thăm lại trường xưa. BD hồi xưa đẹp mà buồn quá ông Thợ. Đất rộng thênh thang, lũy tre yên bình đến lạ…

Dạo này làm chung với tụi Argentina, Brasil vui lắm ông Thợ. Tụi nó chơi guitar thứ dữ. Trong nhóm chỉ có 1 thằng Nhật tôi và là ở châu Á. Thằng Nhật không chơi classic mà chơi modern cũng khá lâu rồi.

Thợ Điện

06-10-2016, 05:06 AM

Cụ Ngọc quá hay .Mình chạy xuyên bang trên xe 1500cc mà còn thấy mệt .Xa lộ rất nguy hiểm Vậy mà cụ chạy xe 50cc cổ lỗ sĩ mà vẫn vun vút lại ở tuổi 86 rồi. Phục quá

Cụ ông 86 tuổi đi phượt khắp đất nước bằng xe cub 50

http://static.thanhnien.com.vn/Uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc16_XCRV.jpg?w=665&encoder=wic&subsampling=444

Cụ Ngọc trên một hành trình với xe cub của mình

Chúng Tôi gặp khi cụ mới xuống tàu ở ga Hà Nội, sau hành trình dài 1.700 km từ TP.Hồ Chí Minh. Cụ dừng chân là quay Clip để mang về khoe với cụ bà.16 năm đi phượt, cụ Ngọc có thói quen quay phim, chụp ảnh về cho vợ xem. “Mình 86 tuổi, vợ 84 tuổi, lấy nhau 61 năm, có với nhéu 11 người con”, cụ Ngọc kể và cho biết, chưa lúc nào gọi vợ bằng từ nào khác ngoài “em”, xưng “anh”. “Tôi đi suốt như thế này, chẳng ai đồng ý. Bà nhà tôi cũng phản đối. Để được xuôi, tôi phải biết nịnh bà ấy chứ”, cụ Ngọc cười.

“Còn mỗi Cao Bằng là tôi chưa đi”

Cụ ông 86 tuổi không nhớ chính xác chuyến đi đầu tiên mà giới trẻ thường gọi là “phượt” từ bao giờ, có khả năng vào đầu năm 2000. “Tôi thích đi đây đó. Giống như gen nhà tôi nó vậy. Quê tôi ở Đà Nẵng, cha tôi ngày xưa từng đi bộ mấy trăm kilomet ra tận Huế thăm bà con. Sau này tôi làm lụng vất vả, nhưng cứ có thời gian, tôi đạp xe lòng vòng các tỉnh miền Nam, miền Tây thăm thú”, cụ Ngọc kể.

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/1_ltvy.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

Gia đình chuyển vào Sài Gòn lập nghiệp, cụ Ngọc gắn bó với nghề đóng, sửa chữa giày dép đến nay là 70 năm. Cụ lấy vợ, nuôi 11 người con (4 trai, 7 gái) cũng từ nghề đóng giày dép. Từ chiếc xe đạp, sau này cụ Ngọc mua được những chiếc xe gắn máy cũ giá rẻ, rồi về nhờ con trai làm nghề sửa chữa xe máy sửa cho để đi. 15 năm trước, cụ mua chiếc xe cub 50 cũ với giá 2 triệu đồng, đi cho đến khi rệu rã lại sửa chữa, rồi nhờ con trai “độ” cho bằng đủ thứ vật liệu để vẫn chạy tốt như ngày hôm nay. “Trước nó có 2 triệu thôi. Giờ người ta có trả nó nhiều nhiều triệu thì tôi cũng không bao giờ bán”, cụ Ngọc nói.Những năm 2000, con cái yên bề gia thất, cụ Ngọc được thỏa sức vẫy vùng trong những chuyến đi. Con ngựa sắt cub 50 ròng rã theo cụ Ngọc, từ Sài Gòn đi khắp các tỉnh miền Nam, miền Tây, cực Nam của Tổ quốc. Cũng với con xe dã chiến, cụ Ngọc ngược ra miền Trung, ra Hà Nội, rồi Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ. Chuyến đi dài nhất là hai mươi mấy ngày biền biệt: “Tôi tiết kiệm được khoảng 5 – 10 triệu lại đi. Hết thì về làm lại, lo gì”.

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/2_ghdz.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

“Từ Sài Gòn tôi đi ra Hà Nội, rồi Ninh Bình thăm nhà thờ đá Phát Diệm, sau đó sang Thái Bình, qua đê sông Hồng, rẽ sang Hải Phòng, qua phà Rừng sang Quảng Ninh. Tôi rẽ sang thành phố Hạ Long, từ đó xuyên sang thành phố Cẩm Phả, phường Cửa Ông, rẽ qua bãi than Mông Dương. Đến đó thì tôi đi nhầm đường nên không qua được cực Bắc Trà Cổ, Móng Cái, tiếc lắm”, cụ Ngọc kể về hành trình dài nhất từ trước đến nay của mình.Quảng Ninh chưa phải là điểm cuối cùng của hành trình xuyên Việt này, cụ sang Đình Lập rồi qua Lạng Sơn, đi Bắc Giang, lại quay lại Sơn Tây, Cầu Giẽ (Hà Nội) rồi từ Hà Nội lại đi tiếp về Đà Nẵng thăm bà con quê cũ, sau đó mới thẳng tiến về Sài Gòn.“Cứ đường quốc lộ tôi đi. Trước khi đi thì vạch sẵn lịch trình ra cuốn sổ nhỏ. Tôi có một cái điện thoại để nghe, gọi. Một cái “smart phone” (cụ ông phát âm từ này bằng tiếng Anh khá chuẩn) con tôi đăng ký cước 3G riêng cho tôi để xem bản đồ”, cụ Ngọc chỉ vào những đồ sử dụng trên người.

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/4_sona.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444

Cụ không lo cho cụ bà ở nhà sao?”, công ty chúng tôi hỏi. Cụ ông điềm đạm: “Có những cái lo mình để trong lòng. Nếu tôi đang đi, bà nhà tôi có chuyện gì, ít nhất cũng phải 1, 2 ngày tôi mới có mặt ở nhà, thế nên tôi luôn bình tĩnh. Nhưng hình như bà nhà tôi thương yêu tôi lắm hay sao ấy, mỗi chuyến tôi đi xa, bà ở nhà khỏe mạnh ngóng chờ tôi về nhà”, cụ ông kể.Xuyên Việt khắp đất nước, chỉ còn mỗi Cao Bằng là cụ ông tuổi 86 chưa đặt chân đến. Chả là 10 ngày trước, cụ đã “phượt” ra Hà Nội, gặp anh em mến mộ cụ, họ mời cụ đi tàu, còn chiếc cub 50 cũng được gửi ở toa xe máy. Không hiểu sao, xe lại ngược về ga Hà Nội. Vậy là thêm cơ hội để lần này cụ ông được về Cao Bằng cho thỏa lòng mong ước.“Đèo cao, hiểm trở thường xuyên chứ. Nhưng tôi sợ gì, cứ thủng thỉnh mà đi. Bình thường tôi chạy 30 – 40 km/h thôi. Đổ đèo thì ghì chặt hai tay, hai chân cũng thả xuống làm phanh luôn. Xuống chân đèo thì tay mỏi nhừ, nhưng cảm giác đã lắm”, cụ ông kể về những hành trình chinh phục núi non của mình.

“Tôi siêu liều”

Cụ Ngọc giản dị, cả ngày chỉ ăn một chén (bát) cơm nhỏ và chạy được trung bình 200 – 250 km đường một ngày. Một chiếc áo gió sờn cũ với nhiều túi nhỏ, một máy ảnh, một máy quay cầm tay tróc sơn, đó là “vật bất ly thân của tôi, ngang với chứng minh thư”.Đôi dép cao su của ông cụ chằng chịt những vết may cũ mới, còn xe cub 50 là cả một kho tàng. Hai chiếc túi dựng đứng trước đầu xe để chân máy ảnh và áo mưa. Hai bên tay lái có buộc chiếc đồng hồ và một la bàn nhỏ để định vị phương hướng. Sau xe máy là quần áo, sổ sách, chăn mền, đồ sơ cứu thương nếu không may chảy máu giữa đường, tất cả đều bọc kỹ lưỡng bằng áo mưa.“Con trai tôi sửa xe theo ý tôi. Xe tiết kiệm xăng, rất nghe lời chủ, ít khi phản chủ giữa đường. Nhưng cũng có lần tôi phải ra đường quốc lộ, vẫy xe tải, xe khách hỗ trợ”, cụ Ngọc vừa nói vừa kéo cái công tắc để nổ máy xe, nó nằm kín mít sau vài lớp vải nilon, dưới thân xe, bên tay trái.Lý giải cho đam mê xê dịch ở tuổi “xưa nay hiếm”, cụ ông đủng đỉnh: “Tôi không sợ cực khổ, không sợ té ngã, không sợ chết đường chết chợ mà không ai hay biết. Tóm lại là tôi siêu liều. Thích thì cứ phải làm thôi”.

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc8_ojcx.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc1_tbde.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

Cụ Ngọc thích chụp ảnh phong cảnh, con người ở mỗi vùng đất cụ đặt chân đến. Cụ không nhìn qua ống ngắm, mà nhìn qua màn hình lớn, để chụp ảnh người khác được tự nhiên

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc10_kqvh.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

Những con đường mờ mịt hơi sương, những đỉnh đèo uốn lượn, những khúc quanh hiểm trở, cụ ông 86 tuổi này đã vượt qua

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc14_ldfr.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc11_xhgg.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444

Chiếc cub 50 này được con trai thứ 2 của cụ “độ” lại cho cụ. Chiếc xe cụ đã chạy 15 năm này, qua bao nhiêu sương gió vẫn chạy tốt

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc15_tcfe.jpg?width=485&encoder=wic&subsampling=444

Người đàn ông nói “Đi vì mình thích. Thích thì phải làm thôi”

http://static.thanhnien.com.vn/uploaded/thuyhang/2016_10_04/cungoc9_iekl.jpg?width=500&encoder=wic&subsampling=444

ChienKhuD

07-10-2016, 12:54 PM

Ông Ngọc này hay mà liều quá ông Thợ. Đọc xong lại muốn mang ba lô đội nón lên đường. Tôi cũng có máu lưu linh nhưng thời cơ chưa tới. Biết đâu một ngày nào đó mình sẽ là lão ăn mày lang thang ở trời tây nào đó.

Tôi thích những nơi vắng vẻ hoang sơ. Hôm qua, đứa bạn nhờ sang Sing vài tháng phụ Doanh nghiệp nó như tôi không đi ông Thợ ơi. Sống gì như chuột chũi, đi làm, đi chơi cứ từ lòng đất chui lên phát chán.

roamingwind

10-10-2016, 12:12 AM

“Sống gì như chuột chũi, đi làm, đi chơi cứ từ lòng đất chui lên phát chán.”

Ý ông nói phải dùng subway (xe điện hầm) nhiều hả ông Đ ?Nếu vậy thì ông sẽ không thích Tokyo rồi. Bên đó họ xây chợ búa, quán ăn, v.v. ngay dưới lòng đất, tại những trạm xe điện. Giờ cao điểm các ông mặt đồ bộ, mặt mài không chút tình cảm, đi làm về; đổ ra từ xe điện như những đàn kiến. Lúc đó tôi ở ngoài Tokyo một chút, rẽ hơn, hotel tôi đi đi xuống tầng chót thông liền qua trạm xe điện dưới đất; hàng ngày đi đâu cũng phải đi xe điện. Vài ngày đầu cũng không quen, nhưng rồi cũng quen đi. Những thành phố tân tiến mà đông dân ít đất thì phải chịu vậy thôi.

Tuần trươc, cuối tháng 9, tôi và vợ hiền, qua bên vùng Đông Bắc nước Mỹ; lái xe lòng vòng xem lá vàng, và đỏ, mùa Thu. năm này trời đổi khí hậu; hơi lạnh vùng bắc xuống chậm hơn, nên tuần trước tôi đến lá cũng chưa vàng đỏ thường xuyên. Khác như lần trước đến, cả hai ba tiểu ban, chạy đâu cũng vàng và đỏ. Lần này cứ như mấy đứa con nít mới tập thoa son đánh phấn. Nhưng cũng hên, tôi vừa về, qua tuần này là trận bảo Matthew đang cày xé gần miền đó.

hihi… bác Lâm cũng là đạo dòng. Nhớ hồi xưa, mỗi tối là bà ngoại bắt cả nhà đọc kinh. Ba má tôi thật ra cũng không phải ngoan đạo gì; làm theo truyền thống gia đình thôi. Thời gian tôi vào chùa, má tôi sợ tôi đi tu nói “mầy tu chùa nào tao đến đó đốt.” Nghe mà kinh :). Nhưng tôi biết bả nói vậy chứ cũng không làm gì đâu — anh em tôi lấy vợ, trừ ông đầu tiên, đâu ai làm kết hôn nhà thờ. Má tôi không thích, nhưng thương con thì cũng phải chìu hihi… Thời gian thân cận chùa nhiều, tôi có gặp một ông kia, cũng đạo giòng, sắp ra linh mục rồi; lúc đó còn ở VN, không biết cái nhân còn sót lại ở đâu đó trong tâm thức, nghe thầy tôi giảng, ổng cuốn gối theo luôn. Những con người đi kiếm lối ra. Kiếm ngỏ này không được, đi kiếm ngỏ bên kia. Bên kia bị kẹt, quay lại bên này. Không lổi gì. Chỉ là chưa nhận ra tội tổ tông thôi.

ChienKhuD

10-10-2016, 12:59 AM

He he đúng rồi ông Gió. Tính tôi hoài cổ người ta đi máy bay tôi lại khoái đi xe lửa. Tụi bạn bay ra Đà Nẵng tắm biển trước tôi còn ngồi nhìn những cánh đồng chiều xuống khói rơm lãng đãng, tàu đi qua những làng quê heo hút, những con bò ốm nhom nhìn phát tội.

Ông tôi cũng thuộc hàng chức sắc đệ tử quá chừng ông Gió, nhưng mà tôi có hợp với ông đâu. Lâu lâu ông bắt đi công việc chung nhưng chán thấy mồ. Nhớ hôm tết theo ông lên chùa có cô nọ ngồi hết khóc rồi cười, lát thì giãy đành đạch la rằng “bao nhiêu kiếp làm người rồi tôi không muốn làm nữa, nhất định phải giải thoát trong kiếp này”. Thấy đạo hạnh cao siêu quá tôi làm bộ đi ra ngoài rồi chuồn đi uống cà phê luôn.

Thợ Điện

10-10-2016, 02:05 AM

Ông Gió đi chơi sướng quá ,ông D phân biệt làm chi món nào cũng phải thử hết làm càng nhiều thì chơi càng dữ có sao đâu .chỗ tôi ở nhà quê rất khoái ,mình cứ như sống trong thời Cuốn theo chiều gió vậy ,thời gian lặng lẽ trôi .Khoái thì khoái thật nhưng cũng có lúc quạnh hiu quá tôi lấy xe ra Casino chơi ,có 45 phút lái xe mà thấy rất lâu vì hai bên đường là bắp và táo chạy bạt ngànRa tới sòng bài là ở chơi cả tuần mới về ,ngủ khách sạn ,cơm buffet ,tối xem Jazz ngày đánh bạc mệt thì về phòng ngủ .Tất cả đều đặn trong sòng bài .Rất thú vị

Đời kể cũng lạ ,mua sự thích thú thì biết bao nhiêu cho vừa ,nói về chủ đề này với thằng bạn đen .Nó gật gù ra điều hiểu biết rồi bất thình lình phán một câu -Lắm khi mua có 250gr thịt mà lại tốn mất mấy triệu đoTôi cười lăn lộn chịu không nổi vì máu hài hước của nó

Tuank75

10-10-2016, 02:13 PM

Hi,”Đời kể cũng lạ ,mua sự thích thú thì biết bao nhiêu cho vừa ,nói về chủ đề này với thằng bạn đen .Nó gật gù ra điều hiểu biết rồi bất thình lình phán một câu -Lắm khi mua có 250gr thịt mà lại tốn mất mấy triệu đoTôi cười lăn lộn chịu không nổi vì máu hài hước của nó “Đoạn này hay quá, đúng là đặc sản có 2-3 lạng mà giá vô cùng !

roamingwind

12-10-2016, 08:58 AM

Bác Lâm nói chuyện locker-room đó hả ? hihi…. vậy nhớ đừng ứng cử tổng thống, quốc hội, sau này nhe 🙂 .

Ôi ông Trump nhà ta.

roamingwind

12-10-2016, 10:48 PM

“Ôi ông Trump nhà ta.”

Đọc lại mới thấy câu trên cũng ó thể được hiểu là so sánh bác Lâm với ông Trump tron chuyện locker room :). Không phải đâu nhe, chỉ là chán ông Trump quá thôi.

Thật ra tôi cũng ớn bà Clinton quá, nhưng dầu sau cũng là người có tư cách làm Tổng Thống. Cuối tuần về nhà mẹ già, hỏi hai đứa cháu; cả hai đều nói là muốn bầu cho Bernie. Đúng là tuổi trẻ còn đầy nhiệt huyết.

Vài hôm trước đọc tin thấy có những nhà bác học bắt đầu có cảm giác là con người đang sống trong thế giới Matrix.

https://www.theguardian.com/technology/2016/oct/11/simulated-world-elon-musk-the-matrix

https://www.yahoo.com/news/living-matrix-174324370.html

“you didn’t come here to make the choice, you’ve already made it. You’re here to try to understand *why* you made it. “

ChienKhuD

16-10-2016, 03:41 PM

thường xuyên khi tôi cũng nghĩ như vậy ông Gió ơi. Chắc bị ảnh hưởng của nghề nghiệp :).

Dạo này ông Thợ đi đâu chơi không thấy. Tôi đang hình dung khi bằng tuổi ông Thợ mình sẽ trông như thế nào…

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Funny/60YearOld.jpg

roamingwind

17-10-2016, 11:18 PM

Ổng đang luyện công đó ông Đ; ở cái thành phố yên tỉnh đó, có gì làm đâu.

Vài ngày trước nhạc sĩ Bob Dylan, người viết loại nhạc “folk music”, vừa được giải Nobel văn chương. Mấy ông văn sĩ chắc tức lắm. Những thập niên 60 của thế kỷ trước ông viết nhạc về chiến tranh VN, công bằng xã hội, và bộc phát từ đó. Thời đó VN thì có Trịnh Công Sơn, Mỹ thì có Bob Dylan. Khi giới thiệu Trịnh Công Sơn ra nước ngoài, TCS thường được gọi là Bob Dylan của VN.

G58XWF6B3AA

u-Y3KfJs6T0

Tôi nghe nhạc ông từ những năm đầu tiên qua Mỹ, thường thì qua ban tam ca Peter, Paul, and Mary. Nhớ có lần kiếm được lời của bài nhạc “Blowing in The Wind”, hồi đó không thể lên google mà lục, đêm đó tôi vừa tranh giải chơi cờ vua tại hội cờ, vừa thầm hát Blowing in The Wind từ tờ giấy.

hongdoan

19-10-2016, 01:37 AM

Em chào anh Gío.Tự biết mình là vãn khách, vã tính hay ngại, hiếm khi (dám) vào cái quán cốc này (dù đã bao lần vờ làm khách qua đường, vờ để mắt vào tờ báo, mà kỳ thực để trộm nghe mọi người hàn huyên chuyện phím).Nhưng vì mấy hôm nay mưa gío bão bùng, nhân tai (bên này) rền rã… quán, có vẽ vì thế, thêm phần ế ẫm… Thấy anh cà phê một mình, em mạnh dạn tạt vào hỏi rằng lâu quá sao không nghe anh luận bình cờ quạt? Không biết có phải là vì cái covua.thanglongkydao không thân thuộc làm anh xao lãng, hay bây giờ kỳ đàn lạnh vắng, người xem tản mác tứ phương, những đêm hội luận kiếm năm nào giờ eo sèo vắng vẻ…?

roamingwind

19-10-2016, 11:53 PM

Ông Doan đừng ngại ngùng gì. Ở quán này, như bác Lâm đã thường nói, là một ngã tư quốc tế; ông thích gì, thắc mắc gì, cứ nói cứ hỏi. Với lại đông đảo mới xom tụ, vắng vẽ quá thì làm cà phê ngồi nói chuyện với vợ vui hơn :). cũng như ông vừa nhắc tôi mới nhớ bây giờ bên VN hình như đang có bảo, chắc ông ở miền Bắc. Chụp vài tấm hình cảnh lục lội đăng lên cho bà con xem.

Những lần cuối khi tôi bình giải cờ bên xóm cờ Vua, nó vắng vẽ lắm. Bà con chắc lên chessbomb và facebook hết rồi. Cũng có vài trận tôi lên chessbomb bình, họ văng tục trên đó nhiều quá, mặt dầu vẫn có số người vì thích cờ Vua mà xem — tôi mất hứng.Với lại những năm trước, xóm cờ vui có thường xuyên tay hứng thú viết thường xuyên, như HagOn viết một bài kinh điển rất công phu về Fischer, mà bây giờ vẫn còn người đọc, có anh của Liêm lâu lâu ghé vào phán vài câu làm tôi ngơ ngẩn nhìn thế trận khác hơn, có Caruri chuyên đăng tin, có CXQ, KT, v.v… Người củ thì đi, người mới thì không năng viết nên diễn đàn từ từ nhạc nhẻo đi.

Đó là ngoại cảnh, còn nội tâm thì tôi cũng từ từ bớt hứng thú với cờ Vua. Trên đời ai cũng đi kiếm niềm vui, tuy nhiên khi có vui trong một khía cạnh nào đó rồi thì bắt đầu quen thuộc, và bắt đầu giảm bớt vui … dần dà là chán :). Thành ra phải lên đô là vậy. Lúc trước tôi uống cà phê khỉ gì cũng thấy ngon, sau dần phải khiên máy espresso về, phải có máy xây cà phê, chén dĩa, cho nó xom tụ. Phải lên đô. Cờ Vua thì cũng vậy, nếu tôi muốn tiếp hứng thú với nó thì phải xách thân đi tranh giải như lúc nhỏ, ra sau vườn quật bảo kiếm lên, ngày đêm truy luyện cờ tàn của Dvoretsky để chém. Chứ chỉ đọc, và bình hoài thì nó sinh ra cái chán. Cái gì bình bình hoài nó cũng vậy. Thành ra phải lên đô, tôi thì không muốn lên đô cờ Vua, nên cuối cùng là phải chán thôi. Hơn sáu tháng nay không đá động gì đến sách cờ. Trận tranh VĐTG tháng 11 này sẽ xảy ra tại New York mà tôi cũng không buồn nghĩ xem mình có nên đi xem tận mắt không.

Đó là phần tôi. Còn phần ông, nếu còn thích thú với cờ Vua thì khai quộc nó lên đi, cứ viết và com bên xóm cờ Vua đi. Làm cho chính mình vui mà.

ChienKhuD

30-10-2016, 06:53 PM

Hôm qua anh Tý điện vềBảo rằng đợt ấy anh về thăm quêĐịnh lòng sẽ gặp em DêĐệ huynh tâm sự thỏa bề nhớ mong.Ngờ đâu sự hóa hư khôngAnh đây bị bốn bóng hồng bao vây.Nghĩ lâu mới được dịp mayTắt kè, sâu chít… trổ tài mấy phen!…Em Dê thôi nha chớ phiềnHôm nay anh điện xem như bắt đền!

Thợ Điện

31-10-2016, 05:01 AM

Thơ ông D hay quá biết tin ông Tý thế cũng mừng ,ông có 4 tớ gái ngày đêm săn sóc tất nhiên ông phải có 2 quả thận bằng thép

Tôi mới đi chơi Hawai về .Số là nửa đêm nghe tiếng phone ,nhắc lên thấy giọng nạ dòng biết là cố nhân .Kém tôi 20 tuổi người Nam ,bình dị ,nhan sắc trung bình ,thật thà ( Đa số bạn thân tôi toàn người Nam)

Riêng có tính tình hào sảng ,máu chơi có hạng .Xưa tôi hay hát Năm anh 20 em mới sinh ra đời ,ngày anh 40 em mới vừa đôi mươi …..năm em còn trong nôi anh đã lo chuyện đời

Ra ngoài này chơi đi anh ! – ra sao được chồng em nó đánh anh bỏ mẹ-Nói tầm bậy Kelly thích anh lắm-Mà ra có gì không Hawai anh ở cả năm ngoài đó rồi-Có thằng hàng xóm bán cây đàn mà chuyện hay lắm .Thôi để em cho anh số phone nó rồi anh nói chuyện thuận tiện hơn

Tôi có thằng bạn đen rất thân ,nó ở Lousiana ,mỗi lần nó ghé Houston thăm mẹ nó là qua tôi chơi .Thằng này chơi Jazz hay mê mẩn ,nghe cả tiếng không biết chán .Tôi cố học ngón đàn nó nhưng không được kiểu chơi đó phải có từ trong máuHôm ấy nó ghé lấy cây đàn tôi mua ở estate sale vừa chơi vừa uống bia ,lúc sắp về hỏi tôi mua cây này bao nhiêu .Tôi cũng tình thật trả lời .Nó móc tiền ra để trên bàn rồi xách đàn ra xe làm tôi chạy theo trả lại .Có đáng gì vài trăm với một thằng bạn thân .Nó nhe răng trắng toát cười hồ hồ .Tao không thích cảm giác chịu ơn mà mày cũng chẳng nên có cảm giác ra ơn .Thực dụng quá ! nhưng nghĩ lại cũng hay đó là cuộc sống Mỹ ,mọi chuyện đều rành mạch .Cũng là một cách chơi

Thằng bán đàn Hawai người Tây ban nha Ông nó gửi một cây đàn mừng đám cưới nó nhưng nay có con đầu lòng nên nó đem bán chưa chơi ngày nào .Nghe tới đó là tôi chịu hết nổi rồi .Ok mai tao ra

Mua được cây mới tinh cả thùng cũng của hãng khoái quá mang lên khoe

Sồn sồn đây

https://scontent.fhou1-2.fna.fbcdn.net/v/t1.0-9/13567348_1820256491539108_1792866092352080631_n.jpg?oh=3025395a38006ea65e19558467fd1a38&oe=589E352C

Đàn đây có 1.2K mà ngon ghê khỏi trả giá vì con đầu lòng

http://i.ebayimg.com/images/g/OYkAAOSwknJXzbWR/s-l1600.jpg

http://i.ebayimg.com/images/g/mQkAAOSwdIFXzbW9/s-l1600.jpg

YF_iHumW3CE

ChienKhuD

31-10-2016, 11:10 PM

Wow wow! Cây đàn đã quá. Nhìn là muốn ôm liền, tiếng chắc tuyệt lắm. Đàn tương đương mỹ nhân, phải thật sự có tài thì mới dám mơ. Ham hố như Võ đại lang thì sớm muộn gì cũng ức mà chết he he. Ôm cây đàn mấy chục triệu chẳng lẽ chỉ đánh mỗi romance, scarborough fair…

Dạo này công việc tôi tạm ổn, ráng thêm vài tháng phải ôm cây đàn ngon mới được.

Thợ Điện

01-11-2016, 01:33 AM

Wow wow! Cây đàn đã quá. Nhìn là muốn ôm liền, tiếng chắc tuyệt lắm. Đàn tương đương mỹ nhân, phải thật sự có tài thì mới dám mơ. Ham hố như Võ đại lang thì sớm muộn gì cũng ức mà chết he he. Ôm cây đàn mấy chục triệu chẳng lẽ chỉ đánh mỗi romance, scarborough fair…

Dạo này công việc tôi khá ổn, ráng thêm vài tháng phải ôm cây đàn ngon mới được.

Trông đã chưa chắc đã ngon .Phụ nữ lắm khi trông bình thường mà lại ngon mới kì

Nói chung để sở hữu một món đồ anh cần ít tiền ,sở hữu một nhén sắc cần tài năng và tí tiền .mặc khác, những thứ đó cũng dễ ,sở hữu một tài nghệ hay một nghề chơi lắm khi cần cả đời cộng với thời gian và nước mắt

Tôi mua cây đàn đó không phải vì yêu thích một món đồ chơi mà vì cảm động vì tính chất văn hoá của người Tây ban nha ,gửi một món đồ cồng kềnh lại là cây đàn để mừng đám cưới cháu đủ thấy văn hoá người tặng thế nào .Rồi cháu vì thiếu thốn khi sinh con đầu lòng lại phải đem bán điều đó thấy hết sức chua xót cho cuộc đời .Ông còn suy nghĩ gì nữa mà không mua

Đời người hơn nhau ở sức chơi ,khi lang thang buồn tê tái trên hè phố Lê Lợi sau 75 tôi vẫn nghĩ rằng nhất định có ngày mình lang thang ở Neww York thiếu niềm tin và mơ ước ông chẳng làm được gì

Bolero gợi nhớ một thời .Những năm sau 75 Sài Gòn buồn thê thiết ,cuộc sống điều kiện ,những đêm khuya những chàng trai ngồi ngoài lề đường hát hò như tiếc nhớ về những kỉ niệm xa xưa .Tương lai mù mịt ,đời tàn trong ngõ hẹpBolero nhớ đến bến xe ,xa cảng miền tây ,những chuyến vượt biển không thành ,những thành phố đến nhưng không bao giờ biết mặt .Vì đến thì đã khuya và chạy về thì đã gần sáng

uqBe9Qz1VQw

ChienKhuD

01-11-2016, 09:18 PM

Ông Thợ, lần này tôi mê cây đàn quá. Nhất định ông phải để cho tôi một cây. Có điều ông phải cho tôi trả dần dần mới được. Trả một lần thì không chi nổi. Payoneer lúc này có thêm tính năng chuyển tiền cho cá nhân ở US. Chỉ cần có thông tin tài khoản là chuyển ngay được.

Ở đây độ ẩm nhiều quá ông Thợ ạ, nhất là vào mùa mưa không biết bảo quản đàn thế nào. Chắc có lẽ đàn Nhật là hợp nhất. Chơi đàn một thời gian một cách tự nhiên thấy mình cần một cây đàn khác. May sao có ông Thợ là trùm trong lĩnh vực này. Đâu phải có tiền là mua được đàn ngon. nhiều người đóng “học phí” chết luôn chứ bộ he he.

Thợ Điện

02-11-2016, 02:17 AM

Hê hê Mê quá rồi chịu không nổi phải không ?Cũng may ông hỏi chứ tôi không có ý định mang đàn về chơi ,dự tính là đi tới đâu mượn đàn bạn bè chơi tới đó cho nó khoẻ ,mang vác mệt thấy mồ

Ông có cái quan điểm cổ hủ giống thầy ông là cứ chờ chơi đàn cho giỏi rồi mới tìm đàn tốt có đàn ngon ngồi đánh Đồ Rê Mi cũng sướng .Vì quan điểm đó mà 50 năm ông ấy cũng chỉ có một cây đàn .Trên đời có ba điều khi gặp là phải làm ngay .Rượu ngon ,gái đẹp , đàn quí .Vì thời cơ đã qua là mất hút .Ví dụ như bây giờ ông thích mà tôi lại không có hứng thú mang vác gì nữa .Tất nhiên cũng như không .Ông là dân IT yêu cầu khoái comp phải mạnh ,software phải mới bắt ông sử dụng cái comp cách đây cả 10 năm dễ gì ông chịu .Khi mình chưa muốn mãnh liệt tức là đam mê chưa đủ .Chưa hứa gì hết hãy đợi đấy

Kĩ thuật guitar bây giờ đã tiến bộ vượt bực ngãy xưa gỗ phải để 10 năm 20 năm mới đủ lão hoá mới mang ra làm đàn bây giờ gỗ tốt sử dụng phương pháp seasoned đưa qua độ ẩm đưa qua lò sấy đặt vào môi truơng -15 độ để gỗ có khả năng chịu đựng mọi nhiệt độ thời tiết .Bán đi khắp thế giới mà sản phẩm bị ảnh hưởng thời tiết thì làm sao làm ăn ông ? Đàn Nhật làm chi tiết đẹp dễ chơi nhưng thuộc loại hàng sản xuất hàng loạt nen không thể dùng công nghệ cao vì tốn kém .do đó sợ nứt nên phải làm gỗ dày mà gỗ dày thì tiếng kêu lại đục làm sao hay được

Trên máy bay mùa Tết không còn chỗ nên phải ôm trên lòng ,hoặc hi sinh không ngồi seat belt nó vào ghế rồi mình đi về đàng sau đứng .Mệt lắm !.Rê cây đàn qua mấy phi trường chứ giỡn sao

Để tôi search coi có vé giá rẻ không mua 2 vé đặt nó bên cạnh thì ok còn không thì ông hãy tạm ngồi ngóng đã

Tôi ra đi mang theo nhiều mảnh của Hà Nội, mỗi khi nhớ nhà, một mảng nào đó hiện lên trong đầu tôi. Nhất là những chiều cuối thu ở đây lạnh tê tái và ảm đạm.

một trong số những mảng đó là người ca sĩ già Lộc Vàng ở quán mái lá gianh ven Hồ Tây.

Mỗi lần đến quán Lộc Vàng, tôi chọn chỗ ngồi khuất nhất để ngắm nhìn ông hát. Đó là tiếng hát của thời gian, của quá khứ, của một giai thoại từ một cuộc đời đầy sóng gió, khổ đau. Không có sân khấu trang hoàng màu sắc, lộng lẫy. Không có những trang phục bắt mắt. Người nghệ sĩ già trong chiếc áo sơ mi, quần âu bình thản hát từ bài này sang bài khác, rất đỗi giản dị.

Ông hát những bài mình thích và những bài khách bắt buộc, thường chỉ là dòng nhạc tiền chiến hay nhạc vàng. Tôi đến quán nghe ông hát bao lần không nhớ, nhưng tôi chỉ nhớ chắc chắn tôi yêu cầu ông hát có hai lần.

Nỗi Lòng Người Đi của Anh Bằng, đó là lần trước hôm tôi lên đường rời khỏi quê hương, trong một chuyến phiêu du ngày trở về xa thăm thăm.

– Hà Nội ơi ! Giờ biết ra sao bây giờ ?

PT7W9W88lc0

Tôi chẳng biết Hà Nội của tôi giờ đang ra sao, những quán hàng quanh nhà tôi giờ có gì thay đổi ngay. thường xuyên lần cứ bâng khuâng vẩn vơ câu hát ấy trong đầu mình. Nhớ quặn thắt những chiều ngồi quán nước đầu nhà, trên cái ghế gỗ bóng loáng thời gian, nhấm một ngụm trà, rít một hơi thuốc lào và nhìn phố phường người qua lại. Nhớ tối mùa thu mát mẻ, trong lành nhâm nhi cốc cà phê nghe người nghệ sĩ già hát những ca khúc mượt mà, êm ả xưa cũ.

Bây giờ thì người nghệ sĩ già , một phần ký ức Hà Nội trong tôi ấy, ông chuyển quán rồi. Dù chẳng biết ngày nào về lại quán cũ ấy nữa, nhưng nghe tin vẫn thấy nhói chút buồn. Cái quán cũ ông thuê , giờ người ta lấy lại xây nhà. Ai từng đến quán của ông sẽ biết, mỗi cốc nước chỉ vài chục ngàn. Người ta uống bia mới uống được thường xuyên, nhưng vào khung cảnh quán như thế, nghe dòng nhạc êm ả như thế, ai mà gọi tới tấp bia để cụng ly trăm phần trăm từ ly này sang ly khác. Người ta chỉ gọi tách trà, ly cà phê và lặng lẽ ngồi nhấm nháp thương thức âm nhạc. Mấy ai uống liên tiếp vài ly cà phê hay vài ly trà. Khỏi nói cũng hình dung tiền mức thu nhập trang trải cho người phục vụ, trông xe, ca sĩ, nhạc sĩ, thuê nhà….từ mấy chục khách hàng như thế sẽ thế nào.

https://1.bp.blogspot.com/-lMErOmj93Ws/WBND0CP6M4I/AAAAAAAAJ1A/H0_BgOneuC84e2JrDbfXtHREu4CHMWpjACLcB/s320/14872542_1236733016348926_294406893_n.jpg

Người nghệ sĩ già và nghèo Lộc Vàng ấy, bất chấp tuổi tác và hoàn cảnh điều kiện vẫn theo đuổi niềm đam mê của mình là cất lên những bài ca bất hủ, những bài ca mà ông phải trả giá bằng gần 10 năm tù đày khắc nghiệt. Ông lại cặm cụi tạo một quán mới, vẫn đơn sơ, giản dị và tuềnh toàng giữa lòng Hà Nội, như chính con người ông vậy.

Mong các bạn có dịp đọc bài viết này, hãy một lần đến để ủng hộ và cổ vũ cho người nghệ sĩ già Lộc Vàng ở địa chỉ mới.

15 A, ngõ 12, Đặng Thai Mai, Hồ Tây, Hà Nội.

Ngày mai thứ bảy, quán Lộc Vàng khai trương ở địa điểm mới trên, bắt đầu lúc 19 giờ tối. Hy vọng ông sẽ nhận được nhiều sự động viên bằng sự có mặt của nhiều người.

trinhson

03-11-2016, 12:02 AM

Đoạn về quán Lộc Vàng hình như em đã đọc ở đâu đó. Bài viết chân thật, giản dị, xúc động mà cũng hấp dẫn quá. xin phép lỗi bác Thợ vì tò mò nhưng quả thực em rất muốn biết ai là người viết những dòng về quán Lộc Vàng ạ?

Thợ Điện

03-11-2016, 12:21 AM

Anh ấy là người ái mộ bác Lộc vàng

Thợ Điện

03-11-2016, 11:58 PM

Tổng thống Obama và Phu nhân nhảy múa điệu vũ ma quái của những xác ướp theo Michal Jackson trong Thriller

QsuNqEjzOeM

https://s11.postimg.org/6rwh8bqxf/image.jpg

Nụ hôn chiến thắng, nụ hôn kết thúc thế chiến 2 bi thương. Cũng là khởi đầu cho một nước Mỹ siêu cường trong bối cảnh châu Âu và châu Á tan nát.

Cái mà thế giới cần là một siêu cường có trách nhiệm, nhưng kẻ mạnh thương thiếu kiên nhẫn để lắng nghe.

https://s4.postimg.org/pv10yvg8t/image.jpg

Cũng người lính đó, chỉ sau vài năm, tại Việt Nam:

https://i2.wp.com/media.doisongphapluat.com/259/2014/4/7/tau-hai-quan-my-tham-da-nang-hai-quan-viet-nam-tang-hoa.JPG?zoom=2

thường xuyên năm sau, cũng người lính đó tại Đà Nẵng Thất bại đôi khi cũng làm thay đổi ngay tính khí của kẻ mạnh. Còn kẻ yếu chợt nhận ra, sai lầm cũng tạo ra cơ hội, miễn là có đủ kiên nhẫn.

Hôm về Chicago lục lại đống hình trong hầm thấy có tấm này hồi còn trẻ tặng cháu Huyền ,bây giờ bác đã già rồi xấu như ma nhưng lúc trẻ coi cũng tạm tạm cháu nhỉ ? Ông Trang xem xong kêu thằng bé trong lòng chú xin phéph quá .Hê hê mẹ nó là tây lai nó phải đẹp là dĩ nhiên rồi .Thằng bé đó hơn mày vài tuổi đó con ạ

http://i1217.photobucket.com/albums/dd384/yabyum1/IMG_00551_zpsxmmdlq0c.jpg

qv7N7C72_0M

ChienKhuD

04-11-2016, 12:43 AM

Hô hô nhìn không ra ông Thợ luôn. Ngày xưa ông để râu nhìn phong độ quá.

Mấy ngày qua tôi đi Chợ Rẫy thăm ông già ông anh cột chèo bị ung thư bao tử. Vào đó thấy ai cũng như ai. Ông này hồi trẻ lo cày dữ lắm giờ ngã xuống vợ bỏ đi, mấy đứa con đòi bán đất chia tiền. Giờ ông nhận ra chẳng có gì là của mình cứ khóc lóc tủi thân…

Lúc này thầy Dũng cho tôi tự do rồi ông Thợ. Nhưng thầy bảo cuối năm xuống trả bài, đàn mà không được thì năm sau học lại… hì hì.

huyenmapu

05-11-2016, 07:53 AM

Lạ thật ! cả bài viết mà lại bị hỏng đúng tấm hình bác gửi cháu xem nên cháu xin bác đăng lại cho cháu lần nữa ạ.thường xuyên lúc đi đường lại nhớ câu hỏi của bác ” nơi cháu ở có hoang vắng giống bác không ? ” . Có bác ạ : một bên dãy nhà dân ở mà giờ cũng chỉ có các ông bà cụ thôi chứ tụi trẻ lên trung tâm làm ăn hết rồi bác ạ, còn bên kia đường họ trồng lúa mì với cánh đồng cỏ cho bò ăn. không quá vắng nhưng thanh bình với những con dốc, những cây cầu nhỏ bắc vào làng cùng những con đường không đèn xanh đỏ, thường xuyên lúc cứ nghĩ cháu đang ở Đà Lạt của VN vậy.Bác đã đến Ath một lần cũng biết đi bộ từ đầu này đến đầu kia của thành phố nhỏ ấy có vỏn vẹn 45p. Nhưng cháu thấy ở đâu quen đó, mà đã quen rồi lại thấy những thành phố lớn ồn ào quá, bụi bặm quá. nhiều khi có việc phải lên trung tâm nghĩ đến là ngại vì kẹt xe hàng tiếng đồng hồ ấy ạ.

ChienKhuD

06-11-2016, 12:09 AM

He he hình ông Thợ bị bà nào gỡ xuống mất tiêu rồi Huyền ơi. Số đào hoa quá chạy đâu cũng không thoát.

Thợ Điện

07-11-2016, 01:52 AM

Huyền Bác sống trong thành phố trên 100,000 dân ở Chicago Bác phục nước Mỹ ở điểm các thành phố nhỏ và xa của nước Mỹ có mức sống, văn hoá và phát triển không kém và thường xuyên khi còn cao hơn các tp lớn. Nhà giàu Mỹ họ thích ở các tp nhỏ ngoại ô. Khác Nga chỉ tập trung vào Moscova và Peterburg, còn TQ cũng tập trung vào các tp ven biển.Nơi đây rất dễ chịu, đất rộng, xe cộ cũng ít. Nhưng thuận tiện nghi có khi còn cao hơn ở thành phố lớn. Nhà giầu ở Mỹ thường sống rất kín đáo. Có khi làm nhà ở sâu trong rừng. Con cái thường gửi nội trú vì những trường này rất kỷ luật. Ở Mỹ không bao giờ có cảnh cậu ấm cô chiêu quậy phá. Thường họ được giáo dục tốt. Ngay Donald Trump là loại Play boy nhưng các con được học hành cẩn thận, sống giản dị

Sắp bầu cử rồi Cái chính là người Mỹ họ sống theo đúng quy luật một cách tự nhiên. Cái gi thuộc về lý luận họ thống kê áp dụng thử thấy lợi ích mới làm, Tổng thống phải hứa đi đôi với làm, làm sai hứa lèo họ có cơ chế kìm hãm và thay đổi ngay. Không ai có khả năng có quyền lực vô hạn, Người dân có dân chủ thực sự, pháp luật rõ ràng, không ai được Quyền tự ngồi trên pháp luật và giáo dục quần chúng theo ý mình chính vì thế đó là 1 Cường quốc có khả năng tự điều chỉnh để luôn là văn minh và phát triển nhất Thế giới. Cứ thấy 1 điều Người Tàu họ luôn tìm cách đi sang Mỹ. chỉ khi nào họ đưa cả gia đình về lại Tàu thì hãy tin là Trung quốc đã tốt lên. Bàn chân bỏ phiếu hiệu quả hơn cái mồm

Hệ thống bầu cử Mỹ không đảm bảo người chiếm đa số phiếu là người chiến thắng trong cuộc bầu cử – mà căn cứ vào tỷ lệ phiếu thắng của từng bang .Số phận của các cuộc bầu cử vào năm 2000 đã quyết liệt ở Florida. Ban đầu, Gore đã chiến thắng . Sau đó bắt đầu cuộc tái kiểm phiếu nổi tiếng. Kết quả là, 25 phiếu đại cử tri đã đi đến thống Bush, và ông đã thắng với tỷ số năm phiếu. Gore sau đó thừa nhận thất bại, mặc dù thực tế rằng Gore được nửa triệu phiếu thường xuyên hơn Bush trong cả nước.

Thế mới gọi là cuộc chiến giữa hai anh chị em già

Tổ cha bọn “giãy hoài chưa chết”Anh-Chị già đ. biết bẩu nhauThua ta, đảng cử Dân bầuHiệp thương một quả, thế nầu cũng xong!

PS Hình ok rồi cháu

huyenmapu

07-11-2016, 06:07 AM

Cháu xem lại được ảnh rồi ạ. Bác nói đúng, dân ở đây họ thường chọn những thành phố nhỏ nhưng ở đâu cũng đầy đủ thuận tiện nghi về tất cả các mặt trong sinh hoạt mỗi ngày.Ví dụ như ở cháu là bệnh viện nhỏ vậy nhưng về công nghệ tay nghề bác sĩ giỏi không kém Brussels gì hết.Bác Lâm hồi trẻ vẫn làn da rám nắng và khuôn mặt phong trần quá ha bác. Trách sao các cô ngày ấy đến giờ vẫn nặng tình với bác lắm ạ.

roamingwind

08-11-2016, 12:17 AM

Cô Huyền, hôm nay sẽ ra bưu điện gửi lá quỳnh.

http://i956.photobucket.com/albums/ae48/roamingwind/20161106_120503_zpsolnfs9ju.jpg

nước non ngàn dậm ra đi :)Qua bên đó trong nhờ đục chịu. Chúng dể nuôi lắm, chỉ cắm vào chậu, tưới nước mỗi tuần một lần là xong.

Bác Lâm hiện giờ còn ở Chicago hả, vậy chắc bác đã bầu bằng gửi thư rồi hả ? Ngày mai tôi đi làm nhiệm vụ công dân.

come on, man

câu này trong tiếng Anh, thật ra đa phần là tiêng Mỹ vì không biết câu này người Anh có sử dụng thường xuyên như người Mỹ không, ít nhất chắc không dùng như lối người Mỹ dùng, có hai nghĩa: một là, “nhanh lên đi” (khi mình muốn hối bạn bè), hoặc “có khùng không vậy ?” (khi mình muốn diễn tả sự thể không thể hiểu nổi, ngược đời quá).

Tôi cũng sử dụng hai nghĩa trên khi nói chuyện với bè bạn. Chừng tuần trước thấy Obama dùng câu này, tiếu lâm.

Uud4D78Lyuk

diễn tả thái độ của Obama: không chịu nổi sự vô lý, ngược đời đang sảy ra trên nước Mỹ.

Cho dầu Clinton thắng kỳ này, những sự ngược đời nổ ra trong cuộc tranh cử TT này cho thấy rằng phía trong nước Mỹ đang có vấn đề rất lớn.

Thợ Điện

08-11-2016, 03:45 AM

Về rồi đang chờ mai đi bầu đây ông Gió ơi

https://hieuminh.files.wordpress.com/2016/03/trump-and-clinton.jpg?w=1400&h=788

Cử tri Mỹ định bầu cho ai đó trước cả năm, nhưng thiên tai hay nhân tai bất ngờ sẽ làm họ thay đổi ngay ý định ban đầu. Một cơn bão cũng có khả năng đánh gục một ứng cử viên đầy triển vọng.Hôm nay nước Mỹ đã đổi giờ làm việc sang mùa Đông. 12 giờ đêm ở Hà Nội là 12 giờ trưa tại Washington DC. Nếu không có gì thay đổi ngay thì không quá 48 tiếng nữa, Nhà Trắng cũng đổi chủ.Hơn chục năm qua chuyển sang Washington DC làm việc, người viết bài này chứng kiến hai thiên tai khủng khiếp ở nước Mỹ. Đó là hai trận bão Katrina năm 2005 và Sandy năm 2012.Chẳng hiểu sao, hải quân Hoa Kỳ thích dùng các tên của phụ nữ để đặt tên các cơn bão nhiệt đới. Có lẽ do lênh đênh trên biển thường xuyên ngày, lính thủy nhớ váy hồng sexy nên làm thế chăng.Trẻ trung đầy sức sống mà cô đơn trên chiếc giường cá nhân, chắc họ muốn cơn bão đến dù có bị tả tơi vì người đẹp. Tên bão thì nữ tính, hiền dịu, nhưng sự phá hoại thì khủng khiếp.Năm 2005, Katrina đổ vào vùng Florida, Louisiana, Mississippi, Alabama, làm chết gần 2.000 người, thiệt hại lên tới 79 tỷ đô la.Katrina thuộc vào 10 thiên tai kinh khủng nhất trong lịch sử nước Mỹ.Mở tivi là thấy cảnh lụt lội, người chết trôi ở New Orleans, nước Mỹ hùng mạnh về quân sự nhưng tỏ ra yếu đuối trong vụ xử lý Katrina.”Người đẹp Sandy” tràn vào bờ Đông nước Mỹ. Nàng tốc váy quay cuồng, nổi cơn thịnh nộ. Cả nước Mỹ hơi hoảng nhưng họ vẫn bình tĩnh xem nàng múa cột.Gần hai trăm người bị chết, thiệt hại gần 70 tỷ đô la, Sandy phá tan cả New Jersey, nhấn chìm New York.Katrina xảy ra khi Tổng thống Bush con vừa nhậm chức nhiệm kỳ 2 (2004-2008) dường như thỏa mãn với những gì đã đạt được trong nhiệm kỳ 1 (2000-2004).Xử lý vụ Bin Laden tấn công nước Mỹ, đưa Hoa Kỳ vào cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan giúp uy tín của Bush cải thiện, có lúc được 70-80 % dân chúng khen nức nở.Nhưng thiên tai Katrina bị xử lý chậm chạp, không hiệu quả, ông Bush không đến hiện trường ngay sau thảm họa, dân chúng than trời, có cảm tưởng nước Mỹ không còn lãnh đạo.

http://sohanews.sohacdn.com/2016/bushnovaorleans-1478452511796.jpgPhản ứng chậm chạp trước bão Katrina khiến ông Bush bị chỉ trích nặng nề. Người ta còn chế ảnh ông đứng đàn hát bên cạnh một nạn nhân của bão để phê phán

Nếu năm sau đó có bầu cử, Bush không có cơ hội nào thắng ở Florida và các tỉnh lân cận. Vai trò của lãnh đạo phải tỏ ra mạnh mẽ trước cả thiên tai chứ không những biết xử lý nhân tai như vụ khủng bố của Bin Laden.Năm 2012, vụ tranh cử giữa đương kim Tổng thống Obama và Mitt Romney đang gay cấn, chỉ còn một tuần là bầu cử, “người đẹp” Sandy bỗng xuất hiện như một thách thức có khả năng xử lý thiên tai của các ứng viên.Với sức gió lên tới 140-150 km/giờ, sự thịnh nộ của “nàng” Sandy quả là khủng khiếp. 50 ngôi nhà ở quận Queens (thành phố New York) bị lửa thiêu rụi.Ba lò phản ứng hạt nhân phải đóng cửa do gặp vấn đề về cung ứng điện và hệ thống làm nguội. Lò phản ứng thứ tư cũng trong tình trạng báo động do nước dâng.Hệ thống tàu điện ngầm New York bị ngập nước nặng nhất kể từ khi khánh thành 108 năm trước. Nước dâng cao tới 4,2m ở trung tâm Manhattan, một kỷ lục suốt từ năm 1960 sau cơn bão Donna.Đông Bắc nước Mỹ có tới 8 triệu hộ dân và Doanh nghiệp chìm trong đêm tối.Cả thế giới nhìn vào Tổng thống Obama xem ông xử lý tình huống khẩn cấp thế nào. Những bang “ba phải – swing states” cũng đưa ông vào tầm ngắm.Đúng như mong đợi, ngay sau cơn bão, Obama đã đến thăm các khu vực bị Sandy càn quét ở New Jersey.Từ Washington DC: Lá phiếu thiên tai và nhân tai trong bầu cử tổng thống Mỹ – Ảnh 2.Ông đi cùng Thống đốc bang này là Chris Christie, một người chống kịch liệt Tổng thống trong tranh cử giữa đảng Cộng hòa và Dân chủ.Sau vụ đó, Christie đổi ý, khen Tổng thống hết lời “Tôi không thể dùng lời nào cho đủ để cảm ơn Tổng thống vì sự quan tâm cũng như tình cảm cá nhân của ông cho người dân ở tiểu bang chúng ta”.Washington Post làm một cuộc thăm dò, cứ 8/10 người nhận xét, Obama xuất sắc, hoặc tốt.Thị trưởng New York, Micheal Bloomberg, khi đó đứng trung lập giữa Obama và Romney, cũng khen cách thức Obama xử lý Sandy. Bloomberg bầu cho ai sẽ kéo theo cả triệu lá phiếu của dân New York.Ứng viên Romney cũng đến tận nơi đưa quần áo, phát thức ăn, đồ uống cho người bị nạn. Nhưng không thể sánh với Obama ở tầm Tổng thống đã làm đúng những gì người dân mong đợi, chỉ đạo và tập trung mọi nguồn lực cứu dân trong thảm họa.Cuồng phong Sandy ngẫu nhiên bỏ phiếu cho Obama bằng lá phiếu thiên tai. Không ai ngạc nhiên khi Obama thắng tuyệt đối năm đó.Nhưng sự cuồng nộ của Sandy không làm dân New York lo sợ bằng vụ Bin Laden tấn công tòa tháp đôi, ám ảnh khủng khiếp nước Mỹ và cả thế giới trong thời gian dài.Năm 2004, khi cuộc đua giữa John Kerry và George Bush đang quyết định, phần thắng đang thuộc về Kerry thì Bin Laden lù lù xuất hiện trên mạng với băng ghi âm hù dọa Hoa Kỳ.Người Mỹ vẫn nhớ vụ kinh hoàng 11-9 và cách mà ông Bush xử lý tận gốc vấn đề.Cán cân lại nghiêng về đảng Cộng hòa vốn không khoan nhượng với khủng bố, nhân quyền và dân chủ. Nước Mỹ có thêm loại phiếu nhân tai, dân sợ Bin Laden nên đã bầu cho Bush.Trùm khủng bố quả là cao tay, “giúp” ông Bush con thêm một nhiệm kỳ, phá nước Mỹ thường xuyên hơn. Tại vị chưa chắc đã hay, giá như ông Bush ra đi đúng lúc.Nhiệm kỳ 2 của Bush bị cơn bão Katrina làm lu mờ hình ảnh lãnh đạo mạnh mẽ trong chống khủng bố.Năm 2008, Obama thắng bởi người Mỹ muốn thay đổi ngay, vì kinh tế lụn bại, hình ảnh nước Mỹ thảm hại trên trường quốc tế.Trong 8 năm cầm quyền, Obama không gây ra ra cuộc chiến nào, chỉ có vài viên đạn kết liễu Bin Laden. Thế giới bình yên hơn nhưng Mỹ dường như yếu đi.Khi cần an ninh quốc gia hay bá chủ thế giới, người Mỹ bầu cho Cộng hòa. Muốn ổn định cho kinh tế đi lên, họ bỏ phiếu cho Dân chủ.năm nay, cuộc đấu giữa hai ứng viên dù đã ở tuổi thất thập nhưng không kém phần gay cấn. Hiện tỷ lệ ủng hộ cho hai bên khá sát sao. *

Nhưng cán cân sẽ thay đổi ngay, nếu có một Bin Laden khác lù lù hiện ra. Lúc đó Sandy có tụt váy, lộ hàng, cũng chẳng giúp gì cho lá phiếu mang danh sự ổn định.Bin Laden đã chết dù tin tức đồn râm ran sẽ có khủng bố vào ngày bầu cử. Tin này chắc chắn có lợi cho Trump vì đảng Cộng hòa của ông rất giỏi trong việc xử lý khủng bố.Người Mỹ vốn thực tế và công bằng trong mọi hành xử. Chia tiền khách sạn, tiền ăn tại nhà hàng với người yêu và cả khi cầm lá phiếu trên tay.Định bầu cho ai đó trước cả năm, nhưng thiên tai hay nhân tai bất ngờ sẽ làm thay đổi ngay ý định ban đầu.Bầu tổng thống bằng lá phiếu và lật đổ cũng bằng lá phiếu thông qua cách xử lý thiên tai hay nhân tai, không cần triết lý hay biện chứng trong thời khắc nguy hiểm.Cử tri Mỹ luôn công bằng vì đặt an ninh và quyền lợi quốc gia lên hàng đầu chứ không vì đảng phái Cộng hòa hay Dân chủ.

Không có cảnh đường phố treo đầy cờ Mỹ với giăng mắc chi chít băng rôn kiểu như “Đi bầu là nghĩa vụ của mọi người dân”, người Mỹ, nhìn bề ngoài, dường như không quan tâm cuộc bầu cử quan trọng theo cách mà truyền thông Mỹ tường thuật mỗi ngày. Trong các thành phố mà tôi đã đi qua từ Bắc xuống Nam bang California (San Jose, Fresno, Bakersfield, Los Angeles, Orange County…) hoặc thậm chí New York City, chẳng nơi nào có “không khí náo nhiệt ngày hội đi bầu”, nếu không kể những panô ứng cử viên cấp địa phương dựng trơ trọi vài góc đường.

Tóm lại là không có “Nhiệt liệt chào mừng ngày bầu cử các cấp” hoặc “Sáng suốt lựa chọn…”. Trong thực tế, người Mỹ không thờ ơ với cuộc bầu cử. “Quyền làm chủ” được họ hiểu rõ mà không cần được nhắc. “Quyền làm chủ” bao gồm cả việc thích đi bầu hay không mà chính quyền không thể ép buộc.

91aLTPM-uTM

roamingwind

08-11-2016, 07:36 AM

Bầu cử TT Mỹ, ngoài bỏ phiếu cho TT và các dân biểu, mỗi bang, mỗi tỉnh, còn một số luật dân phải bầu. Hôm qua tôi phải bỏ một ít thời giờ ngồi xuông đọc một đống luật được đề nghị, của California và thành phố tôi ở. Cố gắng làm công dân gương mẫu tốn thời giờ thật !! Ngày mai tôi sẽ bầu cho luật được hút marijuana :), cần sa. Mấy ông bên VN sau này có qua chơi California sẽ được hút thả dàng.

Hôm qua đọc truyện ngắn Breakfast At Tifany’s , bao nhiêu năm nay mới đọc truyện này (!!), đoạn cuối làm nhớ người xưa.

Đoạn khi nàng Holly giục bỏ con mèo ngày mưa bỏ phố ra đi; rồi hối hận khi kiếm không được con mèo.

“‘But what about me?’ she said, whispered, and shivered again. ‘I’m very scared, Buster. Yes, at last. Because it could go on forever. Not knowing what’s yours until you’ve thrown it away'”

“‘Còn em thì sau ?’ Nàng thiều thào, rung rẩy. ‘Em sợ lắm, anh Hai. Vâng. Bởi vì nó sẽ lặp lại mãi — không biết cái gì của mình cho đến khi mình giục mất nó'”

Trong truyện của tôi, tôi là con mèo. Hên quá tôi chỉ là RoamingWind thôi, không phải là RoamingHeart. RoamingHeart là khổ dài dài.

BOByH_iOn88

huyenmapu

08-11-2016, 03:25 PM

Cháu cảm ơn bác Gió. Bác gửi cháu thường xuyên thân quá có làm cây chủ yếu đi không ạ..

ChienKhuD

08-11-2016, 08:53 PM

căng thẳng quá ông Gió. Bên đây cũng bàn tán vụ bầu cử thường xuyên đến nỗi mấy ông đạo trên núi cũng tham gia. Vừa rồi có một ông được thường xuyên người nể tài tiên đoán bảo rằng đến phút cuối Trump sẽ thắng.

roamingwind

09-11-2016, 12:25 AM

Cô Huyền khỏi lo, cây chủ còn mạnh lắm. Bưu điện nói chừng 12 đến 16 ngày sẽ đến nhà cô (đuờng nhà cô Huyên có tên dể thương há).

Hồi đó, chừng 6 năm trước, bạn của vợ hiền đem đến cho tôi cũng một mớ thân quỳnh như vậy. Rồi tôi cứ bỏ vào chậu mỗi tuần tưới nước một lần. Mùa đông vừa rồi tụi nó bị gì yểu nảo ra, tôi chiếc ra hai chậu con. Bây giờ tôi có đến ba chậu quỳnh trắng.

Nói là thôi không trồng cây nữa, để thời giờ cuối tuần làm chuyện khác, nhưng tôi đang kêu thợ làm lại sân trước và sân hông nhà. lại phải trồng cây sau khi thợ làm xong !!

Tôi vẫn tin là tôi bấm độn không sai đâu ông Đ. Clinton sẽ thắng thôi. Bà này dở thật: có Obama và Michelle, Biden và ông Clinton, theo ủng hộ sát nách, hô hào đám người theo họ bầu cho bả, mà bả làm muốn không lại Trump. Chỉ là sê xich một chút thôi. Chỉ có bả mới có khả năng thua được Trump thôi.

ChienKhuD

09-11-2016, 02:37 PM

Cập nhật tin từng giờ. Trump dẫn trước thường xuyên quá. Thôi ông Thợ tính đường về quê còn ông Gió chuẩn bị sang Canada là vừa.

ChienKhuD

09-11-2016, 03:34 PM

Chợt thấy lòng nghèn nghẹn. Ông Gió – ông Thợ, có ghé Canada lên Belleville nhặt tôi vài chiếc lá maple. Một phút ngẫu hứng viết vội bài thơ.

Anh trở lại BellevilleNhặt em vài chiếc là mùa thuRừng phong năm cũChiều công viên ghế đá buồn hiu

Năm tháng trôi quaSóng mạn thuyền còn đang vỗBỗng chiều nayBến cũ tàu rời ga…

Ly cà phêThiếu mất vài giọt đườngNên thấy lòng chợt đắngNỗi niềm tha hương!

roamingwind

09-11-2016, 10:58 PM

Thấu Cấy

thấu cấy nặng quá ôg Đ ơi. Ông Đạo nào trên núi ông nói bấm độn qua mặt tui rồi, hay hơn các tay nghề bàn chính trị bên Mỹ luôn.hihi…. Đảng Cộng Hòa thắng lớn — nhà Trắng, và Thượng, Hạ Viện. Bây giơ ngồi xem ảnh hưởng của thị trường chứng khoán.Khi nguời Mỹ lên cơn.

Thôi, được cái là dân California thông qua luật hút cần sa rồi. Bác Lâm có buồn qua đây vấn vài điếu hihi….

Thợ Điện

09-11-2016, 11:09 PM

Trump thắng tôi vui quá nhờ đó kiếm được tí tiền ăn chơi ,cờ bạc mà làm sao bỏ qua dịp may thế này .Tôi đã thấy dân Mỹ ghet Hilary từ 8 năm trước rồi nhưng bà ấy vẫn kiêu hãnh sống trong ảo tưởng .Bị vố này là biến khỏi chính trường luôn

trung_cadan

10-11-2016, 01:03 AM

Trump thắng tôi vui quá nhờ đó kiếm được tí tiền ăn chơi ,cờ bạc mà làm sao bỏ qua dịp may thế này .Tôi đã thấy dân Mỹ ghet Hilary từ 8 năm trước rồi nhưng bà ấy vẫn kiêu hãnh sống trong ảo tưởng .Bị vố này là biến khỏi chính trường luôn

Nghe đâu 1 ăn hơn 4 hả huynh ?

tút của em trên face đây ạ :

https://scontent-hkg3-1.xx.fbcdn.net/v/l/t1.0-9/14956537_928717403936238_1707911297892119537_n.jpg?oh=5aff7fec238a68b8b308616068d0a119&oe=58D19E59

P/s : ăn to hem :tlkdcuoi !!!

Thợ Điện

10-11-2016, 01:55 AM

Mình đánh muộn Trung lúc đầu thì 1 ăn 5 nhưng khi lùm xùm vụ email thì chỉ còn 4 ăn 9 thôi mình đánh vào lúc này vì nghĩ đến trận tranh cử của Thống đốc Dewwey với Truman trong quá khư Dewwey đang dẫn điểm cũng FBI xì tin giờ chót khiến ông bị thuaTruman

trung_cadan

10-11-2016, 01:58 AM

Mình đánh muộn Trung lúc đầu thì 1 ăn 5 nhưng khi lùm xùm vụ email thì chỉ còn 4 ăn 9 thôi mình đánh vào lúc này vì nghĩ đến trận tranh cử của Thống đốc Dewwey với Truman trong quá khư Dewwey đang dẫn điểm cũng FBI xì tin giờ chót khiến ông bị thuaTruman

Cứ chén là ngon rồi huynh ạ hihi …

ChienKhuD

10-11-2016, 03:29 PM

Hi hi ông Gió chờ tôi qua. Hôm qua mấy thằng công ty tôi cũng bàn tán xôn xao. Tụi nó là dân mỹ trắng mà cũng lảm nhảm hết sức. Một lát boss trùm lên chửi “cấm nói chuyện chính trị trong giờ làm việc” nên im re hết :).

Tử lộ nào cũng tồn tại một sinh lộ mà. Biết đâu sau này ông Gió có giá vì không còn ai được nhập cư vào US nữa, he he.

123456

10-11-2016, 09:18 PM

em ở bên Mã,dân tình bên này cũng theo dõi sát sao lắm,theo dõi từ hồi debate

thật tình từ thời điểm debate đã cảm thấy ông Trump năm nay sẽ thắng,khi bà Hilary tuy thắng trên mặt trận truyền thông,nhưng khảo sát sau debate thì lượng ủng hộ ông Trump lại tăng lên. suy cho cùng thì nước Mỹ vẫn là đất nước thực dụng nhất,bà Hilary tuy hùng biện tuyệt vời + thêm truyền thông ưu ái bà rõ ràng,nhưng kết quả thì bà Hilary luôn bị dẫn trước từ những giây phút đầu tiên của cuộc bỏ phiếu. người dân Mỹ đã gửi 1 thông điệp mạnh mẽ tới đảng dân chủ,họ đã quá chán ngán với những lời hứa hẹn suông,họ thích thực tế và kinh tế hơn là biến nước Mỹ thành người anh cả của thế giới

đứng ở phương diện Châu Á, bỏ qua vấn đề ” tạm biệt giấc mơ Mỹ” khi triều đại của Trump chắc chắn sẽ rất khắt khe với vấn đề nhập cư. thì nhân dân VN có khả năng buồn,khi ông Trump khẳng định trong bài phát biểu của mình rằng “i love china”,trong khi ông Obama mới đây bị Rodrigo tổng thống Phi chửi là “son of the bitch” và tuyên bố tuyệt giao với Mỹ nếu họ còn can thiệp vào chuyện chống ma túy của ng Phi. đương nhiên người ta hiểu rằng, khi ông Trump lên,biển đông là chuyện của Châu Á,người VN có lý do để buồn

thêm nữa,trong vụ debate vừa qua,điểm yếu chính mà ông Trump tấn công bà Hilary chính là vụ email cá nhân và TPP. khi bà Hilary từng ủng hộ hiệp định TPP ,còn ông Trump gọi đó là hiệp định tồi tệ nhất trong lịch sử nước Mỹ. có lẽ ng Vn chưa quên chuyến thăm của TBT Trọng sang Mỹ,để vận động cho VN dc tham gia vào TPP với thường xuyên triển vọng,thì nay hầu như 100% sẽ ko có TPP nào được thông qua. có lẽ ko ít ng VN cũng có lý do để buồn

ChienKhuD

10-11-2016, 11:58 PM

Sát nhà có một quán dành cho mấy ông cỡ tuổi ông Thợ tới chơi. Tôi vô chơi thấy “lính tráng” đâu quá chừng, mấy bà sồn sồn nhảy nhót cũng dữ lắm. Toàn chơi Bolero à ông Thợ.

https://dl.dropboxusercontent.com/u/4415394/Funny/IMG_1045.JPG

roamingwind

11-11-2016, 12:03 AM

Hình diểu cảnh sát biên giới Canada đi tuần phòng ngờ dân Mỹ chạy qua Canada.

http://img.ifcdn.com/images/b8e320c6302d6df2563d38acc5305c3211b736e5020e414718c2d74cdecbc070_1.jpg

Twitter chính thức của Canada hôm thứ ba đăng ra câu:”Tại Canada, công ty chúng tôi ủng hộ dân dịnh cư đem theo văn hoá truyên thống, và chia sẽ với các công dân trong nước.”

https://twitter.com/Canada/status/796170592466718721/photo/1

(nói xéo ông Trump)

Các ông bên VN mà ủng hộ cho Trump, bên Mỹ có câu: “coi chừng những gì bạn muốn (biết đâu nó ra sự thực).” Sau này (rất gần đây), Trung Quốc chiếm lấn Hoàng Sa Trường Sa ai đứng ra can thiệp dùm ? Trump mà đứng ra can thiệp thì sẽ hỏi trước “mấy ông có đóng tiền cho chi phí Chúng Tôi không ?” Và như ông 1234 nói, mất TPP thì VN mất một mớ tiền rất lớn.

Đồng ý với ông Đ, chổ nào cũng có sinh lộ. Thật ra, tôi có cảm giác Trump lên tôi sẽ có thường xuyên tiền vào thêm, vì ông ta tạo cơ hội cho người có tiền làm thêm tiền. Với lại, tôi dị ứng với buồn và khổ; buồn buồn thì được chứ buồn khổ thì không có tôi … hihi.

huyenmapu

11-11-2016, 09:05 AM

Lớp học của cháu cũng rầm rộ mấy hồi vì cái ghế tổng thống Mỹ, mấy cậu bạn cùng lớp người hồi giáo thì cho rằng nó không ảnh hưởng gì đến Europe nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến người dân của họ vẫn còn kẹt lại trong các trận chiến, Trump lên nắm quyền chắc chắn chiến tranh sẽ xảy ra tiếp ở đất nước của họ. Trên facebook của họ đã có những hình ảnh chế của Trump với lời tuyên bố ” cứ đợi đấy tôi sẽ đến “Chiến tranh chỉ tổ làm khổ dân và con nít các bác nhỉ. Khủng bố lại do một số phần tử cực đoan chứ không bao hàm toàn bộ dân sống tại đất nước đó. Chỉ dân chúng vô tội chết oan trong các trận chiến là khổ.

Thợ Điện

14-11-2016, 02:14 AM

Khuya hôm đó nhận được message ông D báo Trump thắng trận nhưng không trả lời vì tôi tin ở dân Mỹ chưa bao giờ chọn sai tổng thống .nhiều người bi thảm hoá quá mức ,tuy nhiên họ không hiểu rằng kết quả vừa rồi là cái tát vào mặt các chính trị gia Mỹ .Họ không lường hết phản ứng của dân Mỹ ,vắn tắt dân mỹ chỉ muốn Hilary tượng trưng cho tầng lớp trên đừng lảng vảng ở nhà trắng nữa .Vậy thôi ! Bài sau đây ông bố quá bi luỵ đánh giá chưa đúng .Thật ra đâu phải Trump muốn làm gì thì làm đâu .Nhưng tôi phục Trump ở chỗ vừa chiến đấu với Dân chủ vừa chiến đấu với Cộng hoà đâm sau lưng vừa chịu bão táp của truyền thông ,móc tiền túi ra ứng cử ,hầu như một người ứng cử độc lập vậy .Thế mà chiến thắng mới hay chứ

Con gái của Bố!

Đã một tuần lễ trôi qua, kể từ đêm hai bố con mình hầu như thức trắng, mỗi người ở một nơi mà khoảng cách không gian tính ra dài gần một ngàn dặm đường. Qua trung gian đường dây điện thoại, bố cảm được nỗi tuyệt vọng của con khi nhìn những con số nhảy múa trên mặt màn hình máy tính. Ở căn nhà cũ của chúng ta, nơi con sinh ra và trưởng thành, rồi bay ra khỏi tổ ấm đi xây dựng đời mình, bố cũng ngồi lặng lẽ trước máy tính, cũng cùng một cảm xúc như con. Vì những con số đang nhẩy múa ấy, đã không như bố và con mong đợi.

Sự không mong đợi ấy, với bố, tuy là một ngạc nhiên thật khó chịu, nhưng không đến nỗi khiến bố bị mất thăng bằng tâm lý. Sống đến từng tuổi này, bố đã nhiều phen trải qua những bất ngờ bi thảm hơn thế, tệ hại hơn thế. Thí dụ như cái kết bất ngờ của cuộc chiến tranh Việt Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lúc ấy con còn đang ở lơ lửng đâu đâu trong vũ trụ mênh mông này.

Với con, bố biết, đó là một biến cố sẽ ghi dấu trong tâm hồn non trẻ của con như là một trong những sự kiện khó quên của một đời người. Giọng nói sũng nước, ngắt quãng của con qua điện thoại, vào lúc 2 giờ sáng, với một câu đơn giản “Bố chưa đi ngủ hả bố?” đã đủ để bố hiểu hết những gì đang diễn ra trong đầu con lúc ấy.

Cuộc chạy đua vào cấp bậc quyền lực nhất hành tinh đã kết thúc. Có một kẻ thắng. Và tất nhiên, và cạnh đó có một người thua.

Bố biết, cùng với hàng triệu người, hàng chục triệu người, hàng trăm triệu người (Mỹ và không phải Mỹ trên thế giới) đêm hôm đó con đã khóc. Không phải vì kẻ thua. Bố biết điều đó. Nếu nước mắt đổ ra vì một kẻ thua trên đấu trường chính trị, thì chẳng có gì nhiều để nói. Và hẳn là bố sẽ không có động lực để ngồi viết lá thư này cho con. Cho cả những lớp trẻ đã ôm nhéu khóc, hay lặng lẽ ôm mặt tức tưởi một mình như con, đêm hôm đó.

Bố hiểu, nước mắt của con, của những người trẻ cùng trang lứa, đã đổ ra vì kẻ thắng. Hay nói đúng hơn, vì những lá phiếu của gần 60 triệu cử tri Mỹ đã bỏ cho ông ta.

Con khóc cho một niềm tin vào sự tốt đẹp của con người, mà nước Mỹ là nơi sản phát sinh những biểu tượng tốt đẹp nhất, là thành trì kiên cố nhất để bảo vệ, để xiển dương, nay dường như đã không còn là nước Mỹ mà cả thế giới hướng về như một vị cứu tinh mỗi khi hoạn nạn.

9ExFsliên lạc-O-o

có khả năng con đang tự hỏi con: Tại sao thế?

Bố cũng đang tự hỏi mình: Một anh trọc phú gặp vận may, cuối đời muốn kiếm thêm một danh vị cho xứng với sự giàu có (?) của mình, thì có gì mà phải bi thảm hóa vấn đề như thế?

Rà soát lại tất cả những gì xẩy ra từ hơn một năm này, bố trả lời con – và cả với chính bố rằng: Đấy chính là vấn đề. Vì chỉ muốn kiếm thêm một chút danh vọng cuối đời, ông ta đã bất chấp tất cả những chuẩn mực đạo đức tối thiểu của một con người bình thường: dối trá, bịa đặt, mị dân, khơi dậy những phần u tối nhất vồn tiềm ẩn trong mỗi con người để họ tưởng rằng ông ta chính là vị cứu tinh thời đại, chính là sứ thần đến từ trời, và bằng phép lạ trời trao, ông ta sẽ biến đất nước này thành vĩ đại như nó đã từng vĩ đại (trong trí tưởng tượng của ông ta và của phần u tối nhất trong mỗi con người).

I am the only one who can fix our problems! (Nghĩa là: Tôi là người duy nhất có thể sửa lại những vấn đề tệ hại của nước Mỹ).

Con có còn nhớ trong một buổi nói chuyện với cử tri, sau khi chỉ ra những vấn đề có thật và không có thật của nước Mỹ Hiện tại, ông ta đã hùng hồn tự tuyên xưng như thế. I am the only one who can fix our problems!

Thời buổi nhiễu nhương thường hay xuất hiện những kẻ giả hình. Như ở Phi Luật Tân. Như ở nước Anh. Như ở Thổ Nhĩ Kỳ. Và chúng đã thành công trong sứ mạng tiêu diệt những gì tốt đẹp nhất của nhân loại theo lệnh của quỷ dữ, theo lệnh của những ước vọng tội lỗi ngàn đời mà mỗi con người chúng ta, chẳng may, cưu mang từ lúc mở mắt chào đời. Những ước vọng tội lỗi ấy, vốn đã bị trói tay trói chân nhờ những chuẩn mực luân lý, nhờ niềm tin tôn giáo, nhờ những luật pháp được đặt ra để ngăn ngừa, để trừng trị nếu một người nào đó để cho phần thú tính trong mình ngóc đầu dậy làm tổn hại xã hội chung quanh.

Thế nên, cái ý nghĩa biểu tượng đáng sợ nhất của kẻ giành được phần thắng trong cuộc đua nhơ nhuốc, bẩn thỉu chưa từng có tiền lệ trong lịch sử chính trị Mỹ, chính là đã khơi mào cho niềm hy vọng phục sinh những gì u tối nhất trong phần thú của con người bấy lâu nay bị sự công chính, điều thánh thiện thể hiện qua luân lý, qua tôn giáo, qua luật pháp đè bẹp.

Con biết không! Những người tị nạn Việt Nam mình, mấy chục năm trước đặt chân lên đất Mỹ, thường xuyên người may mắn chỉ gặp những người Mỹ đầy lòng hảo tâm, đầy lòng trắc ẩn sẵn sàng mở rộng vòng tay chào đón những kẻ hoạn nạn phải lìa bỏ quê hương xứ sở của mình đến đây nương thân, lập nghiệp.

Nhưng vẫn có những người tị nạn Việt Nam khác, chẳng may gặp phải những ánh mắt rẻ rúng, khinh miệt, thậm chí có những cử chỉ xua đuổi, dọa nạt nơi một số người bản xứ hẹp hòi, ích kỷ. Sở dĩ họ không dám làm điều gì tệ hại hơn là vì xứ sở này có luật pháp. Mà nếu họ vi phạm luật pháp thì chắc chắn sẽ phải gánh chịu hệ lụy không hay. Nhờ vậy, chúng ta được sống an ổn, được có cơ hội vươn lên nơi mảnh đất hợp chủng này.

Con thử tưởng tượng chúng ta là những kẻ chân ướt chân ráo nhập cư nước Mỹ khi kẻ vừa thắng cuộc tranh cử đang chuẩn bị cầm quyền, khi những luận điệu dối trá mị dân của ông ta còn tươi rói bên tai những kẻ ủng hộ cho ông ta, khi mà cảm thức “phục hồi lại một nước Mỹ vĩ đại” đang thừa thắng xông lên trong mọi ngõ ngách của đời sống thường nhật: công ăn việc làm, sinh hoạt văn hóa xã hội . . . thì liệu cơ hội cho những kẻ “khốn cùng” này có được bao nhiêu phần may mắn như chúng ta đã từng may mắn mấy chục năm trước?

Dường như trong những kẻ tị nạn Việt Nam năm xưa, có người chỉ nhìn thấy phần “Rambo” siêu nhân, sức mạnh nước Mỹ trong những lời “huyên hoang”, “nói cho sướng miệng” của tay trọc phú, với hy vọng nhìn thấy ông ta “bóp nát” bọn Trung quốc láo xược, trừng phạt thẳng tay nhà nước độc tài vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng, nếu bình tâm lại, người ta sẽ thấy chính sách đối ngoại của nước Mỹ được đặt ra không phải chỉ bởi vị tổng thống đương nhiệm, mà còn bởi quốc hội, bởi những tổ chức lợi ích dấu mặt đằng sau sân khấu chính trị, và luôn luôn với mục tiêu vì quyền lợi nước Mỹ trên hết. Hiếu chiến hay ôn hòa, mạnh tay hay hòa hoãn, trước hết phải xem nó có mang lại lợi ích cho nước Mỹ hay không trước đã.

Thế nên, mong đợi điều tốt lành xẩy ra cho đất nước mình bằng cách ủng hộ một vị tồng thống Mỹ “Rambo”, siêu nhân là một ảo tưởng tội nghiệp.

Để rồi quên đi, hay không nhìn thấy, những hệ quả đáng sợ của một quan niệm (không phải chính sách, vì sẽ không bao giờ có cơ hội trở thành chính sách) có tính kỳ thị chủng tộc, màu da, tôn giáo của kẻ đang chuẩn bị nắm quyền ở nước Mỹ. Gần 60 triệu cử tri bỏ phiếu cho ông ta là những người đã, đang và sẽ sở hữu vũ khí (giết người) trong tay với chỗ dựa, niềm tin, lý do biện minh là Hiến Pháp nước Mỹ cho phép họ sở hữu chúng, rằng người giữ chức vụ cao nhất của chính quyền nước Mỹ muốn họ sở hữu chúng. Điều gì sẽ xẩy ra – khi một kẻ điên, kẻ cuồng tín, kẻ ganh ăn tức ở, kẻ nhìn người khác chủng tộc đến đây như là để giành mất công việc béo bở lương cao, chiếm mất chỗ ở được thiên nhiên ưu đãi khí hậu hiền hòa, lái những chiếc xe sang trọng sản xuất từ ở những nơi không phải nước Mỹ, là những kẻ làm cho nước Mỹ không còn vĩ đại như xưa nữa – lúc nào cũng có sẵn cây súng trên tay.

Trong số 60 triệu người ấy, chỉ cần một tỉ lệ rất nhỏ có tâm trạng bất ổn như thế cũng đã đủ để đe dọa sự an toàn của 300 triệu người còn lại, trong đó có con cái những kẻ tị nạn người Việt, những danh mục thượng hạng của sự cần cù, cầu tiến, quyết tâm vươn lên, quyết tâm chăm chỉ học hành và hiện đang may mắn có được những công ăn việc làm tốt đẹp, làm chủ những căn nhà đắt tiền, những chiếc xe thuận tiện nghi, những cơ sở kinh doanh, sản phẩm phát đạt khắp nơi trên đất Mỹ.

Thành quả ấy không đến từ sự may mắn từ trời rơi xuống. Và chắc chắn, không đến từ kẻ huyênh hoang tự tuyên xưng “I am the only one who can fix it!”. Trong một xã hội cạnh tranh công bằng, kẻ nào chăm chỉ, kẻ nào thông minh, kẻ ấy sẽ thành công.

Trên thế giới này, không có chủng tộc nào thông minh hơn, tài giỏi hơn chủng tộc nào. Chỉ có những môi trường lành mạnh thích hợp cho những bộ óc lỗi lạc phát triển tài năng của mình. Xã hội Mỹ Hiện tại đang chứng tỏ là một môi trường đúng mực, là nơi mọi tài năng bất kể chủng tộc, màu da, tôn giáo, đức tin – đều có cơ hội chứng tỏ chính mình. chính vì thế, nó thu hút những bộ óc lỗi lạc đến từ khắp nơi trên thế giới.

Đây mới chính là sự vĩ đại của nước Mỹ, mà không quốc gia nào trên thế giới có thể cạnh tranh được với nó. Nó vĩ đại vì nó đã giúp cho những con người vĩ đại trở nên vĩ đại, vì những con người này không thể có được những thành tựu vĩ đại nếu họ không sinh sống ở nước Mỹ. Một thanh niên Việt Nam mới 18 tuổi đã trở thành giáo sư phụ tá giảng dạy môn Toán Học ở một trường ĐH lừng danh ở tiểu bang Oklahoma, Hoa Kỳ sẽ không bao giờ đạt được thành tựu đó nếu em sinh sống ở Việt Nam, ở trên quê hương cha sinh mẹ đẻ của mình. Và sự thành công ấy đến từ nước Mỹ, của nước Mỹ, chứ không phải Việt Nam. Vinh dự ấy là dành cho nước Mỹ, chứ không phải “vinh danh tổ quốc Việt Nam” như báo chí trong nước một dạo làm ầm ĩ về sự kiện này.

Theo bố, khẩu hiệu mị dân “Make America Great Again” chỉ làm cho nước Mỹ kém đi phần vĩ đại như nó hiện đang được thế giới tôn xưng là vĩ đại. Một căn nhà, một đất nước làm sao có thể trở thành vĩ đại nếu như nó không thể dung chứa được thế giới trong căn nhà, trong mảnh đất của mình?

Con hiện làm việc trong lãnh vực phần mềm máy tính, máy điện thoại thông minh. Bạn bè, thầy cô của con có nguồn gốc từ gần như khắp nơi trên thế giới. vì thế, thành phần tôn giáo những người này cũng rất phong phú. Nhưng, như con đã kể với bố, họ đều có cùng một mẫu số chung: niềm đam mê với công việc họ đang làm, đam mê với những phát minh có thể làm lợi cho toàn thế giới, biến những mã số vô tri vô giác thành công cụ xiển dương tình yêu, sự bình đẳng, sự sống chung hòa bình của những dị biệt trong mọi lãnh vực cuộc sống. Thêm một cái chung nữa: với những lớp trẻ đa chủng tộc, đa tôn giáo này, nước Mỹ là điểm tập họp, là nơi dung chứa, là mảnh đất màu mỡ nuôi nấng niềm đam mê của họ, giúp họ ngày một điêu luyện hơn trong kỹ năng mài dũa công cụ kỹ thuật đem con người trên thế giới đến gần nhau hơn trên một mặt phẳng toàn cầu.

Con gái của bố!

Bố hiểu rằng, suốt một tuần lễ nay, con và những người bạn trẻ của con sống trong một nỗi sợ hãi mơ hồ về sự bất an, về sự nhục mạ có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu. Tin tức về những sự kiện người ta hành hung, đe dọa, phỉ báng lẫn nhéu với lý do chủng tộc, tôn giáo, đồng tính xẩy ra dồn dập song hành cùng với những cuộc biểu tình xuống đường của những người không tán thành với kết quả bầu cử ở khắp các thành phố lớn ở nước Mỹ hẳn sẽ khiến con càng thêm cảm thấy bất an hơn nữa. Con phải nhớ rằng nước Mỹ là nơi ai cũng được quyền nói lên ý kiến của mình. Và dù thế nào, vẫn còn đó một nền pháp luật nghiêm chỉnh. Và cho dù những kẻ từ trước tới nay vẫn không hề dấu diếm sự kỳ thị của mình đối với người da màu, đối với người khác chủng tộc, đã ngang nhiên lái những chiếc xe tải chạy thẳng vào đám đông người biểu tình cũng không hề có nghĩa là pháp luật Hiện tại của nước Mỹ sẽ nhắm mắt để mặc họ muốn làm gì thì làm. Họ sẽ bị trừng trị, bất kể vị tổng thống vừa đắc cử là người đã “gây hứng khởi” (inspired) cho những hành động phạm pháp của họ.

Nước Mỹ không phải chỉ của gần 60 triệu người đã bỏ phiếu cho ngài trọc phú. 60 triệu 300 ngàn người khác đã chính thức bỏ phiếu ngược lại, trong đó có hai bố con mình. Và đừng quên gần 200 triệu người khác đã không bỏ phiếu, hay chưa được quyền bỏ phiếu, hay chưa đến tuổi được bỏ phiếu. Đó là bố không tính đến dư luận của những người công chính sống mặt khácnh giới nước Mỹ. Con số này lớn hơn rất nhiều.

Love trumps hate. Con thừa biết rồi đấy. Tình yêu luôn luôn chiến thắng hận thù. Lẽ phải luôn thuộc về đám đông. Con là một người trong đám đông ấy. Và con, cùng với các bạn của con, sẽ là những người chiến thắng, dù nhất thời các con cảm thấy mình bị hụt hẫng vì những gì hiện đang xẩy ra.

Cùng với hàng trăm triệu người Mỹ, con hãy tiếp tục chứng minh với những người muốn “Make America Great Again” rằng, nước Mỹ Hiện tại đang vĩ đại vì những điều nó đang làm, vì nó đã dung chứa được những người như con, con cháu những kẻ khốn cùng năm xưa, những người như bạn bè thầy cô giáo của con, những kẻ có nước da đen vàng nâu xám nhưng máu trong tim vẫn mang một màu đỏ như bao người khác, và vì thế, cùng mang một ước vọng lớn nhất là giữ cho nước Mỹ luôn là mảnh đất mà cả thế giới hướng về, mỗi khi hoạn nạn.

Làm được điều đó, là con đã tìm lại được sự bình an, không những trong tâm hồn nhạy cảm của con, mà còn cả trong cuộc sống xã hội của con trên mảnh đất mà, nếu bố không có cơ duyên đến đây, chưa chắc con được ra đời, nói gì đến những kết quả của bao nỗ lực bố con mình đã cùng nhau chia sẻ 24 năm nay mà hiện con đang thụ hưởng.

Cùng nhéu, con với bố, mình cám ơn nước Mỹ, cám ơn cả anh trọc phú vừa đắc cử vì nhờ anh ta, bố con mình mới nhìn ra được nước Mỹ vĩ đại biết là chừng nào.

T. Vấn

Thành Phố Wichita, tiểu bang Kansas, Hoa Kỳ

Ngày 11 tháng 11 năm 2016

(Ngày Lễ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ)PSKhi Trump tranh cử, ông “diễn”, ông nói lấy được, nói để dành phần thắng. Bây giờ ông thắng, ông đối chọi thực tế. Làm sao thực hiện điều mình nói?– Ngay Obamacare, ông tuyên bố bãi bỏ. Nhưng ngay hôm qua ( thứ năm 10/11 ở Mỹ) ông tuyên bố chỉ bãi bỏ từng phần. Ngay khối cử tri ủng hộ ông cũng nổi giận. Thế là bạo loạn.– Ông tuyến bố Nam Hàn và Nhật phải tự phòng thủ. Bà Park Geun Hye, TT Abe của Nhật yêu cầu ông xác định: Yes or No. Ông tuyên bố vẫn liên minh với Hàn. Còn Nhật, ông sẽ gặp Abe…– Khối NATO, Pháp, Đức, Ý lên tiếng, lập trường gay gắt. Ông không dám trả lời. Hẹn sẽ gặp gỡ tháo luận. Trump sẽ đi Âu Châu…– Thỏa hiệp nguyên tử với Iran, ông tuyên bố xét lại. Vậy ông sẽ trả lời Pháp, Đức, và cả nước Nga Thế nào? Trong khi tuần sau, ông lại mời Th.T Do Thái Neytanyahu tới Mỹ. Do Thái không công nhận thỏa hiệp này. Trump đối phó ra sao?– Khi tranh cử, Trump công kích giới chính trị chuyên nghiệp Washington D.C. nhiều người dân Mỹ đồng ý nên bỏ phiếu cho Trump.– Nay trong thành phần nội các của Trump lại hoàn toàn là giới chính trị chuyên nghiệp ( Professional Politic) như Giuliani, Newt Gingrich, Chris- Chistrie. Bolton…Lập trường Trump ôn hòa, muốn cải tiến bang giao Nga -Mỹ. Nhưng thành phần Trump chọn lại đa số “diều hâu”. Thật sự, ngay đảng CH cũng không ủng hộ Trump…* Theo tôi: Nước Mỹ sẽ trải qua thời kỳ ” ảm đạm”. Người dân Mỹ, nếu đã quyết liệt bầu cho Trump cũng sẽ phải tìm lối thoát cho dân tộc mình. Tôi tin như thế. Còn nhiêu bất ngờ. Người dân Mỹ thực sự là Chủ đất nước họ.– Khốn khó thay cho dân Việt. Được người ta cho làm Chủ nhưng thực sự lại sợ những thằng Đầy tớ.

Powered by vBulletin® Version 4.2.1 Copyright © 2023 vBulletin Solutions, Inc. All rights reserved.



Bài viết liên quan